Career Summary chính là phần nội dung chiếm “spotlight” trong CV của bạn. Chính vì vậy, bạn đừng quên trau chuốt khi viết Career Summary nhé!
Mục lục
- Career Summary là gì?
- Tại sao bạn nên viết Career Summary?
- Có bắt buộc phải viết Career Summary khi thiết kế CV không?
- 3 bước để viết một Career Summary nổi bật
- 3 lỗi thường gặp khi viết Career Summary
- 8 mẫu Career Summary bạn không nên bỏ qua
- Career Summary trong CV Quản lý văn phòng
- Career Summary trong CV Trợ lý điều hành
- Career Summary trong CV Lễ tân
- Career Summary trong CV Nhân viên SEO
- Career Summary trong CV Nhân viên Content Marketing
- Career Summary trong CV Nhân viên tuyển dụng
- Career Summary trong CV Chuyên viên dịch vụ khách hàng
- Career Summary trong CV Nhân viên IT
Career Summary là gì?
Career Summary là một đoạn giới thiệu ngắn từ 3-4 dòng, nằm ở trên cùng bản CV của bạn, nơi nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy đầu tiên. Career Summary giúp tóm tắt cô đọng những kĩ năng và kinh nghiệm nổi bật nhất mà bạn đã có, giúp cho nhà tuyển dụng sàng lọc CV nhanh chóng bằng cách nắm bắt được tổng quan CV của bạn.
Tại sao bạn nên viết Career Summary?
Career Summary giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật ngay lập tức nhờ những từ khóa đắt giá. Bằng cách đọc Career Summary, nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được kỹ năng, kinh nghiệm và các điểm mạnh của bạn.
Nếu mục tiêu nghề nghiệp miêu tả những thứ bạn muốn có trong tương lai, không có bằng chứng cụ thể và hơi mơ hồ, thì Career Summary hoàn toàn ngược lại. Career Summary chính là cơ hội để bạn thể hiện những gì bạn đã đạt được trong quá khứ và chứng minh lý do tại sao doanh nghiệp nên tuyển dụng bạn.
Có bắt buộc phải viết Career Summary khi thiết kế CV không?
Trong CV xin việc, Career Summary không phải là nội dung bắt buộc. Và các chuyên gia tuyển dụng nhấn mạnh rằng, nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc, đừng viết Career Summary; thay vào đó, hãy viết mục tiêu nghề nghiệp.
Career Summary phù hợp với những người có kinh nghiệm và các thành tích, kỹ năng nổi bật. Tùy vào mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu về viết Career Summary khác nhau.
3 bước để viết một Career Summary nổi bật
Chỉ cần dành một chút thời gian để suy ngẫm về các kỹ năng và thành tích bạn đã đạt được (liên quan đến vị trí tuyển dụng) bạn sẽ có được một Career Summary tốt. Dưới đây là 3 bước đơn giản để viết Career Summary trong CV.
Bước 1: Xác định yêu cầu của nhà tuyển dụng bằng cách đọc JD
Để viết Career Summary, điều đầu tiên bạn cần làm là đọc mô tả công việc (Job Description – JD). Bằng cách đọc JD, bạn sẽ biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm ra sao.
Bước 2: Liệt kê tất cả kỹ năng, điểm mạnh của bạn
Mục tiêu chính của Career Summary là làm nổi bật khả năng của bạn. Bạn hãy đưa ra và phân tích những điểm đáng chú ý của bản thân mà bạn mong muốn đưa vào CV. Ở bước này, bạn có thể thoải mái tìm hiểu liệt kê để tránh bỏ sót bất kì kinh nghiệm cần thiết nào.
Bước 3: So sánh kỹ năng, điểm mạnh của bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bằng cách tìm kiếm điểm chung từ những thông tin bạn đã có ở bước 1 và 2, bạn sẽ có được những từ khóa đắt giá nhất để đưa vào Career Summary.
Thông tin thêm: Career Summary không chỉ là phần chứng minh những kỹ năng của bạn là cần thiết cho một tổ chức, mà đây còn là cơ hội để bạn khác biệt so với những ứng viên khác. Ngoài kỹ năng thiết yếu mà công ty yêu cầu, bạn có thể thêm vào những điểm nhấn khác biệt có liên quan đến yêu cầu công việc.
3 lỗi thường gặp khi viết Career Summary
Viết Career Summary không hề khó, nhưng vẫn có nhiều ứng viên bị mất điểm ở phần này do những lỗi sai không đáng có sau:
Cung cấp kỹ năng, kinh nghiệm không liên quan đến công việc ứng tuyển
Bạn có vô vàn kinh nghiệm và tài năng muốn được đưa ra sau nhiều năm trong nghề? Nhưng nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp với tổ chức thay vì người giỏi nhất. Đừng quá tham lam, bởi việc đưa những kinh nghiệm, kĩ năng không liên quan đến công việc không chỉ là thừa thãi mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá kém khả năng tìm hiểu về yêu cầu công việc của bạn.
Viết Career Summary khi không cần thiết
Không ai có thể phủ nhận được rằng, Career Summary là một trong những phần giúp bạn “ăn điểm” trong CV. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc người đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm nổi bật, việc viết Career Summary là không cần thiết.
Ở thời điểm hiện tại, bạn nên viết mục tiêu thay vì Career Summary. Điều này sẽ trở thành điểm nhấn giúp bạn chứng minh bạn là một ứng viên tiềm năng.
Áp dụng một Career Summary cho tất cả các vị trí ứng tuyển
Điều quan trọng khi bắt tay vào viết Career Summary là xác định vị trí ứng tuyển và yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Mỗi vị trí công việc sẽ có yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm riêng biệt. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu để có được một CV ứng tuyển với phần Career Summary chất lượng chất lượng nhất.
8 mẫu Career Summary bạn không nên bỏ qua
Hãy tham khảo những ví dụ dưới đây và sử dụng chúng làm nguồn cảm hứng để viết Career Summary cho riêng mình, bạn nhé!
Career Summary trong CV Quản lý văn phòng
Quản lý với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc kiểm soát hàng tồn kho, đặt hàng và theo dõi nguồn cung cấp mới, xây dựng quy trình và tài liệu đào tạo cho nhân viên. |
Career Summary trong CV Trợ lý điều hành
Trợ lý điều hành với 4 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc hỗ trợ CEO như: quản lý dự án, lên kế hoạch cho các cuộc họp, xác định mục tiêu, lập kế hoạch hoạt động cho phòng ban, theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu công việc của công ty,… Có kỹ năng quản lý thời gian, thành thạo MS Office và Adobe Photoshop. |
Career Summary trong CV Lễ tân
Lễ tân khách sạn có 3 năm kinh nghiệm. Tôi nắm rõ các quy định chung trong ngành khách sạn, thành thạo MS Office và có bằng tiếng anh 6.5 IELTS. |
Career Summary trong CV Nhân viên SEO
Tôi có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO Y dược. Tôi sử dụng thành thạo các công cụ Google Analytics, Google Search Console, Ahref, Semrush,… |
Career Summary trong CV Nhân viên Content Marketing
Tôi có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị, viết nội dung. Nhiệm vụ chính của tôi là sáng tạo nội dung cho các kênh truyền thông Website, Facebook, Instagram, Tik Tok, báo chí,… |
? Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing kèm mẫu chi tiết
Career Summary trong CV Nhân viên tuyển dụng
Tôi là nhân viên tuyển dụng với 2 năm kinh nghiệm. Tôi đã làm việc với mọi phần của quy trình tuyển dụng, bao gồm: chọn kênh và đăng tin tuyển dụng; sàng lọc hồ sơ ứng viên; phỏng vấn;… Tôi có kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực nhân sự và thị trường lao động tại Việt Nam. |
? Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự thu hút nhà tuyển dụng
Career Summary trong CV Chuyên viên dịch vụ khách hàng
Chuyên viên dịch vụ khách hàng tận tâm và đáng tin cậy với 4 năm kinh nghiệm trong việc khắc phục sự cố phần mềm trực tuyến, hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng. Có kinh nghiệm sử dụng Intercom và Drift. Nhận được đánh giá hài lòng của khách hàng trung bình là 87% cho đến nay, cao hơn 15% so với mức trung bình của công ty. |
Career Summary trong CV Nhân viên IT
Tôi là Nhân viên IT có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với Windows Server 2016; Chuyên gia Giải pháp được Chứng nhận của Microsoft. Tôi có kiến thức nâng cao về SQL, C ++, Bash và Linux. |
? Xem thêm: Gây ấn tượng cực mạnh với mục tiêu nghề nghiệp CNTT hấp dẫn
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về cách viết một bản CV có bao gồm phần Career Summary, JobsGO đã có công cụ giúp bạn tạo CV dễ dàng hơn. Bên cạnh đó với quy trình tự động hóa, JobsGO sẽ tự động phân tích CV và gửi đến bạn những việc làm phù hợp nhất.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)