Đối với bất kỳ ai đang hoặc chuẩn bị đi làm chính thức đều nên quan tâm đến các loại bảo hiểm bắt buộc. Bạn có thể tự mua và tự đóng bảo hiểm hoặc doanh nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân, hãy tìm hiểu các loại bảo hiểm trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bảo Hiểm Bắt Buộc Là Gì?
Bảo hiểm bắt buộc được hiểu là loại bảo hiểm bao gồm các điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà người tham gia bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Thông thường, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng với 1 số loại bảo hiểm nhất định. Điều này để đảm bảo an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích cho cộng đồng.
Đặc biệt với người lao động, các loại bảo hiểm khi đi làm là vô cùng cần thiết. Bản thân doanh nghiệp cũng có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ bảo hiểm cho nhân viên. Hiện nay, có thể liệt kê 4 loại bảo hiểm bắt buộc mà bạn phải đóng khi đi làm.
2. Các Loại Bảo Hiểm Bắt Buộc Hiện Nay
Hiện nay, Pháp luật có quy định một số loại bảo hiểm bắt buộc mà người dân và doanh nghiệp phải tham gia:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mỗi loại bảo hiểm sẽ có mức đóng cũng như mức chi trả nhất định cho các trường hợp khác nhau.
2.1 Bảo Hiểm Y Tế
2.1.1 Bảo Hiểm Y Tế Là Gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) do Nhà nước tổ chức và quản lý nhằm tạo một nguồn quỹ chung để chi trả lúc cần thiết cho người dân. Có tính chất tương tự như bảo hiểm xã hội, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe. Người tham gia sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khi khám chữa bệnh.
Theo quy định, bảo hiểm y tế có hai loại là: bắt buộc và tự nguyện. Đối với cán bộ công nhân viên chức, tổ chức hưởng lương từ Nhà nước, doanh nghiệp việc đóng là bắt buộc. Đặc biệt, người lao động sẽ được doanh nghiệp đứng ra trả ⅔ chi phí bảo hiểm y tế bắt buộc.
2.1.2 Mức Đóng Bảo Hiểm Y Tế
Mức đóng bảo hiểm y tế phụ thuộc vào nhóm đối tượng đóng và mức lương hiện tại của họ.
- Người lao động và sử dụng lao động, nhóm do Qũy Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Sẽ tính là 4,5% tiền lương hàng tháng.
- Nhóm hộ gia đình: 4,5% tiền lương đối với người thứ nhất, người thứ hai, ba, tư đóng so với người thứ nhất là 70%, 60%, 50%. Từ người thứ năm sẽ đóng mức bảo hiểm y tế bằng 40% người thứ nhất.
- Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Đối tượng là hộ gia đình cận nghèo sẽ có mức hỗ trợ ít nhất là 70% lương cơ sở.
2.1.3 Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Y Tế
Hiện nay, có các phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Đóng hàng tháng: Tiền BHYT được trích từ quỹ tiền lương hàng tháng của người lao động và mức đóng của doanh nghiệp đối với mỗi lao động. Khoản tiền này được chuyển vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHYT hoặc chuyển vào Kho bạc Nhà nước.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần: Phương thức đóng BHYT này được áp dụng với các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… Với phương thức này, doanh nghiệp phải nộp tiền vào quỹ BHYT chậm nhất đến ngày cuối cùng của thời hạn đóng.
- Đóng theo địa bàn: Trụ sở hoặc chi nhánh doanh nghiệp đặt ở đâu thì đóng tại địa bàn tỉnh đó.
2.2 Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
2.2.1 Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Là Gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một hệ thống mà người lao động và doanh nghiệp phải tham gia và đóng các khoản tiền bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc thường được quy định và quản lý bởi chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia. Các khoản tiền bảo hiểm đóng góp được sử dụng để cung cấp các dịch vụ và khoản trợ cấp như tiền lương khi mất việc làm, chi phí y tế hoặc tiền hưu trí cho người lao động.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội được chia làm 3 loại chính là:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Buộc mọi người và doanh nghiệp đều phải tham gia, người tham gia được hưởng theo các chế độ:
- Bệnh tật
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Nghỉ hưu
- Qua đời
Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung: Đây là loại bảo hiểm mang tính bổ sung cho trường hợp nghỉ hưu trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia sẽ đầu tư và tích lũy như một tài khoản hưu trí cá nhân.
2.2.2 Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động hiện nay là 32%, trong đó:
- Đối với người lao động: 10,5% tiền lương tháng
- Đối với người sử dụng lao động: 21,5% tiền lương tháng
2.2.3 Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đóng theo 3 phương thức sau::
- Đóng hàng tháng: Trích từ tiền lương và chuyển vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước..
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần: Thời hạn muộn nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng..
- Đóng theo địa bàn: Trụ sở hoặc chi nhánh doanh nghiệp đặt ở đâu thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại địa bàn tỉnh đó.
2.3 Bảo Hiểm Thất Nghiệp
2.3.1 Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì?
Trong bối cảnh tình hình hiện nay bảo hiểm thất nghiệp mang lại nhiều sự an tâm cho người lao động. Khi tham gia, người dân sẽ được hưởng một phần hỗ trợ trong trường hợp mất việc, thất nghiệp. Từ đó giúp duy trì mức sống ổn định đến khi tìm được việc làm mới cho người tham gia.
Người lao động bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này. Ngoại trừ những người đang đi làm hưởng lương hoặc có thu nhập từ công việc khác.
2.3.2 Mức Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Đối với người lao động sẽ phải đóng 1% lương hàng tháng.
- Đối với tổ chức sử dụng lao động sẽ phải đóng 1% quỹ lương hàng tháng.
Trong trường hợp thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ hàng tháng là mức lương bình quân 6 tháng trước đó x 60% (con số này thấp hơn 5 lần mức lương cơ sở).
2.3.3 Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội bắt buộc nên phương thức đóng giống với bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể là:
- Đóng hàng tháng
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng
- Đóng theo địa bàn
2.4 Bảo Hiểm Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp
2.4.1 Bảo Hiểm Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp Là Gì?
Bảo hiểm này đóng vai trò quan trọng trong số các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp. Đặc biệt với nhiều ngành nghề nguy hiểm, rủi ro. Bảo hiểm sẽ giúp bù đắp một phần khó khăn cho người lao động khi xảy ra tai nạn không mong muốn. Bên cạnh đó tạo một nguồn quỹ vào các hoạt động phòng tránh tai nạn lao động.
Có 2 nhóm đối tượng lớn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm này:
- Lượng lực người lao động, cán bộ công nhân viên chức.
- Doanh nghiệp sử dụng lao động.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?
2.4.2 Mức Đóng Bảo Hiểm Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp
Dựa vào tiền lương tháng đóng BHXH sẽ xác định được mức cần đóng cho loại bảo hiểm này. Trong hầu hết trường hợp, người lao động sẽ phải đóng 0,5% mức tiền lương trên.
2.4.3 Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Tai Nạn
Là một loại bảo hiểm nằm trong bảo hiểm xã hội bắt buộc nên phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cũng giống với phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Đóng hàng tháng
- Đóng 03 hoặc 06 tháng 1 lần
- Đóng theo địa bàn
2.5 Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới
2.5.1 Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới Là Gì?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là một trong các loại bảo hiểm bắt buộc cho xe ô tô, xe máy, xe buýt, xe tải… theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm này bảo vệ chủ xe cơ giới khỏi các rủi ro liên quan đến việc gây ra thiệt hại cho người khác hoặc tài sản của người khác trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà chủ xe cơ giới gây ra.
Cụ thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới bao gồm các khoản bồi thường cho các tổn thất về tài sản hoặc thương tích của bên thứ ba do tai nạn giao thông mà chủ xe gây ra. Điều này có thể bao gồm sửa chữa hoặc thay thế tài sản bị hỏng, chi phí y tế cho người bị thương, chi phí pháp lý và bồi thường cho mất mát thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản cá nhân của bên bị ảnh hưởng.
2.5.2 Mức Đóng Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới
Mức đóng đối với loại bảo hiểm này khá thấp:
- Xe máy: 60.000 VNĐ
- Xe ô tô: 200.000 VNĐ
2.5.3 Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới thì bạn có thể mua tại các đơn vị bảo hiểm và thanh toán tiền trực tiếp khi mua.
3. Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Bắt Buộc
Theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 214 và Điều 4, 13, 17, 21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:
- Người lao động Việt Nam đã ký Hợp đồng Lao động với doanh nghiệp từ trên 1 tháng.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động… được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và đã ký Hợp đồng Lao động với doanh nghiệp từ 3 tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động có giấy phép hoạt động và có người lao động Việt Nam ký Hợp đồng Lao động từ 1 tháng trở lên hoặc người lao động nước ngoài ký Hợp đồng Lao động từ 3 tháng trở lên.
Ngoài ra còn có các loại bảo hiểm tự nguyện mà bạn có thể tham khảo thêm. Không chỉ đảm bảo đúng quy định pháp luật, các loại bảo hiểm bắt buộc còn giúp bảo vệ lợi ích người lao động. Do đó, bạn nên hiểu rõ về các loại bảo hiểm trên.
Câu hỏi thường gặp
1. Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Được Tính Như Thế Nào?
Mức đóng bảo hiểm xã hội thường được tính dựa trên mức lương hoặc doanh thu của người lao động hoặc doanh nghiệp. Các quy định về mức đóng có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia.
2. Nếu Không Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Thì Có Hậu Quả Gì?
Nếu không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, người lao động và doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hình phạt pháp lý và mất quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính.
3. Có Cách Nào Miễn Giảm Hoặc Giảm Bớt Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
Trong một số trường hợp, nhà nước có các chương trình miễn giảm hoặc giảm bớt mức đóng bảo hiểm xã hội dành cho các nhóm đối tượng cụ thể như người lao động có thu nhập thấp hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia và khu vực.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)