BackEnd là gì? Sự khác biệt giữa lập trình BackEnd và FrontEnd

Đánh giá post

Khi bạn tương tác với một trang web, những gì bạn đang nhìn thấy và tương tác là giao diện người dùng. Thực tế, có nhiều thứ diễn ra hơn so với những gì bạn thấy. Đó là nơi BackEnd hoạt động. Vậy BackEnd là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

TÌM VIỆC LÀM BACKEND

1. BackEnd là gì?

BackEnd là gì? Nó dùng để chỉ đến hiển thị của ứng dụng hoặc website mà người dùng có thể thấy được. Nó giống như bộ não với nhiệm vụ xử lý mọi yêu cầu, câu lệnh của con người, sau đó hiển thị kết quả, thông tin chính xác lên màn hình để người dùng nhìn thấy.

BackEnd được cấu thành từ 3 thành phần chính là máy chủ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng. Thông qua đó các website hoạt động một cách hiệu quả và trả về cho người dùng những thông tin chính xác qua tốc độ load cực nhanh.

backend là gì
BackEnd là gì?

2. Ngành lập trình viên BackEnd là gì?

Lập trình viên BackEnd là những chuyên gia xây dựng và duy trì các cơ chế xử lý dữ liệu và thực hiện các hành động trên trang web. Trong khi lập trình viên Front-end kiểm soát những thứ bạn thấy trên trang thì lập trình viên BackEnd thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu, bảo mật và các hoạt động khác của máy chủ mà bạn không nhìn thấy.

Lập trình viên BackEnd đảm bảo trang web hoạt động chính xác, tập trung vào dữ liệu, logic BackEnd, giao diện lập trình ứng dụng (API), máy chủ. Trong một nhóm phát triển sản phẩm, lập trình viên BackEnd sẽ cộng tác với lập trình viên Front-end, Quản lý sản phẩm, Kiến trúc sư giải pháp, Tester để xây dựng cấu trúc của một trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Các lập trình viên BackEnd phải quen thuộc với nhiều loại ngôn ngữ như Python, Java, Ruby,…

3. Nhiệm vụ của lập trình viên BackEnd

Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà các lập trình viên BackEnd cần thực hiện hàng ngày.

3.1 Xây dựng, duy trì web/app

Trách nhiệm chính của lập trình viên BackEnd là sử dụng các công cụ và ngôn ngữ khác nhau để phát triển trang web/ứng dụng điện thoại thân thiện với người dùng. Điều này đòi hỏi lập trình viên BackEnd hiểu biết về:

  • Logic phía máy chủ: mọi hoạt động và chương trình chạy trên máy chủ. Chẳng hạn như: xác thực tài khoản, đảm bảo thông tin tài khoản của người dùng chính xác, tối ưu hóa tốc độ hoạt động của trang,…
  • Tự động hóa một số hoạt động được hỗ trợ từ hệ thống dữ liệu để hạn chế các thao tác thủ công lặp đi lặp lại.
  • Thông báo tự động: thiết lập tính năng thông báo tính năng mới, chương trình ưu đãi,… khách hàng quan tâm.
  • Xác nhận cơ sở dữ liệu: xác nhận thông tin bằng mã code trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu của website, ứng dụng. Lập trình viên BackEnd tạo ra các quy trình nhằm đảm bảo thông tin dữ liệu được xác nhận hợp lệ trước khi thực hiện các lệnh khác từ máy chủ.
  • Hợp lý hóa quá trình truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu: nhằm đảm bảo website, ứng dụng hoạt động với tốc độ nhanh chóng, đưa ra kết quả chính xác.
  • API (Giao diện lập trình ứng dụng): là cách để hai hoặc nhiều chương trình máy tính giao tiếp với nhau.

3.2 Viết code

Để tạo ra các website, ứng dụng di động chất lượng cao, hoạt động ổn định, các lập trình viên BackEnd phải viết mã lệnh sạch và dễ bảo trì.

backend
Lập trình viên cần viết ra các mã lệnh “sạch”.

3.3 Thực hiện kiểm tra, đảm bảo chất lượng

Lập trình viên BackEnd cần thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng ngày để tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng; đảm bảo sản phẩm tương thích với các trình duyệt và thiết bị khác nhau.

3.4 Đánh giá hiệu quả và tốc độ hoạt động

Sau khi trang web, ứng dụng được thiết lập và chạy; trong quá trình cập nhật và chỉnh sửa, lập trình viên BackEnd cần đánh giá hiệu xuất và khả năng mở rộng của nó; sau đó điều chỉnh code nếu cần.

3.5 Khắc phục sự cố và sửa lỗi

Trong quá trình hoạt động, website, ứng dụng di động có thể xảy ra lỗi. Khi đó, lập trình viên BackEnd là người thực hiện việc tìm ra sự cố và khắc phục nó. Đồng thời, họ cần thông báo vấn đề phát sinh với người quản lý dự án, QA và các bên liên quan.

4. Công cụ cần thiết cho lập trình viên BackEnd

Dưới đây là những công cụ không thể thiếu trong quá trình lập trình BackEnd.

4.1 Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ hay ngôn ngữ lập trình phía server là những ngôn ngữ được lập trình viên sử dụng để viết chương trình, câu lệnh cho việc vận hành ứng dụng, phần mềm, website. Có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, nhưng trong phần này, JobsGO sẽ giới thiệu với bạn 7 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.

  • PHP (Hypertext Preprocessor): là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở rất linh hoạt. Nó có thể dễ dàng tích hợp với nhiều cơ sở dữ liệu khách nhau bao gồm SQL, MySQL hoặc hoạt động độc lập. Facebook và Wikipedia là các trang web đang sử dụng ngôn ngữ PHP.
  • Node.js: một môi trường máy chủ mã nguồn mở được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm JavaScript và CoffeeScript. Điều này có nghĩa là nó có thể chạy bất kỳ loại phần mềm nào. Tuy nhiên, nhược điểm của Node.js là hệ sinh thái của nó chủ yếu bao gồm các mô-đun tùy chỉnh, có nghĩa là lập trình viên có thể bị hạn chế bởi các mô-đun dựng sẵn khi phát triển phần mềm. Ngoài ra, một số lập trình viên làm việc trong các dự án lớn có thể thấy cú pháp của ngôn ngữ quá cứng nhắc hoặc khó hiểu.
  • Python: là một ngôn ngữ lập trình dễ học và dễ đọc do có cú pháp, cấu trúc rõ ràng. Python có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào dưới dạng ngôn ngữ phía máy chủ, nhưng nó thường được sử dụng cho các ứng dụng web. Các trang web như Pinterest và Instagram (được Facebook mua lại với giá một tỷ đô la) được viết bằng Python.
  • Ruby: là một ngôn ngữ lập trình đơn giản và hiệu quả. Ruby được thiết kế để giúp các lập trình viên giải quyết hiệu quả các tác vụ lập trình thông thường, bao gồm quản lý bộ nhớ. Ruby có nhiều tính năng giống như Python, Perl và PHP.
  • Java: cho phép các nhà phát triển ứng dụng “viết một lần, chạy ở mọi nơi”. Điều này có nghĩa là các mã có thể chạy trên nhiều nền tảng mà không cần “biên dịch”. Java rất ổn định và nó có thể chia sẻ thời gian thực với các máy tính khác trên mạng. Java cũng có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu, điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng để quản lý các cơ sở dữ liệu lớn. Java là một ngôn ngữ mạnh, nhưng khá phức tạp. Nếu lập trình viên mắc lỗi khi viết mã, chương trình có thể bị lỗi trong một số tình huống.
  • Golang: là một ngôn ngữ lập trình mới do Google phát triển. Nó được sử dụng để phát triển các trang web nhẹ, dễ dàng hoạt động trên các thiết bị di động. Điều này khiến cho GoLang trở nên độc đáo. Trong khi các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ khác được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các dự án quy mô lớn thì GoLang được tạo ra nhằm mục đích ngược lại.
  • ASP.NET/C#: đây là ngôn ngữ lập trình phía máy chủ do Microsoft tạo ra. Nó được sử dụng để tạo các ứng dụng web với HTML, CSS và JavaScript. Mã lập trình có thể được thiết kế bằng nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên, mạnh mẽ nhất là Visual Studio (một chương trình phần mềm). ASP.NET/C# có thể được sử dụng với các ngôn ngữ khác, bao gồm các ngôn ngữ cải tiến như HTML5, CSS3 và JavaScript. Điều đó có nghĩa là bạn không bị giới hạn khi thiết kế website, ứng dụng. ASP.NET/C# mang đến nhiều lợi ích nhưng khá khó học với những người mới bắt đầu và nó cũng có vấn đề với việc quản lý bộ nhớ.

 

What is the backend
Có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng trong lập trình BackEnd.

👉 Xem thêm: Giải đáp: Có nên học nhiều ngôn ngữ lập trình hay không?

4.2 Framework

Framework là đoạn code được viết sẵn, tạo nên một cấu trúc bạn có thể sử dụng để xây dựng website, ứng dụng. Framework thường được liên kết với một ngôn ngữ lập trình cụ thể và phù hợp với các loại tác vụ khác nhau. Sử dụng Framework giúp tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ mắc các lỗi sai vì bạn không phải viết code từ đầu. Thêm vào đó, các Framework đã được thử nghiệm nên có độ chính xác cao.

  • Framework cho Node.js: Node.js (hay Node) trong đó js có nghĩa là JavaScript là một môi trường chạy mã nguồn mở, đa nền tảng để thực thi mã JavaScript bên ngoài trình duyệt. Nhiều nhà phát triển đã viết các Framework cho Node.js như Express.js, Meteor.js, Koa.js, Socket.io,… Trong đó, Express.js là Framework cho Node.js phổ biến nhất.
  • Framework cho PHP: PHP Framework là nền tảng xây dựng các ứng dụng web PHP. Framework cho PHP cung cấp các thư viện mã cho các hàm thường được sử dụng. Laravel, CodeIgniter, Symfony, Zend, Phalcon,… là những Framework cho PHP được nhiều lập trình viên BackEnd sử dụng.
  • Framework cho Python: Framework trong Python tự động hóa việc thực hiện một số tác vụ và cung cấp cho các nhà lập trình một đoạn code được viết sẵn để phát triển website, ứng dụng. Những Framework cho Python phổ biến bao gồm: Django, Web2Py, Flask, Chai, CherryPy,…

5. Làm sao để trở thành lập trình viên BackEnd?

Bạn muốn trở thành một lập trình viên BackEnd? Dưới đây là những kiến thức, kỹ năng bạn cần trau dồi.

5.1 Kiến thức về Internet

Là một lập trình viên BackEnd, bạn phải hiểu chức năng cơ bản của Internet, cách nó hoạt động và kết nối với máy chủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chút kiến kiến về hệ điều hành (I/O, mạng, thiết bị đầu cuối,…) để làm việc hiệu quả hơn.

5.2 Kiến thức lập trình

back end là gì
Những kiến thức lập trình viên BackEnd cần biết.
  • Ngôn ngữ lập trình BackEnd: Trong lĩnh vực phát triển website, ứng dụng; thành thạo ngôn ngữ lập trình là điều đặc biệt quan trọng.
  • Kiến thức về công nghệ Front-End: Mặc dù bạn không cần thành thạo các kiến thức về Front-End, nhưng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, bạn nên có các kỹ năng cơ bản cho vai trò này.
  • Kiến thức về Framework: Khi đã quyết định ngôn ngữ bạn cần sử dụng, bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng với Framework. Framework giúp công việc của bạn diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
  • Hệ thống quản lý phiên bản (Version Control System): Nó lưu giữ tất cả các phiên bản của mã nguồn, giúp các lập trình viên có thể lấy lại phiên bản mong muốn.
  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Khi bạn đang thực hiện một dự án, bạn phải hiểu rằng việc lưu trữ dữ liệu là điều quan trọng. Vì vậy, lập trình viên BackEnd cần thành thạo cơ sở dữ liệu. Lập trình viên BackEnd chịu trách nhiệm tạo ra ORM để dữ liệu có thể được truy xuất khi có yêu cầu.
  • Kiến thức về API: API là từ viết tắt của Application Programming Interface, là một phần mềm trung gian cho phép hai ứng dụng nói chuyện với nhau.

5.3 Kỹ năng mềm

Kiến thức chuyên ngành là điều đầu tiên các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một lập trình viên. Tuy nhiên, thành thạo ngôn ngữ lập trình không phải là tất cả.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Các lập trình viên BackEnd phải là những người giải quyết vấn đề tốt. Bạn cần phải linh hoạt và có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phát sinh.
  • Kỹ năng giao tiếp: Các lập trình viên thường làm việc trước máy tính trong hầu hết mọi thời điểm. Tuy nhiên, giao tiếp cũng là một kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên lập trình BackEnd. Vì lập trình không phải làm việc một mình, thay vào đó, bạn thường phải làm việc với một nhóm các thành viên khác: quản lý dự án, lập trình frontend, tester, khách hàng,…
  • Sẵn sàng học những điều mới: Kiến thức là vô hạn. Các lập trình viên thành công luôn chú ý đến những tiến bộ công nghệ mới và luôn cập nhật bản thân.
  • Tổ chức, sắp xếp công việc: Lập trình viên BackEnd đôi khi phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Do đó, bạn cần biết sắp xếp công việc một cách khoa học để đảm bảo tất cả các nhiệm vụ đều được hoàn thành đúng tiến độ.
  • Kỹ năng tư duy logic: Kỹ năng tư duy logic giúp bạn phân tích vấn đề, đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên tính hợp lý thay vì chỉ hành động theo cảm xúc.
  • Khả năng làm việc trong môi trường áp lực: Lập trình viên là một công việc đầy áp lực; áp lực từ khách hàng, từ thời gian hoàn thành dự án, cho tới bất đồng về cách xây dựng hệ thống với đồng nghiệp. Nếu không có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao, bạn sẽ dễ dàng bị căng thẳng quá mức, dẫn tới buồn phiền, cáu gắt, mệt mỏi, hay quên, trí nhớ suy giảm,…
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Lập trình viên là công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Chỉ một lỗi nhỏ khi code cũng có thể khiến web, ứng dụng của bạn không hoạt động. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
web backend
Lập trình viên BackEnd cần thành thạo nhiều kiến thức, kỹ năng.

6. Lập trình BackEnd khác gì FrontEnd?

Bằng cách đọc thông tin trong bảng dưới đây, bạn sẽ hiểu lập trình BackEnd khác gì với lập trình FrontEnd.

BackEnd

FrontEnd

Tập trung vào yếu tố khách hàng không nhìn thấy (phía máy chủ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu). Tập trung vào yếu tố hình ảnh của trang web, ứng dụng mà người dùng sẽ tương tác (phía khách hàng).
Xử lý thông tin người dùng. Thu thập thông tin người dùng.
Ngôn ngữ thông dụng Java, Ruby on Rails, Python, PHP Ngôn ngữ thông dụng HTML, CSS, JavaScript
Chịu trách nhiệm về bảo mật, sao lưu, quy trình, logic. Chịu trách nhiệm về khả năng truy cập, Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO).

👉 Xem thêm: Lập trình Frontend là gì? Mô tả công việc của nhân viên Frontend

7. Giải đáp: Front-end và Back-end cái nào khó hơn?

Đây là vấn đề mà không ít các dân IT trẻ đang tìm hiểu trước khi lựa chọn lĩnh vực đi chuyên sâu. Để đánh giá cái nào khó hơn rất khó đối với ngành CNTT này. Front-end và Back-end có hướng đi khác nhau và hướng giải quyết các vấn đề của web khác nhau, nhưng nó sẽ hợp lại để mang đến một web chất lượng nhất cho người dùng.

Vì vậy, không có cái nào khó hơn cái nào, nó chỉ khó khi bạn không đầu tư thời gian để tìm hiểu mà thôi. Muốn làm lập trình viên Backend hoặc Front-end, các bạn hãy đánh giá xem bản thân thích lập trình và xử lý dữ liệu để mọi hoạt động của web chạy theo một hệ thống nhất định hay muốn xây dựng phần nhìn hiển thị cho người dùng trải nghiệm.

Mỗi vị trí đều có những cái hay riêng, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định chọn lựa một lĩnh vực chuyên sâu để làm nhé!

what is back end
Giải đáp: Front-end và Back-end cái nào khó hơn?

8. Hé lộ về mức lương IT BackEnd

Lương FrontEnd và BackEnd cũng không có quá nhiều chênh lệch. Nhìn chung so với nhiều ngành thì IT BackEnd có thu nhập tốt hơn. Tại Việt Nam, mức lương cho lập trình viên BackEnd dao động từ 12 triệu – 25 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu bạn đảm nhận những vị trí quản lý thì mức lương sẽ lên đến 30 – 60 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao hay thấp còn phụ thuộc vào “trình” của kỹ sư IT BackEnd. Đồng thời quy mô doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ cũng khiến thu nhập của nghề BackEnd có sự chênh lệch cao thấp, nhưng không nhiều.

BackEnd la gi
Hé lộ về mức lương IT làm BackEnd

9. Bí quyết tìm việc làm BackEnd nhanh, hiệu quả

Muốn tìm việc làm BackEnd nhanh và hiệu quả có nhiều cách khác nhau. JobsGO sẽ chỉ bạn 3 cách tuyệt nhất và dễ dàng áp dụng nhất như sau:

  • Cách 1: Tìm việc thông qua mạng xã hội: Facebook, Linkedin,.. Đặc biệt bạn chỉ cần tạo Profile ấn tượng trên Linkedin, nhà tuyển dụng sẽ tự liên hệ với bạn mà không cần tốn công tìm kiếm bởi thị trường việc làm IT hiện nay rất “khát nhân sự”.
  • Cách 2: Tìm việc qua giới thiệu của bạn bè cùng ngành.
  • Cách 3: Tìm việc qua web chuyên nghiệp về IT hoặc bạn có thể tìm việc trên JobsGO.vn. Tạo hồ sơ ứng viên trên JobsGO.vn sẽ giúp bạn nhận được tin tuyển dụng nhanh chóng để gửi CV vào những Jobs “xịn sò” sớm nhất nhé!

TÌM VIỆC LÀM BACKEND

Kết luận

Bạn đã hiểu “BackEnd là gì?” rồi đúng không? Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên BackEnd sẽ vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, nếu bạn có thể làm việc với cả FrontEnd và BackEnd để trở thành lập trình viên FullStack thì bạn sẽ càng được “săn đón”.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: