Trước tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nhiều thành phố đã thực hiện giãn cách theo chỉ thị của chính phủ. Các công ty, xí nghiệp cũng chuyển hướng cho nhân viên làm việc tại nhà. Cũng chính vì thế, nhiều người lao động lo lắng khi không thể đi làm vào thời gian giãn cách thì vấn đề lương được xử lý như thế nào?
Dưới đây là 5 vấn đề về lương thưởng trong thời gian giãn cách xã hội được rất nhiều người lao động quan tâm.
Mục lục
- Nhân viên làm việc tại nhà có bị giảm lương hay không?
- Doanh nghiệp có được trả lương trễ hay không?
- Người lao động không thể đi làm và không thể làm việc tại nhà thì có được nhận lương hay không?
- Doanh nghiệp quá khó khăn không thể trả lương cho người lao động thì phải làm sao?
- Nhân viên không thể đi làm được vì bị cách ly hoặc phong tỏa theo chỉ thị của chính phủ thì có được trả lương hay không?
Nhân viên làm việc tại nhà có bị giảm lương hay không?
Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 về việc trả lương cho NLĐ:
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. |
Như điều luật đã ghi, vấn đề trả lương phụ thuộc vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Chính vì thế khi nhân viên làm việc tại nhà vẫn đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc thì tiền lương không được giảm mà phải trả lương đầy đủ theo thỏa thuận.
Nhiều công ty đưa ra chính sách giảm 20% lương đối với người lao động. Điều này không đúng theo điều luật quy định. Tuy nhiên sự việc này xét theo nhiều khía cạnh, về tính, về lý, doanh nghiệp và người lao động lại có cách phản biện khác nhau.
👉 Xem thêm: WFH nhận 80% lương? Doanh nghiệp cần giải quyết thấu tình, hợp lý
Doanh nghiệp có được trả lương trễ hay không?
Điều 94, Bộ luật Lao Động năm 2019 quy định về hạn trả lương như sau:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. |
Tuy nhiên, Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có phần quy định:
Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì được trả chậm không quá 01 tháng. |
Việc trả chậm lương được pháp luật quy định rõ ràng như sau:
- Nếu trả chậm dưới 15 ngày thì không phải trả khoản tiền thêm.
- Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương muộn quá 15 ngày, doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm, tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng, theo ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho NLĐ, công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, dựa theo điều luật nhà nước ban hành, doanh nghiệp được phép nợ lương người lao động trong thời điểm dịch Covid 19 khó khăn, tuy nhiên không được nợ lương quá 1 tháng. Đồng thời vẫn phải trả thêm tiền nếu nợ lương trên 15 ngày theo quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thông báo trước kế hoạch nợ lương để người lao động có phương án dự phòng.
Người lao động không thể đi làm và không thể làm việc tại nhà thì có được nhận lương hay không?
Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
|
Mức lương tối thiểu được pháp luật quy định theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
- Vùng I, mức 4.420.000 đồng/tháng
- Vùng II, mức 3.920.000 đồng/tháng
- Vùng III, mức 3.430.000 đồng/tháng
- Vùng IV, mức 3.070.000 đồng/tháng.
👉 Xem thêm: Những điều luật sẽ bảo vệ bạn khi bắt đầu công việc đầu tiên
Doanh nghiệp quá khó khăn không thể trả lương cho người lao động thì phải làm sao?
Mặc dù theo quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương cho người lao động nhưng nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực để thanh toán lương thì doanh nghiệp có thể bố trí, tìm vị trí công việc khác cho người lao động (theo quy định điều 31 – Bộ luật Lao Động).
Nếu thời gian nghỉ việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng trả lương của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn công việc theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động.
Nhân viên không thể đi làm được vì bị cách ly hoặc phong tỏa theo chỉ thị của chính phủ thì có được trả lương hay không?
Trường hợp người lao động bắt buộc phải nghỉ việc theo chỉ thị của chính phủ, mức lương của đối tượng này sẽ được áp dụng theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 (xem chi tiết Câu 3).
Tuy nhiên, nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên hỗ trợ người lao động bằng cách trả lương đầy đủ vừa hỗ trợ và động viên tinh thần nhân viên trong mùa dịch khó khăn. Bên cạnh đó, công đoàn lao động cũng nên ở bên cạnh vận động hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh.
Hơn hết, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ tiền mặt để phần nào giúp đỡ người dân như:
- Giảm mức đóng bảo hiểm lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương
- Hỗ trợ người lao động thất nghiệp
Dịch bệnh xảy ra là điều không lường trước với tất cả mọi người. Cả người lao động và doanh nghiệp đều gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua để công việc diễn ra bình thường trở lại.
👉 Xem thêm: Top 5 chính sách phúc lợi hấp dẫn nhất cho nhân viên
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)