Trong một buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng thường đưa ra các tình huống để kiểm tra độ nhanh nhẹn, cách xử lý tình huống của ứng viên. Vị trí càng cao thì yêu cầu mà họ đặt ra lại càng nhiều. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến câu hỏi tình huống phỏng vấn kiến trúc sư thường xuyên gặp nhất. Nếu như bạn đang theo đuổi công việc này thì hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Câu hỏi tình huống cho kiến trúc sư và cách xử lý tuyệt vời
Câu 1: Bạn hãy nói về dự án thiết kế thành công nhất từ trước đến nay của mình? Và bạn đã làm những gì để đạt được kết quả đó?
Đối với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang cho bạn một cơ hội để chứng minh khả năng bản thân. Chính vì thế mà bạn cần tận dụng thời cơ này, chứng minh bạn là ứng viên đầy tiềm năng. Bạn hãy nói một hoặc một số dự án thành công của mình, đừng quên nói đến vai trò của mình trong đó là gì? Bên cạnh đó, bạn cần nói thêm về khối lượng kiến thức, kỹ năng mà mình học được.
Ví dụ: “Trong suốt thời gian làm nghề vừa qua, dự án tôi cho là thành công nhất của mình là Dự án thiết kế biệt thự thông minh. Dự án này tôi đã phối hợp cùng 3 cộng sự khác của mình. Khi đó tôi vừa mới ra trường, thế nhưng đã trực tiếp tham gia thiết kế tổng thể cho cả biệt thự. Qua dự án này, tôi học được nhiều thứ quý giá, đặc biệt là sự sáng tạo của con người là vô hạn và cách làm việc nhóm hiệu quả.” |
Câu 2: Nếu như bạn được tuyển dụng vào công ty và được giao nhiệm vụ thiết kế mảng chưa có kinh nghiệm, bạn làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?
Thông thường một kiến trúc sư sẽ không chuyên mảng nào cả. Họ cần phải học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục ở nhiều mảng khác nhau. Chính vì thế mà khi được giao công việc ở mảng mới, bạn càng cần khẳng định khả năng của mình và luôn sẵn sàng đảm đương nhiệm vụ khó.
Ví dụ: “Theo tôi, kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm cũng không có nhiều người tự tin biết tất cả các lĩnh vực khác nhau. Riêng với tôi, tôi biết bản thân còn nhiều thiếu sót, cần phải học hỏi thêm. Nếu như được cấp trên giao nhiệm vụ đó, chắc chắn tôi sẽ sẵn sàng đảm nhận và thử sức ở lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nếu không đạt kết quả như mong đợi tôi sẽ nhờ đồng nghiệp, cấp trên hỗ trợ, bởi việc tôi làm đều đang hướng đến lợi ích chung cho công ty.” |
Câu 3: Bạn được giao nhiệm vụ thiết kế và làm việc với khách hàng. Vị khách này là một người vô cùng khó tính, họ yêu cầu thay đổi thường xuyên khiến bạn rất mệt mỏi. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Với câu hỏi tình huống này, cái nhà tuyển dụng muốn biết chính là khả năng giao tiếp với khách hàng của bạn đến đâu. Về nguyên tắc chung, bạn phải đáp ứng toàn bộ yêu cầu mà họ đưa ra. Thế nhưng cần phải xử lý làm sao cho đôi bên cùng hài lòng.
Trong trường hợp yêu cầu đó nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến thiết kế ban đầu thì bạn hãy vui vẻ đáp ứng. Còn nếu như yêu cầu thay đổi đó quá lớn, có thể liên quan đến sự an toàn của dự án hoặc thay đổi cấu trúc ban đầu thì bạn hãy thuyết phục khách hàng bằng những quan điểm chuyên môn một cách khéo léo, nhẹ nhàng.
Ví dụ: “Đối với một kiến trúc sư, bản thiết kế là đứa con tinh thần, là tâm huyết của họ theo yêu cầu ban đầu của khách hàng. Vì thế mà tôi sẽ cố gắng tư vấn thêm, đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình.” |
👉 Xem thêm: Các dạng câu hỏi phỏng vấn chuẩn nhất dành cho nhà tuyển dụng
Một số câu hỏi tình huống khác
- Câu 4: Nếu khách hàng đưa cho bạn một bức ảnh và yêu cầu bạn phải thiết kế đúng như vậy, bạn sẽ xử lý ra sao?
- Câu 5: Bạn đã bao giờ xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Khi đó, bạn làm gì để giải quyết xung đột?
- Câu 6: Trong trường hợp khách hàng đưa ra rất nhiều yêu cầu vô lý và bắt bạn thực hiện theo, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
- Câu 7: Nếu như bạn phát hiện ra lỗi nghiêm trọng ở bản thiết kế của đồng nghiệp, bạn sẽ làm gì?
- Câu 8: Để dự án diễn ra theo kế hoạch ban đầu, bạn sẽ làm những gì?
- …
👉 Xem thêm: Học kiến trúc ra làm gì? – 6 công việc tiềm năng cho SV kiến trúc
Xử lý thế nào nếu bạn gặp tình huống khó?
Nhà tuyển dụng luôn muốn thử thách ứng viên, vì thế mà họ không ngần ngại đưa ra những tình huống phỏng vấn kiến trúc sư khó nhằn. Vậy khi gặp phải trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đầu tiên bạn cần giữ được bình tĩnh, nếu chưa thể đưa ra câu trả lời luôn bạn hãy kéo dài thời gian bằng cách hỏi lại nhà tuyển dụng câu hỏi vừa rồi.
Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời cũng đừng hoảng loạn, hãy bình tĩnh đưa ra phương án mà mình đang nghĩ trong đầu. Vì những tình huống đưa ra nhằm mục đích kiểm tra độ phản xạ, khả năng xử lý vấn đề của ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ không quá đặt nặng vấn đề đúng sai. Đôi khi sự sáng tạo trong cách xử lý của bạn lại gây ấn tượng tốt đó.
👉 Xem thêm: 6 điều bạn nhất định phải biết khi theo đuổi ngành kiến trúc
Câu hỏi tình huống phỏng vấn kiến trúc sư trong bài viết mà JobsGO chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo cho các bạn ứng viên. Để thật sự gây được ấn tượng tốt bạn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Chúc bạn ứng tuyển thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)