3 ví dụ về kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và bài học rút ra

5/5 - (1 vote)

Cùng JobsGO xem xét 3 ví dụ về kỹ năng giao tiếp sau để học cách gắn kết quan hệ giữa người với người và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để thành công

Hiểu đúng về kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp trong tiếng anh còn gọi là Communication skills. Đây là tập hợp những quy tắc ứng xử hằng ngày, được đúc kết thông qua những kinh nghiệm trong quá trình con người giao tiếp với nhau. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp còn được xem là một phần quan trọng của nghệ thuật giao tiếp bởi lẽ nó bao gồm các kỹ năng quan trọng khác như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng ngôn từ,…. Do đó, để giao tiếp thành công bạn cần phải chăm chỉ luyện tập và không ngừng trau dồi kinh nghiệm của bản thân.

? Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 15 mẹo đơn giản giúp mọi người yêu quý bạn

Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống

Vai trò to lớn của kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng: “Dù cho bạn làm ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực gì thì nhà tuyển dụng đều yêu cầu kỹ năng giao tiếp?”. Bởi lẽ, mỗi ngày chúng ta đều phải gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người. Nếu bạn chủ quan, không chú trọng kỹ năng giao tiếp nhất định sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ và công việc trong tương lai.

Thế nên, có thể nhận thấy vai trò của kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Chỉ khi giao tiếp tốt bạn mới làm chủ được câu chuyện và khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, tôn trọng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm những người bạn mới, củng cố mối quan hệ và tăng vị thế trong mắt khách hàng, đồng nghiệp. Công việc của bạn cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển hơn. Vậy làm gì để cải thiện khả năng giao tiếp? Hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe kỹ, phản hồi đúng lúc, và không ngừng rèn luyện kỹ năng này qua các tình huống hàng ngày.

? Xem thêm: 7 kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp –  Bí quyết để mở lối thành công

Bài học từ các ví dụ về kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả vốn dĩ là một kỹ năng khó không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Thế nhưng, nếu biết cố gắng trau dồi bản thân mỗi ngày một chút, ý nhị, tinh tế hơn trong cách nhìn nhận vấn đề nhất định bạn sẽ thành công. Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng giao tiếp bạn giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Ví dụ 1: Hãy trả lời thông tin một cách đầy đủ

Ở một công ty nọ, có 2 nhân viên tên là Long và Nam (Long là nhân viên mới còn Nam là nhân viên lâu năm của công ty). Sau 3 tháng làm việc, Long được đề xuất giữ chức vụ trưởng phòng Kinh doanh còn Nam vẫn giữ nguyên vị trí nhân viên như cũ. Một hôm, Nam than phiền với sếp rằng: “Công ty không coi trọng những nhân viên chăm chỉ mà chỉ biết đề cử người biết nịnh bợ”. Người sếp biết rằng Nam đã cố gắng làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Thế nhưng, so với các nhân viên khác anh còn nhiều thiếu sót. Để giúp Nam nhận ra sự khác biệt của anh và Long, người sếp đã gọi 2 người đến và giao một nhiệm vụ đơn giản đó là “Hãy ra chợ và xem cho tôi hôm nay có bán dưa hay không?”. Nam hăng hái đi ra chợ và nhanh chóng quay trở về trả lời sếp là “Có”. Sau đó sếp hỏi bao nhiêu tiền 1 kg dưa, Nam lại vội vã quay trở lại chợ để hỏi và trả lời cho sếp là 15.000 đồng/kg.

Ông sếp liền cười và nói với Nam rằng: “Cũng câu hỏi này tôi hỏi Long, cậu ấy đã trả lời: “Ở chợ có 1 người bán dưa giá 15.000đ/kg. Dưa nhập từ miền nam cách đây 1 ngày. Chất lượng dưa rất tốt, tất cả đều đỏ ruột và ngon”. Nghe xong Nam cảm thấy đã phục và lý do tại sao người không được lựa chọn chính là anh

Bài học rút ra:

Để thành công trong công việc, người lao động cần biết cách cung cấp đầy đủ các thông tin mà lãnh đạo/ công ty/ khách hàng đang quan tâm. Khi theo dõi cách Nam và Long trả lời câu hỏi, chúng có thể thấy, rõ ràng Long đã cung cấp cho người sếp nhiều thông tin quan trọng hơn: sản phẩm nguồn gốc ở đâu, chất lượng sản phẩm thế nào.

Đối với câu trả lời của Nam, thứ người sếp biết chỉ là giá thành và điều đó không giúp ông biết mức giá có phù hợp với chất lượng sản phẩm hay không.

Ví dụ 2: Hãy nói khi cần thiết

Một trong những ví dụ tiếp theo về tình huống giao tiếp đó là bài học về sự lắng nghe.

Một người mẹ vì muốn kiểm tra thành quả giáo dục của cậu con trai mình đã đem cho con bé 2 quả cam và hy vọng cậu con trai sẽ chia cho mình một quả. Thế nhưng, cậu bé đã nhận lấy 2 quả cam từ tay người mẹ mà chẳng thèm nhìn mắt mẹ một lần. Cậu căn thử 2 quả cam cầm trên tay.

Người mẹ lúc đấy cảm thấy vô cùng thất vọng và hụt hẫng, định dạy cho con một bài học về sự tham lam ích kỷ. Tuy nhiên ngay lúc đó, cậu con trai cất giọng và nhìn mẹ hớn hở:

  • “Mẹ ơi, mẹ ăn đi này, con thử rồi, không chua đâu mẹ”

Thì ra cậu nghĩ mẹ sợ chua nên muốn nếm thử trước, nước mắt của người mẹ đột nhiên rơi xuống. Thì ra con trai mẹ đã trưởng thành.

Bài học rút ra:

Rõ ràng, cậu bé rất yêu thương mẹ của mình và đằng sau hành động của cậu là một trái tim ấm áp. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tốt bụng, nhưng nếu không nói, mọi người có thể hiểu lầm và cảm thấy thất vọng về bạn. Chính vì thế, hãy nói khi cần thiết.

Câu chuyện này cũng giúp ta hiểu thêm giá trị của sự chờ đợi và lắng nghe. Đôi khi con người ta dễ dàng tức giận vì không có sự kiên nhẫn và thời gian để lắng nghe câu trả lời của người đối diện. Phía sau sự chờ đợi đó là cả một tấm lòng ấm áp. Thế nên, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu trong giao tiếp thực sự vô cùng quan trọng.

Ví dụ 3: Đừng vội vàng buông những lời cay nghiệt

Một trưởng phòng điều tra thị trường của công ty Y vì cung cấp sai thông tin khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất vô cùng lớn. Phạm phải sai lầm lớn như vậy, tổng giám đốc có thể la mắng hoặc gián chức vị trưởng phòng không cần lý do. Thế nhưng, người giám đốc nọ lại vô cùng bình tĩnh. Ông nghĩ rằng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tổn thất này và gọi trưởng phòng đến báo cáo tuy nhiên câu trả lời ông nhận được chỉ là lời xin lỗi. Mặc dù, cơn tức giận đã đến đỉnh đầu, thế nhưng giám đốc vẫn cố gắng kiềm chế và cho anh một cơ hội nữa.

Mấy tháng sau, công ty kiếm được một khoản đầu tư vô cùng lớn nhờ những phán đoán cực chuẩn của vị trưởng phòng. Tổng giám đốc gọi anh lên và nói: 

– “Cậu không cần phải quá áy náy, chỉ cần sau này rút kinh nghiệm là được. Tôi trao cơ hội là vì tôi tin tưởng vào năng lực của cậu. Lần này cậu đã làm rất tốt. Công ty vẫn sẽ biểu dương cậu.”

Nghe xong những lời nói của vị giám đốc đã khiến trưởng phòng cảm thấy vô cùng xúc động và anh hứa sẽ cố gắng thật nhiều để đạt được những kết quả tích cực hơn trong tương lai.

Bài học rút ra:

Mặc dù rất giận, nhưng Tổng giám đốc không hề buông ra những lời cay nghiệt với nhân viên của mình. Thay vào đó, ông kiềm chế và cho người lao động thêm một cơ hội để sửa đổi sai lầm. Chính nhờ điều đó mà công ty một lần nữa nhận được khoản đầu tư có giá trị rất lớn cho sự phát triển.

Kết

Hy vọng với những chia sẻ về ví dụ giao tiếp trên của JobsGO đã giúp bạn có thêm những bài học quý giá để phục vụ thật tốt trong công việc và cuộc sống của mình. Ngay bây giờ, hãy luôn không ngừng trau dồi và rèn luyện những kỹ năng mềm thật tốt để ngày càng tự tin và vững bước trên con đường sự nghiệp bạn nhé! Đặc biệt, khi đối diện với tình huống khó xử, chẳng hạn như cách đối phó với Silent Treatment, bạn nên bình tĩnh và tìm cách mở lòng, lắng nghe để hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: