Mối Quan Hệ Toxic Là Gì? Cách Thoát Khỏi Mối Quan Hệ Toxic Nơi Làm Việc

Đánh giá post

Trong công việc cũng như cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng giúp cho bạn phát triển, thành công. Có những mối quan hệ toxic sẽ kéo lùi sự nghiệp của bạn bất cứ lúc nào. Vậy mối quan hệ toxic là gì? Cách thoát khỏi những mối quan hệ toxic như thế nào? Nếu bạn đang trăn trở về vấn đề này, hãy tham khảo chia sẻ của JobsGO nhé!

1. Mối Quan Hệ Toxic Là Gì? Mối Quan Hệ Toxic Tại Nơi Làm Việc Là Gì?

Mối quan hệ toxic là một mối quan hệ độc hại, không lành mạnh, gây tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất của mọi người.

Tại nơi làm việc, mối quan hệ toxic là mối quan hệ có sự lạm dụng quyền lực từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Điều này thể hiện qua những hành vi như quấy rối tình dục, bắt nạt, chỉ trích công khai một cách vô lý hoặc phân biệt đối xử. Những hành vi này không chỉ gây ra tổn thương tâm lý mà còn có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng.

Mối Quan Hệ Toxic Là Gì
Mối Quan Hệ Toxic Là Gì?

Bên cạnh đó, mối quan hệ toxic cũng có thể xảy ra giữa các đồng nghiệp khi có sự ganh đua không lành mạnh, nói xấu lẫn nhau, thậm chí là hành vi bạo lực tinh thần hoặc thể xác. Điều này tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, thiếu đoàn kết và làm giảm năng suất lao động.

Xem thêm: Toxic là gì?

2. Tác Hại Của Mối Quan Hệ Toxic Tại Nơi Làm Việc

Mối quan hệ toxic tại nơi làm việc có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cả cá nhân và tổ chức, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Môi trường làm việc độc hại có thể gây ra căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm lý khác cho nhân viên. Điều này làm giảm động lực và hiệu suất làm việc, dẫn đến tình trạng nghỉ làm và nghỉ việc.
  • Gây tổn hại về thể chất: Trong trường hợp xấu nhất, mối quan hệ toxic có thể dẫn đến bạo lực thể xác, gây thương tích cho nhân viên.
  • Sự thiếu tập trung và năng suất thấp: Khi nhân viên phải đối mặt với môi trường làm việc độc hại, họ sẽ khó tập trung vào công việc, dẫn đến năng suất thấp và nhiều sai sót hơn.
  • Mất động lực và sự tận tâm: Mối quan hệ toxic làm giảm niềm tin và sự tận tâm của nhân viên đối với công ty, khiến họ không muốn đóng góp hết khả năng.
  • Tỷ lệ nghỉ việc cao: Nhân viên có xu hướng rời bỏ môi trường làm việc độc hại, dẫn đến tỷ lệ thôi việc cao và chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới tăng cao.
  • Ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng: Môi trường làm việc độc hại có thể làm tổn hại đến hình ảnh và danh tiếng của công ty, khiến khó tuyển dụng nhân tài.
  • Chi phí pháp lý: Trong trường hợp xấu nhất, các vụ kiện tụng liên quan đến quấy rối, bắt nạt hoặc phân biệt đối xử có thể dẫn đến chi phí pháp lý đáng kể.

Xem thêm: Niềm Tin Là Gì? Vai Trò Và Cách Xây Dựng Niềm Tin Trong Cuộc Sống

3. Dấu Hiệu Nhận Biết Mối Quan Hệ Toxic Ở Nơi Làm Việc

Dấu hiệu của mối quan hệ toxic
Dấu Hiệu Nhận Biết Mối Quan Hệ Toxic Ở Nơi Làm Việc

Mối quan hệ toxic tại nơi làm việc thường xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

3.1 Không Được Hỗ Trợ

Trong một môi trường làm việc lành mạnh, sự hỗ trợ và hợp tác là yếu tố thiết yếu để đạt được thành công. Tuy nhiên, khi mối quan hệ trở nên toxic, nhân viên có thể cảm thấy bị cô lập và không nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ đồng nghiệp hoặc cấp trên. Điều này không chỉ làm tăng gánh nặng công việc mà còn khiến họ cảm thấy mất động lực và thiếu sự cam kết với công việc. Sự thiếu hỗ trợ có thể thể hiện qua việc từ chối chia sẻ thông tin quan trọng, không hợp tác trong các dự án chung hoặc thậm chí là cố tình gây khó khăn cho nhân viên khác.

3.2 Giao Tiếp Thiếu Tôn Trọng

Sự tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ toxic, giao tiếp thiếu tôn trọng có thể trở nên phổ biến. Điều này có thể bao gồm lời lẽ xúc phạm, chỉ trích công khai trước mọi người, nói xấu sau lưng hoặc thậm chí là quấy rối tình dục. Những hành vi này không chỉ gây tổn thương về mặt tinh thần mà còn làm giảm khả năng tin tưởng và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Môi trường làm việc với giao tiếp thiếu tôn trọng sẽ trở nên căng thẳng và không an toàn cho nhân viên.

3.3 Ghen Tuông, Đố Kỵ

Sự cạnh tranh lành mạnh và khích lệ lẫn nhau là điều đáng hoan nghênh trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, khi sự ghen tuông và đố kỵ trở nên quá mức, điều này có thể dẫn đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu lẫn nhau hoặc thậm chí là hành động cố tình làm tổn hại đến sự nghiệp của đồng nghiệp. Những hành vi này không chỉ gây ra xung đột mà còn làm giảm năng suất và hiệu quả làm việc chung của cả nhóm. Môi trường làm việc với tình trạng ghen tuông và đố kỵ cao sẽ khiến nhân viên cảm thấy không an toàn và thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.

3.4 Đe Dọa Về Thể Chất, Tinh Thần

Trường hợp xấu nhất của mối quan hệ toxic tại nơi làm việc là sự đe dọa về thể chất hoặc tinh thần. Nó có thể bao gồm hành vi bạo lực thể xác như đấm đá, xô đẩy hoặc tấn công bằng vũ khí.

Bên cạnh đó, sự đe dọa về mặt tinh thần cũng không kém phần nghiêm trọng, bao gồm ngôn ngữ đe dọa, bắt nạt tinh thần, thậm chí là quấy rối tâm lý. Môi trường làm việc với sự đe dọa về thể chất và tinh thần không chỉ gây ra tổn thương sức khỏe mà còn khiến nhân viên cảm thấy hoàn toàn không an toàn khi đến nơi làm việc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghỉ làm, nghỉ việc hoặc các vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Unlearn Là Gì? Kỹ Năng “Bỏ Học” – Kỹ Năng Học Tập Mới Mà Hiệu Quả

3.5 Nói Dối Thường Xuyên

Trong mối quan hệ lành mạnh, sự tin tưởng và trung thực là nền tảng cơ bản. Thế nhưng, trong mối quan hệ toxic, nói dối trở thành một hành vi thường xuyên. Điều này có thể bao gồm việc nói dối về tiến độ công việc, lý do nghỉ phép hay giấu giếm các sai phạm. Hành vi đó không chỉ làm suy yếu mối quan hệ giữa các thành viên mà còn gây ra tình trạng thiếu niềm tin và nghi ngờ lẫn nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc chung.

3.6 Mất Cân Bằng Giữa Việc Cho Đi Và Nhận Lại

Đối với mối quan hệ toxic, một bên thường phải đóng góp nhiều hơn so với những gì họ nhận được. Điều này có thể thể hiện qua việc phải làm việc quá nhiều nhưng không được đền đáp xứng đáng hoặc phải luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp nhưng không nhận được sự giúp đỡ tương tự khi cần. Tình trạng mất cân bằng trên gây ra cảm giác bất công, đồng thời dẫn đến sự cạn kiệt về tinh thần và thể chất của nhân viên.

3.7 Hành Vi Thiếu Kiểm Soát

Trong một mối quan hệ độc hại, hành vi thiếu kiểm soát có thể diễn ra thường xuyên. Nó bao gồm các hành vi như nổi nóng, la hét, đe dọa hoặc thậm chí là bạo lực thể xác. Những hành vi này không chỉ gây ra sự sợ hãi, căng thẳng cho những người xung quanh mà còn làm tổn hại đến hình ảnh và danh tiếng của công ty.

3.8 Kiệt Sức

Mối quan hệ toxic tại nơi làm việc có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức về mặt tinh thần và thể chất. Khi phải đối mặt với các vấn đề như thiếu hỗ trợ, giao tiếp thiếu tôn trọng, ghen tuông, đe dọa hoặc mất cân bằng trong mối quan hệ, nhân viên sẽ trải qua căng thẳng kéo dài và stress nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, chán nản, trầm cảm hoặc kiệt sức hoàn toàn. Tình trạng kiệt sức sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong dài hạn.

Xem thêm: Định Luật Murphy Là Gì? Định Luật “Trong Cái Rủi Có Cái Xui”

4. Cách Để Thoát Khỏi Mối Quan Hệ Toxic Tại Nơi Làm Việc

toxic nơi làm việc
Cách Để Thoát Khỏi Mối Quan Hệ Toxic Tại Nơi Làm Việc

Người ta thường nói “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Những mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh sẽ là cơ hội để chúng ta nâng tầm bản thân, nắm bắt cơ hội trong sự nghiệp. Thế nhưng, cũng sẽ có những mối quan hệ “toxic” kéo bạn thụt lùi. Và có những tips để bạn tránh xa được các mối quan hệ này đó là:

4.1 Xác Định Đúng Những Hành Vi Độc Hại

Bước đầu tiên là bạn cần nhận ra những hành vi nào trong mối quan hệ đang gây tổn hại cho mình. Điều này đòi hỏi bạn phải quan sát và đánh giá một cách khách quan các tương tác và hành vi của đồng nghiệp hoặc cấp trên. Một số dấu hiệu của hành vi độc hại bao gồm lạm dụng quyền lực, bắt nạt, quấy rối, nói xấu sau lưng, đe dọa. Việc xác định chính xác những hành vi này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề và các bước tiếp theo cần thực hiện.

4.2 Nhận Thức Rõ Các Vấn Đề

Sau khi xác định được các hành vi độc hại, bạn cần nhận thức rõ ràng về tác động của chúng đối với bản thân và công việc. Đó có thể bao gồm stress, lo lắng, mất tập trung, thậm chí là các vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng hơn. Bằng cách hiểu rõ ảnh hưởng của mối quan hệ toxic, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để thay đổi tình hình và tìm kiếm một môi trường làm việc lành mạnh hơn.

4.3 Có Trách Nhiệm

Bạn hãy chủ động giải quyết vấn đề bằng cách có trách nhiệm với hành động của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần nói ra quan ngại của mình một cách lịch sự và chuyên nghiệp, thay vì im lặng hoặc đổ lỗi cho người khác. Bạn có thể trao đổi với đồng nghiệp hoặc cấp trên về những hành vi gây tổn hại và đề xuất các giải pháp. Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn có thể tiếp tục nâng cao vấn đề với ban lãnh đạo hoặc bộ phận nhân sự.

4.4 Giao Tiếp Lành Mạnh

Trong quá trình giải quyết vấn đề, điều quan trọng là bạn phải duy trì giao tiếp lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau. Tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm hoặc đe dọa và luôn cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Khi giao tiếp một cách chuyên nghiệp và xây dựng, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn và khuyến khích sự thay đổi tích cực.

4.5 Từ Chối Các Buổi Tiệc Tùng, Nhậu Nhẹt

Khi còn trẻ, chúng ta thường có xu hướng tham gia những bữa tiệc, cuộc vui và ngập trong men rượu, tiếng nhạc quẩy tưng bừng. Nhiều người lầm tưởng rằng đây là cách để xã giao, tạo dựng, mở rộng các mối quan hệ. Thế nhưng, các bạn đâu biết rằng khi bữa tiệc kết thúc cũng là lúc mà mọi người biến mất, không gian rộng lớn cũng chỉ còn một mình bạn mà thôi.

Có thể trên bàn tiệc, mọi người xem nhau là anh em, bạn bè, hứa hẹn nhiều điều. Dù vậy thì sau bữa tiệc, có khi họ còn chẳng nhớ bạn là ai, tên gì, thậm chí là trở mặt nhanh như trở bàn tay.

Những người thông minh chắc chắn sẽ không bao giờ khẳng định sự tồn tại của bản thân nhờ vào người khác. Đối với họ, bạn nhậu sẽ không phải là đối tượng vun đắp tình cảm. Họ sẽ luôn ưu tiên thời gian cho học tập, công việc mà không phung phí vào những buổi ăn nhậu. Vì thực tế, mối quan hệ “nhậu nhẹt” này sẽ không giúp ích gì cho sự nghiệp hay cuộc sống của họ cả.

4.6 Tránh Xa Những Người Ăn Nói Thị Phi

Cuộc sống của chúng vẫn luôn tồn tại những người thích “ăn không nói có”, đặt điều thị phi, mang lại rắc rối cho người khác. Những tin vịt được lan truyền ra bên ngoài, đổi trắng thay đen đã phá hoại biết bao sự nghiệp, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Thực tế, tục ngữ đã có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu các bạn kết giao với những người này thì chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi, lâu dần còn bị ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng, thậm chí còn có nguy cơ trở thành người thi phi. Và những người dính vào thị phi thì sẽ khó mà thành công trong sự nghiệp. Do đó, tránh xa được những mối quan hệ này, bạn sẽ có cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân, không lãng phí thời gian nghe điều không tốt đẹp.

Xem thêm: Đối phó với kẻ nói xấu sau lưng: Đừng bỏ qua 5 cách sau đây

4.7 Làm Mới “List Friend” Của Mình

Bạn bè là những người quan trọng, đôi khi là không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, các bạn cần phải xem xét các mối quan hệ và xác định đâu mới là bạn tốt, đâu chỉ là bạn xã giao, lợi dụng.

Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống có một người bạn không quá thân trên facebook bỗng nhiên gửi tin nhắn “hãy bình chọn cho anh/chị của mình nhé!” hay “hãy like ảnh của tớ đi!”,… Thực chất, nếu là những người thân thiết, không cần phải xin xỏ, nhờ vả, bạn cũng sẽ sẵn lòng làm bất cứ điều gì. Nhưng điều làm chúng ta phiền lòng chính là thái độ thản nhiên của người gửi, họ làm như đó là điều hiển nhiên mà chúng ta phải làm cho họ vậy.

Hoặc một trường hợp khác, bạn cấp 1 đã 10 năm không gặp, không nói chuyện, bỗng dưng hôm nay lại nhắn tin hỏi thăm. Theo bạn, chuyện gì sắp xảy ra? Đó là một lời mời dự đám cưới? Đó là một đề nghị vay tiền?,… Dù là lý do gì chăng nữa thì nó cũng không đủ thuyết phục để bạn vui vẻ đồng ý. Và mối quan hệ như vậy, tốt nhất các bạn nên “lọc” bớt khỏi danh sách bạn bè của mình. Đây là cách để bạn không bị liên quan, dính líu đến những chuyện rắc rối, phiền toái sau này.

Xem thêm: Chốn công sở và những kẻ không nên kết thân!

4.8 Thoát Khỏi Cuộc Trò Chuyện “Than Thân Trách Phận”

Mối Quan Hệ Toxic
Thoát Khỏi Cuộc Trò Chuyện “Than Thân Trách Phận”

Thường xuyên “than thân trách phận” là một trong những kiểu người khá phổ biến ở xã hội từ xưa đến nay. Bạn nghĩ sao nếu mình kết giao với những người như vậy? Liệu bạn có đủ thời gian, kiên nhẫn để nghe họ kể đi kể lại một câu chuyện, một vấn đề bi thương từ ngày này qua tháng khác?

Đây có thể xem là một mối quan hệ độc hại, thiếu cân bằng và mang đến cho người khác cảm xúc tiêu cực. Bạn cùng họ than thở, cùng khóc, cùng đau khổ thì bản thân cũng sẽ mệt mỏi theo. Đối với người trưởng thành, việc than phiền sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Và nếu cứ mãi ngồi ở quá khứ, kể lể chuyện buồn thì chắc chắn sẽ không thể đứng lên, không thể thành công.

Vì vậy, nếu không muốn sự nghiệp của bạn thụt lùi, hãy tránh xa ngay mối quan hệ này nhé.

4.9 Không Kết Bạn Với Những Người Khác Tần Sóng

Trong tình yêu, trong công việc, người ta vẫn thường nhắc đến từ “hợp”. Đó có thể hiểu suy nghĩ của nhau, làm việc ăn ý, cùng tần sóng với nhau,… Đây được xem là yếu tố rất cần thiết để chúng ta phát triển các mối quan hệ. Bởi có rất nhiều người chia tay vì không hợp hay những cuộc cãi vã, mâu thuẫn vì đồng nghiệp không hiểu ý mình,…

Vậy nên, xét trong khía cạnh sự nghiệp, muốn phát triển, bạn chắc chắn phải tìm kiếm cho mình những mối quan hệ “cùng tần sóng”. Khi đó đôi bên mới có thể hợp tác, làm việc suôn sẻ và đạt được thành công. Đối với những người lệch tần sóng, tốt nhất bạn không nên kết giao.

Xem thêm: Kết bạn với đồng nghiệp trên mạng xã hội, nên hay không?

Có thể thấy, nhiều mối quan hệ toxic gây nên tổn thương, cản trở sự nghiệp của đôi bên, thậm chí còn khiến cho chúng ta trở nên tầm thường. JobsGO hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ nắm rõ được “mối quan hệ toxic là gì?” và những cách để thoát khỏi những mối quan hệ độc hại này, từ đó phát triển và thành công trong tương lai nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Tình Yêu Toxic Là Gì?

Tình yêu toxic là một mối quan hệ lạm dụng, gây tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của cả hai người. Nó thường bao gồm các hành vi như kiểm soát, ghen tuông quá mức, lạm dụng tình cảm hoặc thậm chí bạo lực. Trong một mối quan hệ toxic, cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, tự ti và căng thẳng chi phối thay vì tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau.

2. Toxic Là Gì Trong Game?

Trong môi trường chơi game, "toxic" được sử dụng để mô tả hành vi của người chơi gây khó chịu, phá hoại trò chơi cho người khác. Người chơi toxic thường có những hành vi như chửi bậy, bắt nạt, phá hoại trò chơi, gian lận hoặc quấy rối người chơi khác. Môi trường toxic trong game có thể gây ra căng thẳng, mất niềm vui và làm giảm trải nghiệm chơi game chung.

3. Người Có Tính Cách Toxic Là Gì?

Người có tính cách toxic là những người thường xuyên gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Họ có thể thể hiện các hành vi như bắt nạt, kiểm soát, thao túng, thiếu tôn trọng hoặc lạm dụng lời nói. Người có tính cách toxic thường tỏ ra vô trách nhiệm, ích kỷ và thiếu đồng cảm với người khác.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: