Shop Assistant Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Shop Assistant Năm 2024

Đánh giá post

Shop Assistant là gì? Shop Assistant là những người chịu trách nhiệm bán sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng. Tại Việt Nam, vị trí này thường được gọi là “trợ lý cửa hàng” hoặc “nhân viên bán hàng”. Nhiệm vụ cụ thể của Shop Assistant là gì? Mức lương bao nhiêu? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay bạn nhé!

1. Shop Assistant Là Gì?

Shop Assistant là gì? “Shop Assistant” là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là “trợ lý cửa hàng”, “người bán hàng”, “nhân viên bán hàng” hoặc “nhân viên cửa hàng”. Đây là những người làm việc tại cửa hàng để phục vụ và hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm. Công việc của họ có thể bao gồm giải đáp thắc mắc của khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tư vấn về các mặt hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng.

Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì?

shop assistant là gì
Shop Assistant Là Gì?

2. Shop Assistant Làm Những Công Việc Gì?

2.1. Đón Tiếp Khách Hàng

Shop Assistant có trách nhiệm chào đón khách hàng khi đối phương bước vào cửa hàng. Sự chân thành và thân thiện của Shop Assistant có thể tạo ra ấn tượng tích cực từ giây phút đầu tiên và làm cho khách hàng cảm thấy mong muốn khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ trong cửa hàng.

2.2. Hỗ Trợ Khách Hàng Tìm Kiếm Sản Phẩm/Dịch Vụ Phù Hợp

Công việc của Shop Assistant là gì? Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Shop Assistant là hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Nhân viên bán hàng có thể tư vấn về tính năng, chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm/dịch vụ với yêu cầu cụ thể của khách hàng.

2.3. Cung Cấp Thông Tin Về Sản Phẩm/Dịch Vụ Cho Khách Hàng

Shop Assistant phải có kiến thức sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, nhân viên bán hàng cần cung cấp thông tin chi tiết về các đặc điểm kỹ thuật, ưu điểm và các thông tin khác mà khách hàng có thể quan tâm. Shop Assistant phải thể hiện được sự tự tin, nói chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc, tránh ấp úng. Điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy họ đang nhận được sự tư vấn chính xác.

2.4. Giải Đáp Thắc Mắc Của Khách Hàng

Nếu bạn thực sự hiểu Shop Assistant là gì, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trợ lý cửa hàng là giải đáp thắc mắc của khách. Nhân viên bán hàng cần có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách chính xác và dễ hiểu, qua đó giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm.

2.5. Hỗ Trợ Thanh Toán

Sau khi khách hàng đã chọn được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn mua, Shop Assistant hỗ trợ quá trình thanh toán. Điều này có thể bao gồm việc giải đáp thắc mắc về giá cả, cung cấp thông tin về ưu đãi và các phương thức thanh toán. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình thanh toán diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.

2.6. Giữ Cửa Hàng Luôn Gọn Gàng, Sạch Sẽ

Một trách nhiệm quan trọng của Shop Assistant là duy trì sự sạch sẽ và gọn gàng trong cửa hàng. Nhân viên cửa hàng phải thường xuyên kiểm tra và sắp xếp lại hàng hóa. Việc này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà còn giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng.

2.7. Trang Trí Cửa Hàng Vào Những Dịp Đặc Biệt

Shop Assistant thường được yêu cầu tham gia vào việc trang trí cửa hàng trong những dịp lễ, sự kiện hoặc các ngày đặc biệt. Nhờ đó, không gian cửa hàng sẽ trở nên bắt mắt, đồng thời góp phần kích thích tâm lý mua sắm của khách hàng.

2.8. Quản Lý Kho

Shop Assistant thường có trách nhiệm quản lý và theo dõi tình trạng tồn kho trong cửa hàng. Trợ lý cửa hàng thường xuyên phải kiểm tra hàng tồn kho và giữ cho số lượng hàng hóa trong kho ở mức ổn định. Nếu nhận thấy còn ít hàng, Shop Assistant phải báo cáo lên cấp quản lý để nhanh chóng nhập thêm hàng mới, nhằm sẵn sàng cung cấp sản phẩm cho khách khi đối phương cần.

Xem thêm: Quy trình nghiệp vụ quản lý kho hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

2.9. Báo Cáo Công Việc Cho Cấp Quản Lý

Shop Assistant sẽ báo cáo về các hoạt động hàng ngày và tiến triển công việc cho cấp quản lý. Việc này giúp xác định những vấn đề còn tồn đọng, từ đó cấp quản lý sẽ có phương án giải quyết phù hợp, giúp cho toàn bộ cửa hàng hoạt động hiệu quả.

ý nghĩa shop assistant là gì
Shop Assistant Làm Những Công Việc Gì?

2.10. Phối Hợp Với Các Bộ Phận Khác Nhằm Vận Hành Cửa Hàng Một Cách Suôn Sẻ

Để đảm bảo vận hành suôn sẻ của cửa hàng, Shop Assistant cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như bộ phận bán hàng online, quản lý nhân sự và bộ phận quảng cáo. Sự hợp tác này giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và tăng cường hiệu quả làm việc của cả cửa hàng.

3. Yêu Cầu Tuyển Dụng Vị Trí Shop Assistant

3.1. Trình Độ Học Vấn

Yêu cầu về trình độ học vấn cho vị trí Shop Assistant thường không quá cao. Mặc dù không yêu cầu bằng cấp cụ thể, nhưng những ứng viên có bằng trung cấp, cao đẳng hoặc đại học thường sẽ được ưu tiên. Bằng cấp không phải là tất cả, nhưng phần nào đó, nó cũng chứng minh được rằng ứng viên có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng.

3.2. Ngoại Hình

Sau khi tìm hiểu Shop Assistant là gì, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng Shop Assistant là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có thể được coi là bộ mặt của cửa hàng. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những trợ lý cửa hàng có ngoại hình ưa nhìn. Shop Assistant không cần đẹp như người mẫu, hoa hậu nhưng cần gọn gàng, dễ tạo thiện cảm cho người khác từ cái nhìn đầu tiên.

Những cửa hàng cao cấp, bán sản phẩm đắt tiền có thể có yêu cầu khắt khe hơn về chiều cao, cân nặng, màu tóc,… của nhân viên. Tuy nhiên, đối với phần lớn cửa hàng tại Việt Nam, điều quan trọng hơn là ứng viên có sự tự tin và năng lực giao tiếp tốt với khách hàng.

3.3. Kỹ Năng, Tố Chất Cần Thiết Của Shop Assistant Là Gì?

Ứng viên cho vị trí Shop Assistant cần có những kỹ năng cơ bản để thực hiện công việc hiệu quả.

  • Chăm sóc khách hàng: Shop Assistant cần phải có khả năng chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp và tận tâm. Sự quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ sẽ tạo ra ấn tượng tích cực và giúp trợ lý cửa hàng duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa quan trọng để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng. Shop Assistant cần có khả năng lắng nghe hiệu quả để có thể cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Sự thân thiện, chân thành có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm tích cực và tăng cơ hội quay lại của khách hàng.
  • Kỹ năng bán hàng: Đây là yếu tố quan trọng để trợ lý cửa hàng hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng. Shop Assistant cần phải hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ, có khả năng tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sắm.
  • Linh hoạt, có khả năng giải quyết vấn đề: Linh hoạt trong công việc và khả năng giải quyết vấn đề giúp Shop Assistant đối mặt với những tình huống khó khăn một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc giữ cho cửa hàng hoạt động suôn sẻ và đảm bảo hài lòng của khách hàng.
  • Quản lý thời gian: Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng để Shop Assistant có thể xử lý nhiều nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này giúp đảm bảo tất cả công việc được hoàn thành đúng hạn.
  • Nhanh nhẹn, tháo vát: Sự nhanh nhẹn, tháo vát giúp Shop Assistant đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi và yêu cầu không ngừng từ khách hàng.
  • Tự tin: Tự tin là một yếu tố quan trọng để Shop Assistant có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả và giao tiếp một cách tích cực với khách hàng. Sự tự tin cũng giúp tạo ra ấn tượng tích cực và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.
shop assistant
Yêu Cầu Tuyển Dụng Vị Trí Shop Assistant

4. Mức Lương Shop Assistant

Theo số liệu thống kê từ công cụ tra cứu lương của JobsGO, Shop Assistant từ 1 – 4 năm kinh nghiệm tại Việt Nam có mức lương phổ biến từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thu nhập thực tế của trợ lý cửa hàng có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số này do nhiều yếu tố như: khu vực làm việc, quy mô cửa hàng, sản phẩm/dịch vụ mà cửa hàng cung cấp,… Cửa hàng có quy mô càng lớn, sản phẩm/dịch vụ đắt tiền, được đặt tại các thành phố lớn thì lương Shop Assistant càng cao.

Ngoài ra, thu nhập của Shop Assistant cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi doanh số bán hàng. Càng bán được nhiều sản phẩm thì số tiền mà trợ lý cửa hàng nhận về hàng tháng càng tốt.

5. Câu Hỏi Thường Gặp Về Shop Assistant

5.1. Shop Assistant Đọc Là Gì?

Shop Assistant được phiên âm tiếng Anh là /ʃɒp əˈsɪstənt/ hoặc /ʃɑːp əˈsɪstənt/.

5.2. Shop Assistant Và Sales Assistant Có Giống Nhau Không?

Thuật ngữ “Shop Assistant” và “Sales Assistant” đều được sử dụng để chỉ người làm công việc bán hàng tại các cửa hàng.

5.3. Shop Assistant Có Thể Thăng Tiến Lên Vị Trí Nào?

Shop Assistant có thể thăng tiến lên các vị trí như Trưởng nhóm bán hàng, Quản lý Cửa hàng (Store Manager), hoặc các vị trí quản lý khác tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc tổ chức của cửa hàng. Điều quan trọng là Shop Assistant phải chứng minh được năng lực của bản thân.

Như vậy, bạn đã biết “Shop Assistant là gì?”, nhiệm vụ, mức lương, cũng như yêu cầu tuyển dụng cụ thể cho vị trí này rồi. Bạn có muốn trở thành một Shop Assistant không? Hãy truy cập ngay vào JobsGO.vn và sẵn sàng nhận về những cơ hội việc làm trợ lý cửa hàng mới nhất trong tháng này nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: