Các Chức Vụ Trong Công Ty: 20+ Chức Danh Phổ Biến Nhất

Đánh giá post

Các chức vụ trong công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các chức vụ này giúp mọi người trong công ty phối hợp làm việc hiệu quả để đạt mục tiêu chung và phát triển sự nghiệp cá nhân.

Mục lục

1. Chức Vụ Trong Công Ty Là Gì?

Chức vụ trong công ty là vị trí mà một người đảm nhận; nó phản ánh vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người đó trong tổ chức. Chức vụ không chỉ định nghĩa công việc mà còn xác định mối quan hệ công việc giữa các nhân viên, giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả và có hệ thống.

2. Tại Sao Cần Phân Cấp Các Chức Vụ Trong Công Ty?

Tại sao cần phân cấp các chức vụ trong công ty?
Tại sao cần phân cấp các chức vụ trong công ty?

Phân cấp các chức vụ trong công ty là điều cần thiết vì nhiều lý do quan trọng:

  • Cho thấy trách nhiệm cụ thể: Mỗi chức vụ trong công ty gắn liền với trách nhiệm cụ thể. Khi chức vụ được phân chia rõ ràng thì trách nhiệm cũng được xác định một cách minh bạch.
  • Quản lý công việc hiệu quả: Phân cấp chức vụ giúp xác định rõ ràng ai chịu trách nhiệm về công việc gì, từ đó giảm thiểu tình trạng làm việc chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
  • Quản lý nguồn lực tốt hơn: Phân cấp chức vụ trong công ty cho phép tổ chức quản lý tài nguyên và nhân lực một cách hiệu quả. Người quản lý ở các cấp khác nhau có thể điều phối nguồn lực ở mức độ khác nhau, tùy theo nhu cầu cụ thể của từng bộ phận hoặc dự án.
  • Cải thiện giao tiếp: Phân cấp chức vụ giúp cải thiện quá trình giao tiếp trong công ty. Thông tin được truyền đạt từ trên xuống dưới và ngược lại một cách rõ ràng, giúp mọi người hiểu và thực hiện đúng theo kế hoạch và chỉ thị.
  • Tăng cường hợp tác và phối hợp: Các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm cụ thể có thể phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Sự phân cấp giúp các phòng ban làm việc chặt chẽ và cùng hướng tới mục tiêu chung.
  • Tạo động lực làm việc: Khi nhân viên biết rõ về lộ trình thăng tiến và các cơ hội phát triển, họ sẽ có động lực làm việc và cống hiến nhiều hơn. Phân cấp chức vụ khuyến khích nhân viên nỗ lực để đạt được các vị trí cao hơn.
  • Tạo văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: Phân cấp rõ ràng giúp xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên trách nhiệm, minh bạch và sự công bằng. Điều này góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp.
  • Quản lý rủi ro: Phân cấp chức vụ giúp phát hiện và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Các cấp quản lý có thể giám sát, đánh giá rủi ro từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

3. Các Chức Vụ Trong Công Ty Từ Cao Đến Thấp

Mỗi công ty có cơ cấu tổ chức với phòng ban khác biệt nên các chức danh cũng thay đổi phù hợp với từng doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là các chức vụ trong công ty phổ biến nhất hiện nay cho các bạn tham khảo.

3.1. Cấp Điều Hành – Các Chức Danh Giám Đốc Trong Công Ty

3.1.1. CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc Điều Hành

Giám đốc điều hành hay CEO là người có quyền hành quyết định hoạt động và các kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ là người xây dựng kế hoạch, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng thời kỳ.

CEO chính là cầu nối trung gian giữa hội đồng quản trị công ty với các hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành cũng chính là đại diện trước truyền thông và báo chí.

3.1.2. CFO (Chief Financial Officer) – Giám Đốc Tài Chính

Giám đốc tài chính hay CFO là vị trí quan trọng trong công ty. CFO đảm nhận việc quản trị tài chính, nguồn tiền. CFO xây dựng các chiến lược, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính hiệu quả để duy trì hoạt động của công ty và sinh lợi nhuận.

CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính
CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính

3.1.3. CMO (Chief Marketing Officer) – Giám Đốc Marketing

Giám đốc Marketing hay CMO là người đứng đầu bộ phận Marketing với nhiệm vụ đảm nhận các vấn đề về truyền thông, quảng cáo, tiếp thị. CMO là người hoạch định các chiến dịch Marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh, tối ưu chi phí hoạt động Marketing để tăng doanh thu, xây dựng uy tín công ty trên thị trường,… Kết quả công việc của CMO được báo cáo cho CEO.

3.1.4. CLO (Chief Legal Officer) – Giám Đốc Pháp Lý

Giám đốc pháp lý hay CLO là người đảm nhận mảng pháp lý, pháp luật trong công ty. CLO sẽ tư vấn, cố vấn để doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh đúng quy định và giải rủi ro liên quan đến pháp lý. Có thể hiểu đơn giản thì giám đốc pháp lý chính là luật sư riêng cấp cao của công ty. Họ sẽ thay công ty giải quyết và xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật.

3.1.5. CCO (Chief Commercial Officer) – Giám Đốc Thương Mại

Giám đốc thương mại hay CCO là một trong các chức vụ trong công ty phổ biến hiện nay. CCO đảm nhận việc xây dựng và hoạch định các chiến lược thương mại cho công ty. Họ phải đưa ra các hoạt động thương mại hiệu quả để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

3.1.6. COO (Chief Operations Officer) – Giám Đốc Vận Hành

Giám đốc vận hành hay COO là vị trí không còn xa lại với chúng ta. COO chịu trách nhiệm xây dựng bổ máy tổ chức để công ty hoạt động mượt mà, tối ưu các công đoạn để sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn, đưa ra các chính sách, tài liệu vận hành. Quyền hành của COO chỉ đứng sau CEO mà thôi.

> Xem thêm: Tổ chức là gì?

3.2. Các Cấp Quản Lý

3.2.1. Human Resources Manager (Quản Lý Nhân Sự)

Quản lý nhân sự là người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động liên quan đến nhân sự trong công ty, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên, đánh giá hiệu suất và quản lý chính sách phúc lợi.

Người làm việc tại vị trí này đảm bảo công ty có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, duy trì một môi trường làm việc tích cực và gắn kết. Human Resources Manager cũng phải xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự như: giải quyết tranh chấp lao động và tuân thủ các quy định pháp luật về lao động.

Human Resources Manager
Human Resources Manager

3.2.2. Information Technology Manager (Quản Lý Công Nghệ Thông Tin)

Trách nhiệm của Information Technology Manager liên quan tới việc quản lý hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của công ty. Họ bảo đảm hệ thống IT hoạt động ổn định, triển khai các giải pháp công nghệ mới, bảo vệ an ninh mạng,… Information Technology Manager cũng hỗ trợ nhân viên công ty trong các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, giúp mọi người có thể sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và an toàn.

3.2.3. Marketing Manager (Quản Lý Tiếp Thị)

Marketing Manager là một trong các chức vụ trong công ty thường thấy. Người đảm nhận vị trí này phụ trách việc xây dựng, triển khai các chiến lược tiếp thị nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Marketing Manager phát triển các chiến dịch tiếp thị sáng tạo, quản lý ngân sách tiếp thị và đánh giá hiệu quả của các hoạt động tiếp thị.

3.2.4. Product Manager (Quản Lý Sản Phẩm)

Product Manager chịu trách nhiệm phát triển và quản lý các sản phẩm của công ty từ giai đoạn ý tưởng đến khi ra mắt thị trường. Vai trò của Product Manager bao gồm nghiên cứu thị trường, định hình chiến lược sản phẩm, làm việc với các nhóm phát triển để thiết kế và sản xuất sản phẩm. Người đảm nhận vị trí này cũng theo dõi hiệu suất sản phẩm sau khi ra mắt và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết. Product Manager đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3.2.5. Sales Manager (Quản Lý Kinh Doanh)

Trách nhiệm chính của Sales Manager là điều hành các hoạt động bán hàng để đạt được các mục tiêu doanh số của công ty. Họ lập kế hoạch và triển khai chiến lược bán hàng, quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng và theo dõi hiệu suất bán hàng.

Bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng; Sales Manager giúp công ty mở rộng thị phần và tăng trưởng doanh thu. Họ cũng thu thập phản hồi từ khách hàng để cải tiến sản phẩm và dịch vụ, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

3.2.6. Finance Manager (Quản Lý Tài Chính)

Quản lý tài chính chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm lập ngân sách, quản lý dòng tiền và báo cáo tài chính. Họ đảm bảo rằng tài chính của công ty luôn được duy trì một cách ổn định và tuân thủ các quy định pháp luật. Quản lý tài chính cũng phân tích các dữ liệu tài chính để hỗ trợ cấp lãnh đạo đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.

3.2.7. Customer Service Manager (Quản Lý Dịch Vụ Khách Hàng)

Quản lý dịch vụ khách hàng là người quản lý đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất. Họ giải quyết các vấn đề của khách hàng, theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng và tìm cách cải thiện trải nghiệm khách hàng. Vai trò của họ là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và giúp công ty xây dựng danh tiếng tích cực.

3.2.8. Supply Chain Manager (Quản Lý Chuỗi Cung Ứng)

Khi nói tới các chức vụ trong công ty, Supply Chain Manager là một chức vụ thường được đề cập. Quản lý chuỗi cung ứng phụ trách giám sát và quản lý toàn bộ quá trình cung ứng của công ty, từ mua sắm nguyên vật liệu đến vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng. Họ làm việc để tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng và duy trì tính liên tục của chuỗi cung ứng.

3.2.9. Team Leader (Trưởng Nhóm)

Trưởng nhóm là người quản lý và dẫn dắt một nhóm nhỏ các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm điều phối công việc hàng ngày, đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng hạn và đạt chất lượng. Team Leader hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc và thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm. Người đảm nhận chức danh này cũng là cầu nối giữa nhóm và cấp quản lý cao hơn, đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách hiệu quả.

3.3. Cấp Nhân Viên (Nhân Sự Chủ Chốt)

3.3.1. Accountant (Kế Toán Viên)

Kế toán viên chịu trách nhiệm ghi chép và quản lý các giao dịch tài chính của công ty, bao gồm lập báo cáo tài chính, xử lý các khoản phải thu – phải trả và đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định về thuế. Vai trò của họ là đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong các hoạt động tài chính của công ty.

Kế toán viên
Kế toán viên

3.3.2. Software Developer (Nhà Phát Triển Phần Mềm)

Nhà phát triển phần mềm là người thiết kế, phát triển, duy trì các ứng dụng và hệ thống phần mềm của công ty. Họ làm việc để đảm bảo rằng phần mềm hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhiệm vụ chính của nhà phát triển phần mềm là hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật và phát triển công nghệ của công ty.

3.3.3. Sales Executive (Nhân Viên Kinh Doanh)

Nhân viên kinh doanh là một trong các chức vụ trong công ty đặc biệt phổ biến. Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và đạt được các mục tiêu doanh số. Vai trò của họ là thúc đẩy doanh số bán hàng và mở rộng thị trường cho công ty.

3.3.4. Customer Service Representative (Nhân Viên Dịch Vụ Khách Hàng)

Công việc hàng ngày của nhân viên dịch vụ khách hàng là giải đáp các thắc mắc của khách hàng, xử lý vấn đề và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Nhiệm vụ chính của họ là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và giúp xây dựng danh tiếng tích cực cho công ty.

Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng

3.3.5. Human Resources Specialist (Chuyên Viên Nhân Sự)

Chuyên viên nhân sự hỗ trợ các hoạt động nhân sự hàng ngày như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên và quản lý hồ sơ nhân viên. Vai trò của họ là đảm bảo rằng các quy trình nhân sự được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của công ty.

3.3.6. Marketing Specialist (Chuyên Viên Tiếp Thị)

Chuyên viên Marketing là người xây dựng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị với mục đích tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Họ nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, tạo nội dung quảng cáo và hoàn thành các công việc khác do Marketing Manager giao, nhằm hỗ trợ các chiến lược tiếp thị của công ty.

3.3.7. Quality Control Inspector (Nhân Viên Kiểm Soát Chất Lượng)

Nhân viên kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Họ đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Vai trò của họ là bảo vệ uy tín của công ty và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

3.3.8. Production Worker (Nhân Viên Sản Xuất)

Nhân viên sản xuất làm việc trong các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất, chịu trách nhiệm vận hành máy móc, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng và đóng gói hàng hóa. Họ đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Như vậy, bài viết trên của JobsGO đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc các chức vụ trong công ty phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng kiến thức trên sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về các chức danh. Tìm việc làm ở chức danh bất kỳ cực nhanh trên JobsGO.vn các bạn nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Có Các Chức Danh Quản Lý Nào Trong Công Ty Cổ Phần?

Ngoài những chức danh phổ biến như CEO, CFO, COO, CMO; trong công ty cổ phần còn có một số chức danh quản lý quan trọng khác mà bạn cần biết như:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, họ sở hữu lượng cổ phiếu nhiều nhất nên có quyền quyết định cao nhất. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người sáng lập công ty hoặc người sở hữu nhiều vốn đầu tư nhất.
  • Thành viên Hội đồng quản trị là những người góp vốn đầu tư hoặc sở hữu cổ phần của công ty. Họ có ảnh hưởng đến các quyết định của công ty, mọi chiến lược kinh doanh được CEO xây dựng đều thông qua các thành viên hội đồng quản trị trước khi triển khai.

2. Tìm Việc Làm Uy Tín Ở Đâu?

Tìm việc làm uy tín là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của người lao động. Một trong những nền tảng đáng tin cậy và phổ biến để tìm kiếm việc làm chất lượng là JobsGO. Với JobsGO, bạn có thể dễ dàng tạo hồ sơ cá nhân, ứng tuyển vào các vị trí việc làm phù hợp và nhận được các gợi ý công việc dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm của mình. Ngoài ra, JobsGO còn có ứng dụng di động tiện lợi, cho phép bạn tìm việc mọi lúc, mọi nơi. Với sự hỗ trợ từ JobsGO, hành trình tìm kiếm việc làm của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: