CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHỮNG MỐI QUAN HỆ NƠI CÔNG SỞ?

Đánh giá post

Trung bình một người dành 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần để làm việc. Như vậy, hầu hết chúng ta sẽ dành ⅓ cuộc đời mình để làm việc. Sẽ thật mệt mỏi nếu trong quãng thời gian đấy, chúng ta phải làm việc trong hiềm khích vì những mâu thuẫn không đáng có với đồng nghiệp.

Vậy, những bài học quan trọng rút ra được từ các mối quan hệ công sở là gì?

Chúng ta học được gì từ những mối quan hệ nơi công sở?
Chúng ta học được gì từ những mối quan hệ nơi công sở?

Xây dựng mối quan hệ hòa thuận với những kiểu người khác nhau

Đầu tiên, người mà chúng ta tiếp xúc, trò chuyện nhiều nhất tại công ti thường là những đồng nghiệp ngang tuổi, có cùng trình độ. Đây là những người có khả năng giúp đỡ chúng ta trong công việc nhất. Nếu biết vận dụng kĩ năng giao tiếp thì đây sẽ là một hậu phương vững chắc chốn công sở. 

Để xây dựng mối quan hệ tốt với họ, bạn nên thể hiện thái độ tích cực, tinh thần làm việc hăng say, tránh tạo cảm giác lười biếng. Những hành động như: chủ động chào hỏi khi đến cơ quan, thể hiện sự quan tâm khi họ gặp khó khăn, không bàn luận về chuyện riêng tư của người khác, vệ sinh nơi làm việc cá nhân sạch sẽ… chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp. 

>> Cách tạo ấn tượng tốt nơi công sở

Thứ hai, bạn đừng nên đặt nhẹ mối quan hệ với cấp dưới. Cấp dưới không những là cánh tay đắc lực của bạn, họ còn là nguồn tài nguyên phong phú. Nếu biết sử dụng hiệu quả kĩ năng phê bình và tán thưởng, bạn sẽ ngăn chặn được những đàm tiếu cũng như duy trì được nguồn nhân lực lâu dài. 

Bởi vậy, bạn nên hỏi han, quan tâm nhân viên một cách chân thành; tránh thể hiện “uy quyền cấp trên”; khuyến khích việc thể hiện ý kiến riêng, và đặc biệt chú ý đến sức khỏe nhân viên nếu họ phải liên tiếp tăng ca.

Cuối cùng, mối quan hệ cần nhiều kĩ năng giao tiếp khéo léo nhất chính là mối quan hệ với sếp. Để có được sự tín nhiệm của cấp trên, bạn cần tránh việc xu nịnh, luồn cúi. Trong mọi tình huống, bạn nên bình tĩnh trình bày quan điểm bản thân. 

Khi nhận được chỉ thị từ cấp trên, nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ thì hãy chủ động hỏi lại. Khi sếp ra nhiệm vụ, để tránh sai sót, hãy nhắn lại một lần để đảm bảo tính chính xác. Nếu bạn đã hoàn thành công việc trong lúc sếp còn đang bận rộn, hãy hỏi xem mình có thể giúp gì. Nếu thực sự không cần thiết, bạn có thể yên tâm ra về.

Xây dựng mối quan hệ hòa thuận với những kiểu người khác nhau
Xây dựng mối quan hệ hòa thuận với những kiểu người khác nhau

>> 4 hành động nhỏ tinh tế chốn công sở

 

Trở nên tinh tế hơn trong cuộc sống hằng ngày

Trong các cuộc họp công ti, mọi nhân viên luôn phải có mặt đúng giờ. Không ai muốn làm mất thời gian của đồng nghiệp, cấp dưới hay cấp trên. Thói quen này tạo nên tính kỉ luật trong đời sống hằng ngày. Từ đó, tạo điều kiện cho sự tin tưởng của những người khác.

Ngoài ra, để hòa nhập trong môi trường công sở, bạn phải học cách lắng nghe. Có vậy, bạn mới biết các vấn đề, mâu thuẫn cần giải quyết trong nội bộ. Trong đời sống hằng ngày, đây là một kĩ năng vô cùng có lợi bởi nó khiến bạn trở thành một người biết tôn trọng người khác.

Môi trường công sở còn rèn luyện kĩ năng biết giữ lời hứa. Trong công việc, việc hứa hẹn những điều không chắc chắn là điều cấm kị. Bạn sẽ dễ dàng mất niềm tin của đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên. Do vậy, một khi đã giữ lời sẽ hoàn thành một công việc nào đó, bạn phải cố gắng dốc sức hoàn thành. Hành động này trong đời sống thường ngày sẽ khiến bạn trở thành một người đáng tin cậy, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: