Nguyên tắc kế toán có vai trò quan trọng trong việc giúp kế toán lập báo cáo, tạo ra sự thống nhất trong công việc. Bài viết này JobsGO sẽ giúp bạn tìm hiểu nội dung 7 nguyên tắc kế toán mà bất kỳ ai cũng cần nắm rõ.
Mục lục
1. Nguyên tắc kế toán là gì?
Nguyên tắc kế toán được hiểu là những chuẩn mực, quy ước, hướng dẫn mà các doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình làm kế toán, lập báo cáo tài chính. Nó nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác, tin cậy của thông tin.
Những nguyên tắc này cũng giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty, so sánh thông tin tài chính giữa các công ty với nhau. Ngoài ra, chúng còn làm giảm thiểu gian lận trong báo cáo thông tin tài chính.
>> Xem thêm: Mô tả công việc kế toán
2. 7 nguyên tắc kế toán cơ bản kèm ví dụ
2.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Nguyên tắc cơ sở dồn tích là toàn bộ các nghiệp vụ của công ty đều phải ghi chép vào sổ kế toán bắt đầu từ khi nó phát sinh chứ không phải thực tế chi tiêu.
Theo đó, nghiệp vụ về kinh tế, tài chính có liên quan đến tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ, doanh số, chi phí,… đều được chuyên viên kế toán ghi vào sổ bắt đầu từ khi nó phát sinh. Báo cáo phải làm trên cơ sở dồn tích để phản ánh chính xác tình hình tài chính của công ty ở nhiều thời gian khác nhau như hiện tại, quá khứ và tương lai.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản thu trị giá 20 triệu đồng vào tháng 9 nhưng phải đến tháng 10 mới nhận được tiền, trong trường hợp này kế toán vẫn phải ghi khoản thu này vào Sổ kế toán thời điểm tháng 9.
>> Xem thêm: Kế toán lương bao nhiêu?
2.2 Nguyên tắc giá gốc căn bản
Mọi tài sản của công ty cần được xác nhận theo giá gốc (đó là giá công ty phải trả để sở hữu tài sản). Giá gốc được xác định dựa vào tiền, giá trị ngang bằng với tiền đã thanh toán hoặc theo giá trị pháp lý của tài sản chứng minh ở thời điểm tài sản đó được công nhận.
Người kế toán không được phép tự điều chỉnh giá gốc ban đầu của tài sản (trừ trường hợp có quy định khác trong luật hoặc chuẩn mực về kế toán). Nguyên giá của tài sản cố định sẽ xác định bằng cách căn cứ vào nguồn gốc hình thành lên tài sản.
Cụ thể: Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn + chi phí lắp đặt – chiết khấu giảm (nếu có).
Ví dụ: Tháng 3/2022, hãng taxi A mua một chiếc xe ô tô với giá 336 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT) để phục vụ hoạt động sản xuất. Chi phí lắp đặt và chạy thử là 42 triệu đồng. Nguyên giá của chiếc xe được tính như sau: 336 + 42 = 378 triệu đồng.
Đến tháng 10/2022, giá trị trường của xe tăng lên 363 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc căn bản, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận vào thời điểm hãng taxi A mua nó là 336 triệu đồng, không phụ thuộc vào giá thị trường,
>> Xem thêm: Chế độ kế toán
2.3 Nguyên tắc hoạt động liên tục
Ở nguyên tắc này nó sẽ yêu cần báo cáo tài chính lập dựa trên cơ sở doanh nghiệp không có ý định hoặc bị bắt buộc dừng hoạt động. Trong trường hợp thực tế khác so với giả định thì báo cáo sẽ lập ở cơ sở khác và phải có giải thích về cơ sở mới lập báo cáo tài chính.
Theo nguyên tắc kế toán này, kế toán không được lập quá các khoản dự phòng. Mà khoản dự phòng lại không được đánh giá lớn hơn giá trị của tài sản, thu nhập không nhỏ hơn giá trị của khoản phải chi trả.
Các doanh nghiệp chỉ được ghi lại doanh thu, thu nhập khi nó có căn cứ chứng minh khả năng thu lợi nhuận. Khoản chi phí này được ghi nhận khi chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập một máy in trị giá 55 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5,5 triệu đồng, chi phí chạy thử là 2,2 triệu đồng (chi phí đó bao gồm cả thuế GTGT). Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Máy in này được định rõ là khấu hao hết trong 5 năm hoạt động liên tục. Trường hợp doanh nghiệp A đang hoạt động bình thường, theo nguyên tắc hoạt động liên tục báo cáo tài chính được ghi nhận tài sản theo giá gốc. Như vậy nguyên giá máy in được tính như sau: 55/1,1 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 57 triệu đồng. Trường hợp sau 2 năm sử dụng máy in thì doanh nghiệp A có nguy cơ bị phá sản, khi đó phần còn lại sau khi bị khấu hao là : ( 5,5/1,1 : 5)*3 = 30 triệu đồng. Khi đó, trong bản báo cáo tài chính sẽ ghi giá của máy in là: 30 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 37 triệu đồng.
2.4 Nguyên tắc nhất quán
Kế toán cần phải làm rõ được sự thống nhất ở một kỳ kế toán giữa chính sách với phương pháp kế toán mà công ty lựa chọn để áp dụng. Các chính sách này cần được sử dụng thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác. (Nó chỉ thay đổi khi có nguyên nhân đặc biệt và ít nhất nên chuyển sang kỳ kế toán tiếp theo.)
Nếu nhất quán xảy ra thay đổi ở các chính sách, phương pháp thì phải thêm ngay vào thuyết minh của báo cáo. Đồng thời trong báo cáo phải nói rõ lý do và sự tác động của nó đến toàn bộ quá trình.
Nguyên tắc nhất quán sẽ giúp cho thông tin của doanh nghiệp luôn ổn định, việc so sánh giữa các kỳ kế toán dễ dàng hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp A lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì trong suốt quá trình hạch toán kế toán năm, nhân viên kế toán chỉ được áp dụng phương pháp này.
2.5 Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc kế toán này nhắc người dùng phải có sự phù hợp trong vấn đề xác nhận doanh thu, chi phí. Nếu ghi nhận các khoản doanh thu thì cần tương ứng với chi phí liên quan. Chi phí này gồm: Các khoản thu chi của kỳ trước hoặc thu chi liên quan đến doanh thu kỳ đó. Điều này giúp các công ty tính toán đúng khoản thu nhập phải chịu thuế của mình, là cơ sở tính toán thuế doanh nghiệp cần nộp.
Ví dụ: Cửa hàng trả tiền thuê mặt bằng trong 3 tháng (tháng 1, 2, 3) là 9 triệu đồng, mặc dù tiền thu được ở tháng 1 là 9.000.000 đồng, tuy nhiên theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu ghi nhận phải đúng kỳ là 3.000.000, phần còn lại được ghi vào tài khoản 3387 (doanh thu chưa thực hiện) và phân bổ dần cho các tháng tiếp theo.
2.6 Nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Nguyên tắc kế toán này yêu cầu phải phán đoán, xem xét và cân nhắc thật cẩn thận để lập ra ước tính kế toán ở điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng cần phải ghi tăng vốn chủ sở hữu, chỉ làm khi có bằng chứng cụ thể, chắc chắn. Đối với việc ghi giảm vốn chủ sở hữu thực hiện khi có chứng cứ về khả năng xảy ra.
Các công ty không cần thiết xây dựng khoản dự phòng quá lớn, không nên đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và thu nhập, cũng không đánh giá nhỏ hơn giá trị các khoản phải trả cùng chi phí. Ghi nhận chi phí cần bằng chứng về khả năng phát sinh. Đặc biệt, doanh thu, thu nhập chỉ ghi nhận khi có căn cứ chắc chắn về việc thu lợi nhuận.
Ví dụ: Doanh nghiệp A vừa xuất bán 20 chiếc TV với tổng giá trị là 70 triệu đồng. Doanh nghiệp A phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 20 chiếc TV đó (một khoản dự phòng trị giá 70 triệu đồng) để phòng trường hợp khách hành trả lại do lỗi trục trặc kỹ thuật…
2.7. Nguyên tắc trọng yếu
Tính trọng yếu. sẽ căn cứ vào độ lớn cũng như tính chất của thông tin, sai sót ở hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp thông tin thiếu, thông tin bị sai lệch sẽ làm cho báo cáo tài chính không chính xác.
Nguyên tắc này trong kế toán được cân nhắc dựa trên phương pháp định tính và định lượng.
Ví dụ: Báo cáo về tài chính của công ty B có vài mục cùng nội dung bản chất được gộp vào mục giải trình ở phần thuyết minh báo cáo như: Phần tài sản (bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt,…), phần hàng tồn kho (bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa,…),…
7 nội dung của các nguyên tắc kế toán không quá phức tạp, và khó hiểu. Nếu bạn đang làm hoặc tìm việc kế toán thì nên hiểu và nắm rõ về nó để đảm bảo hiệu quả công việc.
Có thể thấy mối quan hệ giữa các nguyên tắc kế toán rất chặt chẽ, logic, hỗ trợ kế toán thực hiện chính xác.
Trên đây là 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà dân trong nghề nào cũng phải biết để hoàn thành công việc tốt nhất. Mong rằng nội dung này sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích và thú vị nhất về trình bày các nguyên tắc kế toán.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)