Tư Duy Phản Biện Là Gì? 6 Cấp Độ Trong Tư Duy Phản Biện

Đánh giá post

Tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện (tiếng Anh là Critical Thinking) là một kỹ năng mềm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tư duy, phát triển và đạt được thành công của một cá nhân. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu mọi điều liên quan đến kỹ năng này.

Mục lục

1. Phản Biện Là Gì?

Trước khi tìm hiểu “tư duy phản biện là gì?”, JobsGO sẽ cùng bạn khám phá “phản biện là gì?” nhé!

Phản biện là quá trình hoặc kỹ năng đưa ra lập luận đối với một quan điểm, ý kiến hoặc luận điểm khác. Mục tiêu của phản biện thường là thúc đẩy sự hiểu biết, thảo luận và đôi khi thay đổi quan điểm của người nghe.

Phản biện có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ học thuật đến chính trị và cuộc sống hàng ngày. Để có thể thuyết phục được người khác, người lập luận cần có kiến thức sâu rộng về chủ đề đang bàn luận và có khả năng diễn đạt mạch lạc.

Phản Biện Là Gì
Phản Biện Là Gì?

2. Khái Niệm Tư Duy Phản Biện Là Gì?

Tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện là khả năng suy luận, đánh giá, đưa ra nhận định logic và chặt chẽ về một vấn đề, ý kiến hoặc quan điểm. Điều này bao gồm các khả năng phân tích, nhận biết các thông tin hợp lý và không hợp lý; đánh giá các bằng chứng và lập luận; đưa ra kết luận dựa trên những phân tích này.

Tư duy phản biện yêu cầu sự cẩn trọng, cởi mở, khách quan khi xem xét các ý kiến và thông tin, thay vì chỉ đơn giản là chấp nhận hoặc phản đối một cách mù quáng. Nó cũng thúc đẩy việc đặt câu hỏi và tìm kiếm giải pháp trong quá trình suy nghĩ.

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, từ giáo dục đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thế nào là tư duy phản biện?
Thế nào là tư duy phản biện?

Bạn có thể tham khảo một ví dụ cụ thể về tư duy phản biện như sau:

  • A nói: 5 + 5 = 10, B nói 5 + 5 = 11, thì đây không phải tư duy phản biện.
  • A nói rằng “trong tháng này C chưa hoàn thành tốt các công việc được giao”. B lại nói rằng “C là một nhân viên tốt, gương mẫu trong công việc. Do C chưa có nhiều kinh nghiệm cũng mới làm quen công việc nên tốc độ còn chưa nhanh bằng các bạn khác. Thế nhưng C đều đã hoàn thành công việc được giao.” Đây mới là tư duy phản biện vì B đang nói dựa trên những lý lẽ và bằng chứng thực tế.

3. 2 Loại Tư Duy Phản Biện Là Gì?

Trong quá trình tìm hiểu “tư duy phản biện là gì?”, chắc hẳn đôi lúc bạn cũng sẽ bắt gặp những thuật ngũ như “tư duy phản biện tự điều chỉnh”, “tư duy phản biện ngoại cảnh”. Đây là 2 loại tư duy phản biện chính.

3.1. Tư Duy Phản Biện Tự Điều Chỉnh

Tư duy phản biện tự điều chỉnh là khả năng tự kiểm soát và đánh giá lại quá trình tư duy của bản thân một cách độc lập và chủ động. Nó bao gồm việc tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tư duy của chính mình, từ đó điều chỉnh hoặc cải thiện chúng để đạt được kết quả tư duy tốt hơn.

Điều này có thể bao gồm việc sửa đổi cách tiếp cận vấn đề, đánh giá lại các giả định, hoặc tìm kiếm thông tin bổ sung để hỗ trợ quá trình suy luận. Tư duy phản biện tự điều chỉnh thường được coi là một phần quan trọng của việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả.

Ví dụ: Mai là một sinh viên đại học đang học môn Toán. Trong quá trình làm bài tập, cô nhận thấy mình thường mắc phải lỗi sai khi không kiểm tra kỹ lưỡng các phép tính. Mai quyết định tự điều chỉnh cách tiếp cận của mình bằng việc dành thêm thời gian để kiểm tra lại từng bước tính toán. Thông qua phương pháp này, cô cải thiện khả năng tự kiểm soát và đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm bài tập.

3.2. Tư Duy Phản Biện Ngoại Cảnh

Tư duy phản biện ngoại cảnh là khả năng áp dụng tư duy phản biện vào một bối cảnh hoặc môi trường nào đó bên ngoài. Nó bao gồm khả năng nhận diện và áp dụng các nguyên tắc tư duy phản biện vào các tình huống cụ thể.

Tư duy phản biện ngoại cảnh có thể đòi hỏi kỹ năng như việc phân tích thông tin, đánh giá ý kiến và đưa ra kết luận hợp lý trong bối cảnh đó. Nó cũng liên quan đến khả năng hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị đối với quá trình tư duy và quyết định của một người.

Ví dụ: Nam tham gia vào một cuộc thảo luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình thảo luận, anh nhận thấy rằng quan điểm của mình được hình thành dựa trên một góc nhìn cá nhân và không đảm bảo tính toàn diện. Do đó, Nam cố gắng áp dụng tư duy phản biện ngoại cảnh bằng cách đặt câu hỏi cho bản thân và đồng đội, cân nhắc các quan điểm khác nhau và tìm kiếm thông tin bổ sung để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. Bằng cách này, anh thúc đẩy cuộc thảo luận phát triển, có giá trị hơn và đóng góp tích cực vào quá trình ra quyết định.

Tìm hiểu khái niệm tư duy phản biện
Tìm hiểu khái niệm tư duy phản biện

4. 6 Cấp Độ Trong Tư Duy Phản Biện Là Gì?

Tư duy phản biện trải qua 6 cấp độ từ không nhận biết được những vấn đề trong suy nghĩ đến trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Các bước hình thành tư duy phản biện gắn liền với 6 cấp độ này.

4.1. Cấp độ 1: The Unreflective Thinker

Trong giai đoạn này, chúng ta không nhận biết được những vấn đề trong tư duy của mình. Do đó, ý kiến và quyết định của chúng ta thường được đưa ra dựa trên những định kiến và quan niệm sai lầm.

The Unreflective Thinker thiếu các kỹ năng quan trọng để đánh giá suy nghĩ của bản thân.

4.2. Cấp độ 2: The Challenged Thinker

Bước sang giai đoạn thứ 2, chúng ta đã thừa nhận suy nghĩ của mình không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, chúng ta thường chưa xác định được tất cả các vấn đề. Cũng trong lúc này, con người biết rằng những sai lầm trong suy nghĩ có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng.

Các nhà tâm lý học nhấn mạnh, để giải quyết một vấn đề, trước hết bạn phải thừa nhận rằng vấn đề đó đang tồn tại trong bạn.

4.3. Cấp độ 3: The Beginning Thinker

Trong giai đoạn thứ 3, chúng ta cảm thấy như mình đang bơi trong biển vấn đề và chúng ta cố gắng cải thiện tư duy nhưng không thường xuyên. Chính ở giai đoạn này, nền móng của tư duy phản biện đã được hình thành.

4.4. Cấp độ 4: The Practicing Thinker

Ở giai đoạn này, chúng ta chẳng những nhận thấy các khiếm khuyết của bản thân mà còn có kỹ năng để đối phó với chúng. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa hiểu được suy nghĩ của mình một cách hệ thống và có thể trở thành con mồi việc “tự lừa dối bản thân”.

Theo các nhà khoa học, một người thường không đến được giai đoạn này cho đến khi học đại học.

4.5. Cấp độ 5: The Advanced thinker

Khi bước vào giai đoạn 5, chúng ta cảm thấy thoải mái với việc tự phê bình và thường xuyên tìm cách cải thiện những vấn đề trong tư tưởng. Các đặc điểm chính trong cấp độ này là:

  • Trí tuệ sáng suốt: để phát triển thói quen suy nghĩ mới.
  • Trí tuệ liêm chính: để nhận ra những điều mâu thuẫn trong tư tưởng, hành vi và cuộc sống.
  • Sự đồng cảm: để đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu họ.
  • Dũng khí: để đối đầu với những ý tưởng và niềm tin sai lầm.

4.6. Cấp độ 6: The Master Thinker

Trong giai đoạn này, tư duy phản biện đã trở thành thói quen. Chúng ta đã có khả năng hoàn toàn kiểm soát cách bản thân xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Chúng ta cũng liên tục tìm cách cải thiện kỹ năng tư duy; kiểm tra lại các giả định để tìm ra điểm yếu, thành kiến đang tồn tại trong suy nghĩ của mình.

5. Tầm Quan Trọng Của Tư Duy Phản Biện Là Gì?

5.1. Kích Thích Tinh Thần Học Hỏi

Một người có khả năng này chắc chắn sẽ không ngừng học hỏi điều mới trong cuộc sống. Họ luôn tò mò và ham muốn khám phá những thứ bản thân chưa biết đến. Hàng loạt câu hỏi vì sao được sinh ra và tư duy phản biện sẽ kích thích họ đi tìm câu trả lời.

5.2. Khả Năng Đưa Ra Quyết Định Nhanh Chóng, Chính Xác

Cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta phải tự đưa ra hàng ngàn quyết định lớn nhỏ. Có những quyết định khó khăn buộc bạn phải suy nghĩ nhiều hơn và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Lúc này, tư duy phản biện sẽ giúp cho bạn có suy nghĩ độc lập sáng suốt và có thể nhận định vấn đề dựa trên kinh nghiệm bản thân.

5.3. Yếu Tố Mà Nhà Tuyển Dụng Cần

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên. Khả năng phân tích thông tin, đưa ra nhận định có tính logic, đặt câu hỏi là yếu tố quan trọng trong nhiều ngành nghề và nhiều vị trí công việc.

5.4. Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả

Tư duy phản biện giúp chúng ta tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Bằng cách phân tích, đánh giá thông tin một cách kỹ lưỡng, bạn có khả năng tìm ra các giải pháp sáng tạo và hợp lý cho các tình huống phức tạp.

5.5. Thêm Phần Sáng Tạo

Tư duy phản biện không chỉ giúp giải quyết vấn đề một cách hợp lý mà còn khuyến khích sự sáng tạo. Khi một người có khả năng suy nghĩ linh hoạt, người đó có thể đưa ra các ý tưởng mới và phát triển các giải pháp mang tính đột phá.

Tư duy phản biện giúp bạn sáng tạo hơn
Tư duy phản biện giúp bạn sáng tạo hơn

5.6. Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình

Lợi ích của tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện giúp chúng ta nghiền ngẫm để hiểu rõ hơn về các vấn đề. Khi có khả năng suy luận mạch lạc và sở hữu những lập luận có cơ sở, chúng ta thường trở nên tự tin hơn khi phải trình bày ý kiến của mình trước đám đông.

5.7. Giúp Hoàn Thiện Bản Thân

Tư duy phản biện khuyến khích sự tự nhận thức và phát triển cá nhân. Bằng cách đặt câu hỏi, đánh giá thông tin, đưa ra nhận định mang tính khoa học; chúng ta có thể nhận biết và cải thiện điểm yếu của bản thân, đồng thời phát triển những mặt mạnh, cũng như các kỹ năng mới.

5.8. Thúc Đẩy Sự Phát Triển Chung Của Cộng Đồng, Xã Hội

Tư duy phản biện không chỉ giúp cá nhân tự phát triển mà còn đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng, xã hội. Bằng cách áp dụng tư duy phản biện vào các cuộc thảo luận, chúng ta có thể mang đến giải pháp sáng tạo để giải quyết nhiều vấn đề xã hội.

6. Đặc Điểm Của Một Người Có Tư Duy Phản Biện Là Gì?

Dưới đây là những đặc điểm thường thấy ở một người có tư duy phản biện:

  • Dễ dàng giao tiếp với những người không cùng quan điểm: Người sở hữu tư duy phản biện có khả năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời có thể thảo luận ý kiến một cách lịch sự, có hiệu quả.
  • Luôn có nhiều câu hỏi: Người có tư duy phản biện luôn không ngừng đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề.
  • Không ngại thay đổi: Người có tư duy phản biện không ngại thay đổi; sẵn sàng điều chỉnh ý kiến, quan điểm của mình dựa trên bằng chứng và thông tin mới.
  • Tham khảo, dẫn chứng, nguồn thông tin đa chiều: Người sở hữu tư duy phản biện luôn cố gắng tìm kiếm và tham khảo các nguồn thông tin đa chiều để đảm bảo tính đúng đắn trong quan điểm của mình.
  • Bị thu hút bởi những thông tin, phương pháp mới: Người có tư duy phản biện luôn khao khát sự phát triển nên sẵn lòng khám phá các ý tưởng và phương pháp mới.
  • Phân tích kỹ lưỡng trước khi ra quyết định: Người có tư duy phản biện thường phân tích và đánh giá kỹ lưỡng các sự lựa chọn trước khi ra quyết định cuối cùng.
  • Luôn có nhiều ý tưởng mới mẻ: Người có tư duy phản biện là thường là người sáng tạo và có khả năng đưa ra các ý tưởng mới trong giải quyết vấn đề.
  • Tiếp nhận thông tin có chọn lọc: Người có tư duy phản biện không tiếp nhận thông tin một cách mù quáng, mà thường lắng nghe, đánh giá và chỉ tiếp nhận thông tin đáng tin cậy.
  • Tự tin: Người có tư duy phản biện tự tin trong việc biểu đạt ý kiến, quan điểm của mình, đồng thời có khả năng bảo vệ và lập luận cho quan điểm của mình một cách lý trí.

7. Các Kỹ Năng Cần Có Để Phát Triển Tư Duy Phản Biện Là Gì?

Tư duy phản biện bao gồm những kỹ năng nhỏ vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ hoàn thiện tư duy phản biện mà còn giúp bạn định hướng suy nghĩ một cách thông minh hơn. Rèn luyện những kỹ năng này và đừng quên “show” ra trong CV hay buổi phỏng vấn nữa nhé.

Các kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
Các kỹ năng tư duy phản biện quan trọng

7.1. Kỹ Năng Quan Sát

Kỹ năng quan sát là điểm khởi đầu cho tư duy phản biện. Những người tinh ý có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định một vấn đề. Một khi có kỹ năng quan sát họ cũng có khả năng hiểu vấn đề ở đâu và tại sao. Họ thậm chí có thể dự đoán khi nào một vấn đề có thể xảy ra dựa trên kinh nghiệm.

Cải thiện kỹ năng quan sát của bạn bằng cách giảm tốc độ xử lý thông tin và chú ý hơn đến môi trường xung quanh. Hãy lắng nghe nhiều hơn, suy nghĩ kỹ hơn về sự vật, sự viện. Sau đó, chọn lọc những dữ liệu, thông tin hữu ích có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

7.2. Kỹ Năng Phân Tích

Khi một vấn đề đã được xác định, kỹ năng phân tích trở nên cần thiết. Khả năng phân tích, đánh giá một tình huống khi biết những dữ kiện, dữ liệu là rất quan trọng. Điều này cũng bao gồm việc thu thập các nghiên cứu, đặt các câu hỏi về dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đánh giá một cách khách quan.

Cải thiện kỹ năng phân tích của bạn bằng cách tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức mới. Ví dụ: bạn có thể đọc một cuốn sách về một khái niệm mà bạn chưa biết đến, thúc đẩy bản thân suy nghĩ theo cách mới và có những ý tưởng mới. Điều đó giúp bạn xây dựng kỹ năng diễn giải thông tin để đưa ra quyết định hợp lý dựa trên phân tích hợp lý. Một phần quan trọng trong phân tích là khả năng critically đánh giá thông tin, tức là phân tích một cách sâu sắc và toàn diện để đưa ra những nhận định chính xác và có cơ sở. Critically là gì? Đó là cách nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, phân tích một cách cẩn thận và toàn diện để đưa ra quyết định chính xác hơn.

7.3. Kỹ Năng Suy Luận

Suy luận là một kỹ năng liên quan đến việc đưa ra kết luận về thông tin bạn thu nhận. Bạn có thể phải có kiến thức hoặc kinh nghiệm về kỹ thuật hoặc ngành cụ thể. Khi bạn đưa ra suy luận, điều đó có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên thông tin hạn chế. Ví dụ: một thợ sửa xe có thể cần phải suy đoán điều gì khiến động cơ ô tô bị dừng vào những thời điểm dường như ngẫu nhiên dựa trên thông tin có sẵn.

Cải thiện kỹ năng suy luận của bạn bằng cách tập trung vào việc đưa ra các phỏng đoán có căn cứ hơn là vội vã kết luận. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm kiếm cẩn thận và xem xét càng nhiều căn cứ càng tốt (chẳng hạn như hình ảnh, dữ liệu hoặc báo cáo). Đồng thời, bạn cũng nên tự hỏi mình câu hỏi tư duy phản biện để đánh giá tính hợp lý và độ chính xác của các thông tin trước khi đưa ra kết luận.

7.4. Kỹ Năng Giao Tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi cần giải thích, phân tích về các vấn đề cũng như giải pháp khả thi. Không chỉ trong các cuộc thảo luận nội bộ mà còn giúp bạn thuyết phục khách hàng, đối tác.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn dựa trên tư duy phản biện bằng cách tham gia vào các cuộc tranh luận. Ví dụ, trong các tình huống khi bạn và người tham gia khác có thể không quan điểm. Ngoài ra, bạn nên duy trì các thói quen giao tiếp tốt, chẳng hạn như lắng nghe và tôn trọng. Nếu cần nêu ý kiến đối lập thì hãy giải thích ý tưởng của bạn một cách bình tĩnh, hợp lý.

7.5. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Sau khi bạn đã xác định và phân tích một vấn đề, chọn giải pháp, bước cuối cùng là thực hiện giải pháp của bạn. Tư duy phản biện giúp thực hiện giải pháp tốt nhất và xem xét tính hiệu quả của nó.

Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng, hợp lý. Giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn thực sự hiểu mọi thông tin liên quan.

7.6. Kỹ Năng Đàm Phán

Kỹ năng đàm phán là khả năng đạt được sự thỏa thuận thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng giữa các bên. Trong tư duy phản biện, kỹ năng đàm phán giúp người ta hiểu và tôn trọng quan điểm của người khác, đồng thời có khả năng đưa ra luận điểm của mình một cách rõ ràng, hiệu quả. Kỹ năng này còn giúp chúng ta xử lý mâu thuẫn và tìm ra giải pháp mà tất cả mọi người đều hài lòng.

7.7. Tính Linh Hoạt

Tính linh hoạt là khả năng thích ứng và điều chỉnh chiến lược hay hành động của mình trong các tình huống khác nhau. Trong tư duy phản biện, tính linh hoạt cho phép chúng ta mở rộng phạm vi suy nghĩ và tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Chúng ta có thể điều chỉnh hoặc thay đổi quan điểm của mình dựa trên thông tin, bằng chứng mới; đồng thời sẵn lòng chấp nhận ý kiến đối lập và khám phá các giải pháp khác nhau.

Học cách phản biện một vấn đề
Học cách phản biện một vấn đề

8. Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

Việc nuôi dưỡng Growth mindset cũng sẽ giúp bạn không ngừng phát triển và cải thiện kỹ năng của bản thân. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người? Bạn hãy thực hành những mẹo dưới đây mỗi ngày để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của mình, bạn nhé!

8.1. Luôn Kiểm Tra Thông Tin Với Con Mắt Thận Trọng

Hãy kiểm tra mọi thông tin mà bạn đang tiếp nhận. Bạn nên tự trả lời cho câu hỏi “Thông tin này có đầy đủ và cập nhật không?”, “Bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?”.

8.2. Nhìn Vấn Đề Dưới Nhiều Góc Độ

Mọi người đều có quan điểm của riêng mình. Ngay cả những nhà bác học đưa ra những lập luận có vẻ hợp lý cũng có những quan điểm và thành kiến cá nhân định hình suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi nghe, thấy một thông tin nào đó, bạn hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ khác.

8.3. Lắng Nghe Tích Cực

Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói sẽ giúp bạn xây dựng một bức tranh rõ ràng về quan điểm của họ. Bạn hãy cố gắng lắng nghe mà không phán xét – hãy nhớ rằng, tư duy phản biện là giữ tư duy cởi mở.

8.4. Thu Thập Thông Tin Bổ Sung Nếu Cần

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy băn khoăn, nghi ngờ về những điều bạn đọc được/nghe thấy; bạn nên tự nghiên cứu để có thêm thông tin và tự giải đáp thắc mắc của mình.

8.5. Đặt Nhiều Câu Hỏi Mở

Sự tò mò là đặc điểm chính của những người có tư duy phản biện. Vì vậy, hãy để đứa trẻ trong bạn thức dậy và đặt ra thật nhiều câu hỏi.

8.6. Tìm Các Nguồn Thông Tin Uy Tín

Bạn nên đọc thông tin từ những nguồn chính thống; tránh nội dung ẩn danh hoặc nội dung đến từ những người/trang tin có nhiều tranh cãi.

Bạn cũng cần lưu ý luôn kiểm tra các thông tin mà mình nhận được. Hãy nhớ rằng, thông tin cũ có thể chỉ đúng tại thời điểm nó được công bố và không phù hợp với thời điểm hiện tại.

8.7. Đặt Dấu Hỏi Cho Những Tin Tức Trên Mạng Xã Hội

Nếu bạn thấy một điều gì đó được chia sẻ trên Facebook, Tiktok,… đừng tin tưởng vào nó ngay lập tức. Hãy kiểm tra độ chính xác của câu chuyện trước khi chia sẻ nó.

8.8. Học Cách Phát Hiện Tin Tức Giả

Không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện ra nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm. Nhưng một nguyên tắc chung mà bạn có thể áp dụng cho mọi trường hợp là xem xét ngôn ngữ, cảm xúc và giọng điệu của người nói/bài viết. Đừng quá tin tưởng vào những bài viết mang tính cảm xúc và cố gắng điều hướng suy nghĩ của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các nguồn dữ liệu, số liệu, hình ảnh và trích dẫn.

8.9. Hãy Đặt Câu Hỏi Về Thành Kiến Của Bạn

Mọi người đều có thành kiến và bạn cũng thế. Để phát triển tư duy phản biện, bạn nên suy nghĩ một cách khách quan về những điều bạn thích, không thích và niềm tin của bạn. Tiếp đó, bạn hãy xem xét những điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào.

8.10. Hình Thành Ý Kiến Của Riêng Bạn

Tư duy phản biện là suy nghĩ một cách độc lập. Vì vậy, khi bạn đã đánh giá tất cả các thông tin, hãy hình thành kết luận của riêng bạn về vấn đề đó.

9. Rào Cản Khi Phát Triển Tư Duy Phản Biện Là Gì?

  • Thói quen: Việc phát triển tư duy phản biện yêu cầu sự mở lòng và sẵn lòng thay đổi, điều này không thể xảy ra nếu người ta bị ràng buộc bởi các thói quen cũ.
  • Bảo thủ: Người bảo thủ có khuynh hướng giữ vững quan điểm hiện tại mà không chấp nhận ý kiến hoặc thông tin mới. Điều này khiến họ không thể “suy nghĩ khác đi” và khám phá những khía cạnh mới của vấn đề.
  • Lười biếng: Người ta có thể trở nên lười biếng trong việc tìm hiểu thông tin mới, phân tích các quan điểm khác nhau hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa.
  • Cái “tôi” quá cao: Khi người ta tự tin quá mức vào quan điểm và ý kiến của bản thân mình, họ có thể không mở lòng để lắng nghe, chấp nhận ý kiến hoặc thông tin từ người khác.
  • Tư duy “bầy đàn”: Tư duy bầy đàn là hiện tượng mà người ta dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của đám đông mà không tự suy nghĩ và đánh giá một cách độc lập. Điều này làm giảm tính đa dạng và sự sáng tạo trong suy nghĩ, làm hạn chế khả năng phát triển tư duy phản biện.

10. Top 10 Sách Hay Về Tư Duy Phản Biện

Sách tư duy phản biện
Sách tư duy phản biện

Trong phần này, JobsGO sẽ giới thiệu với bạn top 10 sách về tư duy phản biện được nhiều người đánh giá tốt nhất.

  • Tư duy phản biện – Zoe Mckey: Cuốn sách này được coi là chìa khóa để bạn thoát khỏi lối suy nghĩ bế tắc và giải quyết các vấn đề khó khăn một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật – Kanagawa Akinori: Cuốn sách này cung cấp cho bạn một phương thức tư duy mới lạ. Bạn sẽ tạo được thói quen đặt câu hỏi và có cái nhìn khách quan về cách sự vật, hiện tượng.
  • Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman: Bạn tư duy nhanh hay chậm? Bạn đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hay tư duy. “Tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về 2 hệ tư duy tác động đến con đường nhận thức của con người.
  • Phá tan sự ngụy biện – M.Neil Browne & Stuart M.Keeley: Sách này giúp bạn hiểu sâu những giả định, quy trình ẩn sau những ý kiến, tư tưởng mà bạn cần tương tác. Qua đó, bạn có thể thấu suốt bí mật của ngôn từ, những sự giả định hay ngụy biện và có thể đưa ra lập luận chặt chẽ.
  • Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney: Bạn cảm thấy mình giỏi khi chơi thắng các trò chơi? Bạn luôn tin rằng mình sẽ chiến thắng khi có cơ hội? Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ biết được một sự thật là bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân cũng như độ khó về một công việc phức tạp.
  • Lối mòn của tư duy cảm tính – Ori & Rom: Đây là một cuốn sách hay nhưng “khó nuốt” vì nó cung cấp rất nhiều thông tin. Trong mỗi chương sách, thông qua các sự kiện cụ thể và các nghiên cứu đã được thực hiện, 2 tác giả phân tích cho chúng ta những hiện tượng tâm lý, những lối mòn tư duy và hành vi cảm tính mà chúng ta có thể mắc phải. Những lối mòn tư duy cảm tính này tác động đến cách mà chúng ta hành động. Và kết quả của nó đôi khi không hề tốt đẹp.
  • Cẩm nang tư duy phản biện – Richard Paul & Linda Elder: Cuốn sách này tập trung vào bản chất, kỹ năng tư duy phản biện. Những kỹ năng chung của cẩm nang được áp dụng cho mọi chủ đề. Khi sử dụng nguyên tắc này một cách thuần thục, bạn sẽ đạt được thành công.
  • Nghệ thuật tư duy rành mạch – Rolf Dobelli: Cuốn sách rèn tư duy phản biện, giúp bạn thay đổi suy nghĩ, hạn chế những quyết định vội vàng. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt trong mọi trường hợp.
  • Kỹ năng tư duy logic – Shibamoto Hidenori: Thay vì đưa ra những lời truyền cảm hứng khiến bạn “ảo tưởng” rằng mình đã tốt lên, cuốn sách này hướng dẫn kỹ năng tư duy một cách rất chi tiết và tỉ mỉ. “Kỹ năng tư duy logic” được viết để làm sáng tỏ những thắc mắc “Làm thế nào để tư duy tốt?” hay “Phải luyện tập tư duy như thế nào?”.
  • Tư duy biện luận – Nghĩ hay hơn hay nghĩ – Đỗ Thị Diệu Ngọc & Nguyễn Huy Cường: Nội dung được trình bày trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng nhất: khái niệm, yếu tố căn bản của lập luận và những lỗi ngụy biện phổ biến. Cùng với đó, cuốn sách cũng hướng dẫn bạn phương pháp rèn luyện tư duy qua những tình huống đa dạng, sinh động trong đời sống.

Như vậy, JobsGO đã cùng bạn tìm hiểu rất nhiều khía cạnh về tư duy phản biện là gì? Hãy hình thành cho mình thói quen và thực hành về tư duy phản biện để giải quyết vấn đề đúng đắn hơn, đồng thời không quên duy trì beginner mindset để luôn cởi mở với những ý tưởng và phương pháp mới.

Câu hỏi thường gặp

1. Tư Duy Phản Biện Là Gì Trong Tiếng Anh?

Tư duy phản biện trong tiếng Anh được dịch là "Critical Thinking".

2. Tư Duy Phản Biện Có Hạn Chế Gì Không?

Mặc dù tư duy phản biện mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số điểm hạn chế:

  • Mất thời gian: Tư duy phản biện đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực, nên chúng ta có thể mất nhiều thời gian để phân tích, đánh giá vấn đề.
  • Khó khăn trong việc đạt đến sự đồng thuận: Do mỗi người có quan điểm và giá trị riêng, đôi khi rất khó để đạt được sự đồng thuận trong các cuộc thảo luận hoặc tranh luận dựa trên tư duy phản biện.
  • Có thể dẫn đến sự căng thẳng giữa các bên: Trong một số trường hợp, tư duy phản biện có thể gây ra sự căng thẳng và xung đột quan điểm giữa các bên, đặc biệt khi việc tranh luận không được thực hiện một cách lịch sự.
  • Khả năng đánh giá sai lầm: Đôi khi, người ta có thể rơi vào các sai lầm do thiếu thông tin hoặc quá trình đánh giá không được thực hiện một cách chính xác và khách quan.
  • Có thể gây ra sự mất mát tự tin: Nếu không thực hiện đúng cách, tư duy phản biện có thể dẫn đến sự hoài nghi, mất tự tin vào khả năng đánh giá và ra quyết định của bản thân.

3. Tư Duy Biện Luận Có Phải Tư Duy Phản Biện Không?

Tư duy biện luận và tư duy phản biện thường được coi là hai khía cạnh không thể tách rời của quá trình suy nghĩ logic và lập luận. Tư duy biện luận tập trung vào việc xây dựng lập luận và chứng minh động cơ hoặc quan điểm của một người.

Trong khi đó, tư duy phản biện mở rộng hơn bao gồm cả quá trình phân tích, đánh giá, đối chiếu nhiều quan điểm khác nhau để đưa ra kết luận hoặc quyết định. Do đó, tư duy biện luận có thể được xem là một phần của tư duy phản biện.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: