Thương mại điện tử (E-commerce) đang là ngành có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc tại Việt Nam những năm gần đây. Bạn đã biết gì về những việc làm ngành E-commerce? Nếu có hứng thú với ngành thương mại này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của JobsGO thôi nào!
Tiềm năng ngành Thương mại điện tử
E-business đang dần trở thành xu hướng kinh tế toàn cầu và E-commerce cũng vậy. Sự phát triển của tương mại điện tử không bị giới hạn bởi quá nhiều yếu tố khách quan. Thời đại công nghệ phát triển nên mọi người đều rất nhanh chóng thích ứng với phương thức kinh tế này. Nhìn chung ngành thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục bùng nổ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, ngành Thương mại điện tử đang dần khẳng định vị thế của mình bằng sự lan tỏa rộng khắp. Với nhu cầu tăng cao, các nhà quản lý cũng sẽ có nhiều kế hoạch phát triển hơn nữa trong ngành này. Đó chính là lý do tạo nên tiềm năng cho các công việc ngành E-commerce.
Thương mại điện tử cũng như nhiều ngành kinh doanh khác, các vị trí nhân sự “bắt buộc phải có” và các vị trí chuyên môn là hai nhóm nhân lực chính của ngành. Không chỉ các công ty chuyên về E-commerce mà các doanh nghiệp khác cũng có ý tưởng triển khai thêm bộ phận này. Điều này khiến cho nhân sự trong ngành này được săn đón kịch liệt.
Xem thêm: Học thương mại điện tử ra làm gì?
Mục lục
1. Các việc làm ngành thương mại điện tử phổ biến hiện nay
1.1 Nhân viên quản lý ngành hàng
Nhân viên quản lý ngành hàng sẽ chịu trách nhiệm về một ngành hàng nhất định. Với các công ty quản lý các sàn thương mại điện tử, nhân viên quản lí ngành hàng thường sẽ chịu trách nhiệm một ngành hàng nhất định. Với ngành hàng này, họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý thông tin nhà bán hàng, nhu cầu thị trường, kế hoạch tìm kiếm đối tác ngành hàng và phản hồi của khách hàng nói chung.
Với công ty có trang thương mại điện tử riêng thì công việc của họ sẽ bao quát tất cả ngành hàng của công ty. Nhân viên quản lý ngành hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý và lên kế hoạch phát triển các ngành hàng nói chung. Ngành hàng nào nên đầu tư mạnh, ngành hàng nào nên được truyền thông nhiều,…
1.2 Nhân viên kinh doanh sàn thương mại điện tử
Cũng giống như nhân viên kinh doanh ở hầu hết các doanh nghiệp khác, vị trí này ở bộ phận E-commerce sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng. Khách hàng lớn thường là các doanh nghiệp kinh doanh khác có thể tham gia trên các sàn. Khách hàng nhỏ hơn thì có thể là nhà bán hàng và nhà phân phối khác.
Xem thêm: Tuyển dụng việc làm thương mại điện tử mới nhất
1.3 Nhân sự Marketing
Với một nền tảng kinh doanh online thì Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử rất đa dạng. Đối tượng nhiều dẫn đến kênh truyền và nội dung truyền thông cũng thường xuyên thay đổi. Công việc chính trong hoạt động marketing E-commerce chính là việc truyền thông phối hợp giữa bên công ty với đối tác và nhà bán hàng. Các chiến dịch Marketing thường diễn ra liên tục. Các chiến dịch lớn sẽ triển khai trên diện rộng. Đây thực sự là lĩnh vực thử thách với bộ phận Marketing.
1.4 Nhân viên quan hệ đối tác
Đối tác của một công ty E-commerce thì có nhiều nhóm khác nhau. Có đối tác là nhà bán hàng, có đối tác là đại lý, cũng có đối tác là các đơn vị vận chuyển. Tất cả những đối tác đó đều cần nhân viên quan hệ đối tác chăm sóc và hỗ trợ. Vai trò của vị trí này chính là duy trì sự ổn định cho hoạt động của một mạng lưới E-commerce. Bởi lẽ nếu thiếu hụt bất kỳ đối tác nào thì việc hoạt động cũng sẽ gặp phải nhiều bất lợi so với đối thủ cạnh tranh.
1.5 Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử
Đây sẽ là bộ phận quản lý các kênh bán hàng của một sàn E-commerce. Công việc này sẽ bao quát nhiều yếu tố khác nhau. Họ cần làm một số công việc của nhân viên quản lý ngành hàng như quản lý hoạt động của các ngành hàng nói chung. Kiểm soát các hoạt động trên kênh bán hàng, xử lý tình huống rủi ro trên kênh,… Đây là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và liên kết với nhiều bộ phận như bộ phận quản lý ngành hàng, bộ phận IT, Marketing,…
Xem thêm: E-business là gì? Đâu là sự khác nhau giữa E-commerce và E-business?
2. Nhân sự ngành Thương mại điện tử cần những kỹ năng nào?
Mỗi ngành nghề đều yêu cầu các kỹ năng đặc biệt khác nhau, E-commerce cũng vậy. Với môi trường đầy năng động, người làm việc trong ngành này cần có những kỹ năng sau:
2.1 Kỹ năng bao quát công việc
Khối lượng công việc trong ngành thương mại điện tử thật sự không hề ít. Các bộ phận trong hệ thống cũng làm việc rất gắn kết. Đó là lý do vì sao các nhân viên cần có sự bao quát và lập kế hoạch làm việc tốt. Nhiều đầu việc, các đầu việc có nhiều cách xử lý linh hoạt và phức tạp, yêu cầu công việc cũng không ít. Nếu không thể nắm bắt công việc, mọi người sẽ rất dễ khiến cho vấn đề trở nên rối rắm, khó giải quyết.
Xem thêm: Cần làm gì để thành công trong ngành Thương mại điện tử?
2.2 Kỹ năng công nghệ
Bất kỳ vị trí công việc nào trong ngành này cũng đều yêu cầu làm việc nhiều với công nghệ. Dù không thể hiểu sâu về IT thì mọi người cũng cần biết cách sử dụng các hệ thống công nghệ trong công ty. Một yếu tố cần thiết khác đó là các thuật sự công nghệ cơ bản, các nền tảng công nghệ chính. Người của công ty cần thông thạo sản phẩm của mình trước khi giới thiệu chúng đến đối tác và khách hàng mà.
2.3 Tư duy quản trị kinh doanh
Dù là vị trí nào trong công ty thì công việc đều có phần giống như quản trị kinh doanh vậy. Với công việc có tính hệ thống cao như ngành E-commerce thì dù là bộ phận nào thì bạn cũng cần có chút tư duy quản lý, đặc biệt là quản trị kinh doanh. Bạn sẽ thấy rõ điều này qua các JD tuyển dụng khi các vị trí trên thường tuyển nhân viên ngành Quản trị kinh doanh.
2.4 Kỹ năng làm việc nhóm
Đây chắc chắn là kỹ năng không thể bỏ qua. Khi làm việc trong hệ thống lớn và có tính liên kết thì kỹ năng làm việc nhóm là không thể thiếu sót. Nền tảng công nghệ lại còn là ngành dịch vụ, khi các bộ phận không phối hợp tốt thì sẽ gây ra lỗi ngay sau đó. Vấn đề gặp phải có thể là truyền thông không khớp nội dung trên web hay nhà bán hàng không được quản lý chất lượng tốt, gây ra sự bất mãn từ người mua,…
2.5 Tư duy tổng quan và linh hoạt
Làm việc online yêu cầu bạn phải có tư duy tổng quan vì khi một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến rất nhiều sự thay đổi khác. Đây cũng là một ngành dịch vụ lớn, các tình huống là khó lường trước và bạn cần linh hoạt xử lý chúng.
Tiềm năng lớn và được săn đón nhân lực, Thương mại điện tử sẽ là một thách thức giá trị cho những ai thích sự năng động của ngành này. Hy vọng rằng bài viết này của JobsGO đã gửi đến bạn những thông tin bổ ích. Theo dõi thêm để cập nhật các việc làm mới nhất tại app tuyển dụng JobsGO nhé.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)