Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Thông Tin Tổng Quan BHXH Việt Nam 2024

Đánh giá post

Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ bảo hiểm không thể thiếu đối với người lao động Việt Nam. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nào khi tham gia bảo hiểm? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết thông tin về BHXH của nước ta trong bài viết dưới đây.

1. Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

1.1 Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp thu nhập của người lao động khi họ giảm mức thu nhập do bệnh tật, ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, nghỉ hưu, chết. Số tiền bảo hiểm chi trả sẽ dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

bảo hiểm xã hội là gì
Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao động cũng như các thành viên trong gia đình. Vì thế, bảo hiểm xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ an toàn xã hội và nó cũng là trụ cột chính trong hệ thống an sinh, xã hội nước nhà.

Mã số bảo hiểm là gì? Mã số BHXH là mã định danh duy nhất được cấp cho 1 cá nhân ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm cùng các chính sách, chế độ được hưởng trọn đời. Mã số BHXH sẽ được áp dụng thay cho số sổ BHXH trùng với mã số BHYT cấp cho trẻ em từ khi sinh ra sử dụng thẻ BHYT cho đến những người nhận lương hưu hay tử tuất.

1.2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Mỗi cá nhân sẽ có một số sổ BHXH duy nhất, cũng là mã định danh ghi nhận quá trình tham gia các loại bảo hiểm và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời. Người tham gia bảo hiểm chỉ cần cung cấp mã số này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH trên toàn quốc.

2. Bảo Hiểm Xã Hội Gồm Những Gì?

Bảo hiểm là một quy định pháp luật dự liệu, đặt ra để giúp các đối tượng tham gia có thể hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải do bị giảm sút thu nhập vì các nguyên nhân khác nhau. Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ nhận được những lợi ích như sau:

  • Chế độ ốm đau: Trợ cấp khi gặp các vấn đề bất khả kháng khiến thu nhập bị giảm sút như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,…
  • Chế độ thai sản: trợ cấp cho lao động nữ mang thai, sinh con, nhận con nuôi, đặt vòng tránh thai/ triệt sản; lao động nam có vợ sinh con.
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: trợ cấp cho người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên đường đến công ty hoặc từ công ty về nhà; người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn.
  • Chế độ hưu trí: trợ cấp cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu.
  • Chế độ tử tuất: trợ cấp cho người lo mai táng cho người lao động bị chết.
bảo hiểm xã hội gồm những gì
Bảo Hiểm Xã Hội Gồm Những Gì?

3. Phân Loại Bảo Hiểm Xã Hội

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

3.1 Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc

Là BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Theo quy định tại Luật BHXH 2014 cùng các quy định pháp luật hướng dẫn liên quan tới Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể sau:

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3.2 Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

4. Quyền Lợi Của Bảo Hiểm Xã Hội

Khi tham gia BHXH, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:

  • Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
  • Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
  • Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
  • Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
  • Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
  • Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
  • Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH. Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Quyền lợi của bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất

Bảo hiểm xã hội
Quyền Lợi Của Bảo Hiểm Xã Hội

5. Phân Biệt Bảo Hiểm Xã Hội Và Bảo Hiểm Y Tế

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người tham gia BHYT sẽ được trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh và thuốc men.

5.1 Bảo Hiểm Xã Hội Có Bao Gồm Bảo Hiểm Y Tế Không?

Câu trả lời là không. Mặc dù BHXH và bảo hiểm y tế có sự liên quan và tương đồng nhưng chúng là 2 phạm trù khác nhau.

Xem thêm: Bảo hiểm y tế là gì?

5.2 Điểm Khác Biệt Giữa Bảo Hiểm Y Tế Và Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

Điểm khác nhau cơ bản của BHXH và BHYT là phương thức thanh toán, cụ thể:

  • Bảo hiểm y tế: Người tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, thai sản… sẽ được BHYT thanh toán hoặc giảm các chi phí trực tiếp mà không cần phải làm hồ sơ.
  • Bảo hiểm xã hội: Người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… muốn hưởng chế độ BHXH phải làm hồ sơ và gửi lên cơ quan bảo hiểm. Sau khi hồ sơ được giải quyết, người lao động mới nhận được khoản trợ cấp.

Tất cả mọi người đều có thể tham gia BHYT. Nhưng đối tượng tham gia của BHXH chỉ là người lao động và ngoài độ tuổi lao động. Ngoài ra, BHXH và bảo hiểm y tế còn khác nhau ở mức đóng, quyền lợi được hưởng…

6. Bảo Hiểm Xã Hội Phải Đóng Bao Nhiêu Năm? Mức Đóng Như Thế Nào?

6.1 BHXH Phải Đóng Bao Nhiêu Năm Để Được Hưởng Lương Hưu?

Theo quy định tại Điều 73, Luật BHXH thì người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện về tuổi đời đối với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi, và có đủ hơn 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp người tham gia đã đạt tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BH đủ 20 năm thì sẽ cho phép đóng đến đủ 20 năm để nhận lương hưu.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Bảo hiểm xã hội khi nào lấy được?” là người lao động phải đóng đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu.

6.2 Cách Tính Thời Gian Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội?

Theo quy định cụ thể tại Khoản 5, Điều 3 Luật BHXH 2014, cách tính thời gian tham gia bảo hiểm được quy định như sau:

  • Thời gian tham gia BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BH cho tới khi ngừng đóng.
  • Ngoài ra, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục thì sẽ được hưởng nhiều quyền lợi về chế độ BHYT hơn. Còn nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng BHXH sẽ được cộng dồn các khoảng thời gian đã đóng.
Các chế độ BHXH tại Việt Nam 2024
Quy định mức đóng BHXH năm 2024 như thế nào?

6.3 Bảo Hiểm Xã Hội Mức Đóng Bao Nhiêu?

Mức Đóng BHXH Bắt Buộc

Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương căn cứ của người đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng

Tiền lương tháng của người lao động bao gồm:

  • Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  • Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề.

Cụ thể các khoản trích đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2024 như sau:

Đối tượng Quỹ BHXH Quỹ BHYT Quỹ BHTN Quỹ BNN, TNLĐ Tổng
Tử tuất, hưu trí Thai sản, ốm đau
Người lao động Nước ngoài 0 0 1.5% 0 0 1.5%
Việt Nam 8% 0 1.5% 1% 0 10.5%
Người sử dụng lao động Nước ngoài 14% 3% 3% 0 0,5% 20,5%
Việt Nam 14% 3% 3% 1% 0,5% 21,5%

Mức Đóng BHXH Tự Nguyện

Người lao động phải đóng 22% mức tu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

7. Hưởng Trợ Cấp Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần

Đối tượng Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc
BHXH BHYT BHTN Tổng cộng
Hưu trí và tử tuất Ốm đau và thai sản TNLĐ và BNN
Người lao động 8% 0% 0% 1,5% 1% 10,5%
Người SDLĐ 14% 3% 0,5% 3% 1% 21,5%
TỔNG 32%

Điều Kiện Được Hưởng

  • Người đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm.
  • Người đóng BHXH chưa đủ 20 năm, sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH và yêu cầu nhận trợ cấp 1 lần.
  • Người đang mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng hoặc mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt.
  • Người ra nước ngoài định cư.

7.1 Hồ Sơ Hưởng Trợ Cấp Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần

Để hưởng chế độ trợ cấp BHXH lần, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp CCCD/CMND, sổ hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú
  • Người mắc bệnh hoặc suy giảm khả năng lao động phải phụ thuộc vào người khác cần chuẩn bị trích sao hồ sơ bệnh án
  • Đối với người ra nước ngoài định cư cần chuẩn bị giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ minh chứng cho việc nhập tịch và định cư ở nước ngoài.

Hồ sơ sau khi hoàn thành theo đúng quy định và gửi về cơ quan BHXH sẽ được giải quyết trong 10 ngày.

7.2 Cách Tính Trợ Cấp Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần

Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần = Mức bình quân tiền lương hàng tháng x 1,5 (những năm trước 2014) + Mức bình quân tiền lương hàng tháng x 2 (những năm sau 2014)

Trong đó: Mức BQTLHT = (mức lương đóng BHXH x số tháng đóng BHXH x mức điều chỉnh hàng năm) / tổng thời gian đóng BHXH.

Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất

Qua bài viết “Bảo hiểm xã hội là gì? Quyền lợi và những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm”. Có thể thấy, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cũng như hiệu quả làm việc đối với người lao động nói riêng. Người tham gia đóng BHXH sẽ được hưởng nhiều quyền lợi trong quá trình làm việc và đảm bảo nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu. Ngoài ra, nếu bạn đọc cần hỗ trợ thêm thông tin về các chế độ và thủ tục BHXH hãy để lại bình luận để JobsGO giúp đỡ nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Có Được Rút Sổ Bảo Hiểm 1 Lần Khi Có Nhiều Sổ BHXH Không?

- Tại Khoản 4, Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH có quy định người có 2, có 3 sổ bảo hiểm xã hội sẽ được xử lý như sau: Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên thì sẽ được thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu và in thời gian.
Mỗi người sẽ chỉ được tham gia 1 sổ bảo hiểm. Trường hợp có 2 sổ BHXH thì người lao động cần thực hiện gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội rồi mới rút bảo hiểm 1 lần.

2. Bảo Hiểm Xã Hội Rút Ở Đâu? Mua Ở Đâu?

- Theo Điều 3, Quyết định 636/QĐ-BHXH thì NLĐ sẽ làm thủ tục rút bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm xã hội từ cấp huyện, nơi mà người lao động có sổ hộ khẩu tạm trú hoặc thường trú. Khi người lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có thể đến địa điểm sau để tham gia BHXH tự nguyện: Cơ quan BHXH cấp huyện/ tỉnh nơi cư trú hoặc tạm trú; điểm thu, đại lý thu BHXH tại địa bàn mình ở.

3. Cách Tra Cứu Thông Tin Báo Bảo Hiểm Xã Hội Trực Tuyến

- Thay vì đến tận cơ quan BHXH để trích xuất số liệu, người lao động có thể tra cứu thông tin qua website của bảo hiểm xã hội việt Nam. Sau khi truy cập vào mục Tra cứu trực tuyến bạn có thể tìm hiểu các thông tin về mã số BHXH, quá trình tham gia BHXH…

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: