Dân công sở: Kén cá chọn canh lại hóa thất nghiệp

Đánh giá post

Tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn những gì tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, đừng “kén cá chọn canh”, vì thế giới đâu tồn tại thứ gọi là hoàn hảo. Điều đó cũng đúng trong trường hợp của những chàng trai, cô gái công sở. Rất nhiều người trong số bạn bè tôi, đặc biệt là những người thuộc thế hệ Z – những người trẻ tài năng và đầy cá tính đặc biệt kén chọn trong việc tìm kiếm “bến đỗ sự nghiệp”. Chỉ một khuyết điểm nhỏ cũng có thể khiến họ rời bỏ công ty. Và hệ quả là nhiều bạn trẻ thất nghiệp trong một thời gian dài, phải sống bằng tiền tiết kiệm hoặc hoàn toàn dựa vào gia đình.

dân công sở kén chọn công ty 1

Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về Linh – cô bé sinh năm 1997 từng là đồng nghiệp của tôi. Sự kén chọn khiến cô bé thất nghiệp suốt 8 tháng trời.

? Xem thêm: 7 sự thật bất ngờ về Gen Z có thể thay đổi thị trường tuyển dụng

Một công ty “không tốt”…

Trước khi nói về Linh, tôi cũng phải nói qua về công ty cũ của mình. Đó là hình ảnh điển hình của một “công ty gia đình”. Lãnh đạo, quản lý, hành chính nhân sự, kế toán,… là vợ chồng, anh chị em, con cháu trong nhà. Nhân viên thì ít, thực tập sinh thì nhiều. Nói đến đây có lẽ bạn cũng phần nào hiểu được tình cảnh của tôi và Linh lúc bấy giờ. Lương thấp, không trợ cấp, chưa từng được nhận tiền thưởng và không hề được đóng bảo hiểm dù làm việc tại đó hơn 1 năm. Nhưng chúng tôi vẫn làm, vì ở đó có những người đồng nghiệp tuyệt vời.

Song tất cả đã kết thúc khi “cơn bão” COVID-19 càn quét vào đầu năm 2020. Một nửa nhân viên dứt áo ra đi vào tháng 4 năm đó vì không thể sống nổi với đồng lương ba cọc ba đồng bị cắt giảm “lý do: ảnh hưởng bởi COVID-19”. Chúng tôi không biết công ty có thực sự chịu tác động của đại dịch hay không, thứ chúng tôi nhìn thấy là sếp lớn mua nhà, mua ô tô ngay trong thời điểm chúng tôi bị cắt giảm và nợ lương.

Dẫn tới một nhân viên văn phòng kén chọn

Có lẽ, vì công ty đầu đời tệ như thế, nên Linh – cô bé mới chân ướt, chân ráo gia nhập vào thị trường lao động đã trở thành một người trẻ công sở đầy kén chọn.

Sau khi nghỉ việc, cô nàng bắt đầu rải CV khắp mọi nơi. Năm 2020, dù dịch, nhưng thị trường tuyển dụng vẫn rất nhộn nhịp. Do đó, rất nhanh Linh đã được mời tham gia phỏng vấn. Theo những gì tôi được nghe, cô bé đã trải qua gần 20 cuộc phỏng vấn ở nhiều công ty khác nhau. Song, mãi đến hơn 2 tháng sau Linh mới tìm thấy công ty “thuộc về mình”.

Tiếc rằng, chỉ sau 5 tháng làm việc (tháng 11/2020), cô nàng lại rời bỏ nơi đây. Lý do là bởi, quản lý quá khó tính và có phần khắt khe với cô.

Cuối tháng 12/2020, Linh vào làm tại một công ty khác (tất nhiên, vẫn sau khi tham gia hàng chục buổi phỏng vấn lớn nhỏ, chúng tôi hay đùa nhau rằng: trải nghiệm của cô bé có thể viết thành 1 cuốn sách review công ty). Khi nói chuyện với tôi, cô bé tỏ ra rất vui vẻ khi được vào nơi này. Tại đây cô tìm được mentor, nhận mức lương cao hơn so với mặt bằng chung và nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng. Những tưởng đã tìm được “chân ái của đời mình”, song “đời đâu có như mơ”. Tháng 4/2021 (khoảng hơn 3 tháng sau đó), Linh lại một lần nữa rời bỏ công ty. Lý do là bởi cách đặt KPI của sếp quá vô lý. KPI tháng thứ 3 (tháng trở thành nhân viên chính thức) cao gấp 3 lần 2 tháng thử việc.

Hành trình tìm bến đỗ mới của Linh tiếp tục bắt đầu…

dân công sở kén chọn công ty 2
Càng tìm hiểu càng khó thấy công ty “tốt”.

Kéo theo một con người thất nghiệp dài lâu

Lần này, Linh “khôn hơn rồi”, cô tìm việc, nhưng không ứng tuyển ngay mà tìm đọc review công ty trước. Điều này cũng tốt đấy vì nó giúp cô tránh khỏi nhiều nơi có vấn đề. Song, đọc review lại càng khiến cô tìm việc khó hơn. Vì như tôi đã nói trước đó, đâu có thứ gì hoàn hảo. Công ty – một nơi với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người làm việc mỗi ngày, mỗi người một tính nên chẳng thể thiếu drama và những bất công. Vì vậy, review công ty phần lớn là những đánh giá cá nhân mang tính tiêu cực. Thật khó để thấy một công ty “có vẻ tốt”.

Không tìm được một công ty “tốt”, nên Linh buộc phải lùi lại một bước, chọn nơi ổn nhất trong số những công ty đang có nhu cầu tuyển nhân viên. Nhưng chuyện dễ như thế thì đâu còn gì để nói. Nơi ưng Linh thì Linh không ưng, nơi Linh ưng thì người ta lại từ chối vì cô “nhảy việc nhiều quá”.

Kết quả là Linh thất nghiệp từ tháng 4/2021 tới nay. Lý do một phần vì COVID-19, nhưng phần lớn là do cô “kén cá chọn canh”.

dân công sở kén chọn công ty 3
Tìm hoài, tìm mãi vẫn chẳng thấy công ty nào ổn.

? Xem thêm: Bạn cảm thấy chán việc? Khoa học nói rằng đó là một điều tốt!

5 tips giúp bạn tìm thấy công ty “tốt”

Vậy làm thế nào để tìm được một công ty đủ ổn để dân công sở có thể cống hiến sức trẻ trong nhiều năm?

Dưới đây là bí quyết dành cho bạn.

Tìm công ty phù hợp

Một công ty “tốt” là công ty phù hợp với bạn. Vì dù nơi đó lương cao, thưởng tốt nhưng không hợp thì bạn cũng chẳng thể làm việc lâu dài.

Vậy làm sao để biết công ty có hợp với bạn không?

Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách trả lời cho những câu hỏi đơn giản dưới đây:

  • Giá trị của công ty là gì: tiền/ giúp đỡ cộng đồng/ bảo vệ môi trường/ bình đẳng giới/…? Nó có phù hợp với bạn không?
  • Văn hóa công ty ra sao: trẻ trung, năng động hay truyền thống? Nó có phù hợp với bạn không?
  • Công ty có ngân sách cho nhân viên đi học hay tổ chức các khóa đào tạo không? Bạn có thích tham gia các khóa đào tạo?
  • Nơi làm việc ở đâu? Nơi đó phù hợp với bạn không?
  • Lương cho vị trí tuyển dụng là bao nhiêu? Mức lương này đã đúng với mong muốn của bạn hay chưa?

Bạn có thể tìm hiểu những thông tin này bằng cách truy cập vào website, fanpage và các mạng xã hội khác – nơi nhân viên, quản lý và các sự kiện của công ty được giới thiệu.

dân công sở kén chọn công ty 4
Công ty phù hợp chính là công ty “tốt” đối với bạn.

Nếu có năng lực, hãy trở thành nhân viên của các tập đoàn lớn

Mặc dù không phải tập đoàn nào cũng tốt, nhưng làm việc cho những doanh nghiệp lớn giúp giảm thiểu rủi ro. Theo kinh nghiệm của tôi, dù vẫn tồn tại những khía cạnh không tốt, nhưng làm việc tại đơn vị lớn bạn sẽ được đảm bảo những vấn đề quan trọng như:

  • Lương
  • Thưởng
  • Chế độ bảo hiểm, lương tăng ca đúng theo luật
  • Cơ hội học tập

Chọn công ty được đánh giá tốt nhất trong số những lựa chọn

Nếu bạn không phải là một người lao động đủ giỏi để xin vào các tập đoàn, hãy so sánh và chọn ra nơi tốt nhất trong số những lựa chọn mà bạn có. Điều đó cho phép bạn đến được nơi phù hợp nhất với mình.

Hãy tránh xa những công ty không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm

Bạn nên tránh xa những công ty không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm hoặc đóng bảo hiểm sau 6 – 12 tháng. Làm sao bạn có thể mong đợi một công ty đến luật pháp cũng không tuân thủ đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Không bao giờ làm việc cho những nơi yêu cầu đóng tiền cọc

Doanh nghiệp không được phép yêu cầu người lao động nộp phí xin việc. Vì vậy, nếu thấy đơn vị nào yêu cầu đóng tiền, bạn cần tránh càng xa càng tốt. Những công ty này có dấu hiệu lừa đảo rất cao.

? Xem thêm: Top 10 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

**THÔNG TIN THÊM**

Và cuối cùng, đừng quên ghé thăm JobsGO (đơn vị tiên phong về ứng dụng tìm việc và tuyển dụng trên di động với hơn 1.5 triệu ứng viên) để nhận nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời và tìm thấy “bến đỗ sự nghiệp” của chính mình, bạn nhé!

tìm công ty tốt với JobsGO
Ghé JobsGO để tìm việc hay, công ty “tốt”.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: