Headhunter là một trong những nghề đang khá “hot” trên thị trường việc làm hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người có định kiến, quan điểm sai lầm về nghề Headhunter do chưa hiểu rõ về nghề này. Vậy cụ thể đó là những quan điểm gì? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Headhunter chỉ tìm kiếm các vị trí có tiền hoa hồng cao
- Nghề Headhunter chỉ làm giờ hành chính
- Công việc của Headhunter giống HR
- Nghề Headhunter không có cơ hội thăng tiến
- Headhunter có quyền quyết định kết quả ứng tuyển của ứng viên
- Headhunter chỉ quan tâm đến việc lấp đầy chỗ trống
- Công việc Headhunter đơn giản, ai cũng làm được
Headhunter chỉ tìm kiếm các vị trí có tiền hoa hồng cao
Làm nghề Headhunter cũng tương tự như sale, thu nhập sẽ bao gồm lương cơ bản + thưởng hoa hồng nếu có nhiều ứng viên. Cũng chính từ tính chất công việc này mà nhiều người cho rằng, các Headhunter sẽ chỉ quan tâm, tìm kiếm các vị trí mang lại cho họ mức hoa hồng cao. Vậy sự thật có phải như thế?
Thực tế, mục tiêu chính của các Headhunter đó là cung cấp dịch vụ cho ứng viên, khách hàng thông qua việc hiểu họ muốn gì cho sự nghiệp, doanh nghiệp. Bởi vậy, các Headhunter không phải chỉ quan tâm đến hoa hồng, họ làm việc bằng tâm huyết, đầu tư, chú trọng phát triển các mối quan hệ, mở rộng giao tiếp, cởi mở, tìm kiếm sự tin tưởng ở ứng viên và khách hàng. Chính Headhunter sẽ là người kết nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, góp phần mang đến kết quả tốt nhất cho quá trình tìm kiếm nhân tài của các doanh nghiệp.
👉 Xem thêm: Headhunter là gì? Mức lương khủng của nghề săn đầu người
Nghề Headhunter chỉ làm giờ hành chính
Headhunter sẽ chỉ làm việc trong giờ hành chính, có phải vậy không? Câu trả lời là “KHÔNG”.
Vì phần lớn các ứng viên sẽ tìm kiếm việc làm trước khi xin nghỉ ở công ty hiện tại để đảm bảo an toàn, không rơi vào cảnh thất nghiệp. Do đó, trong giờ hành chính (từ 8 – 17h) họ sẽ khá bận rộn, không có quá nhiều thời gian để tiếp nhận các cuộc gọi, email từ Headhunter. Điều này đồng nghĩa với việc các Headhunter sẽ cần linh hoạt với giờ giấc, đôi khi phải làm việc ngoài giờ để liên lạc được với ứng viên.
Công việc của Headhunter giống HR
Nhiều người nhầm lẫn giữa Headhunter và HR, cho rằng công việc của họ là giống nhau, chỉ khác chức danh. Thế nhưng, Headhunter là người có vai trò kết nối giữa ứng viên với các khách hàng là đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài. Còn HR chỉ đảm nhiệm công tác tuyển dụng, giám sát nhân sự nội bộ. Ví dụ như là giải quyết các tranh chấp, tuân thủ pháp luật, các quy định, lợi ích của nhân viên,… Như vậy, về bản chất, 2 công việc này là hoàn toàn khác nhau.
👉 Xem thêm: Người mới vào nghề Headhunter, làm sao để không bị “ngộp thở”?
Nghề Headhunter không có cơ hội thăng tiến
Bất kể nghề nào cũng đều có cơ hội để phát triển. Điều quan trọng là mỗi người phải có sự cố gắng, nỗ lực, nắm bắt những cơ hội của bản thân. Vậy nên, quan điểm nghề Headhunter không thể thăng tiến là chưa đúng.
Thực tế, sự phát triển của nghề Headhunter có rất nhiều hướng khác nhau. Ví dụ như từ vai trò là một thực tập sinh, chưa có kinh nghiệm, bạn học hỏi, cố gắng và trở thành nhân viên chính thức hay chuyên viên Headhunter. Sau khoảng thời gian 6 tháng – 1 năm, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí leader và trên 3 năm kinh nghiệm, bạn trở thành một Manager, phụ trách quản lý công việc của cả bộ phận trong doanh nghiệp.
Headhunter có quyền quyết định kết quả ứng tuyển của ứng viên
Headhunter chỉ là cầu nối, họ có vai trò tìm kiếm, liên kết giữa ứng viên với các doanh nghiệp. Do đó, quyền quyết định kết quả ứng viên sẽ không nằm ở Headhunter mà là những người quản lý tuyển dụng, lãnh đạo của các công ty. Mặc dù Headhunter có thể tham gia vào quá trình sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn qua điện thoại,… nhưng họ sẽ không có tiếng nói cuối cùng về việc ai được chọn. Các công ty, quản lý tuyển dụng sẽ đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực, phong thái,… của ứng viên và có sự lựa chọn phù hợp cho vị trí mà họ đang tìm kiếm.
👉 Xem thêm: Trả lời câu hỏi: “Có nên tìm việc qua Headhunter không?”
Headhunter chỉ quan tâm đến việc lấp đầy chỗ trống
Đúng là các Headhunter sẽ không được trả tiền cho đến khi họ hoàn thành việc tìm kiếm ứng viên cho vị trí trống. Cũng chính vì vậy mà nhiều người cho rằng, công việc của Headhunter chỉ là lấp đầy chỗ trống cho doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên, quan điểm này lại có phần đánh đồng, chưa đúng cho tất cả các trường hợp.
Đối với nghề Headhunter, tìm ứng viên, kiếm tiền chỉ là mục tiêu ngắn hạn, xa hơn, bất kỳ ai cũng muốn tạo dựng mối quan hệ tốt với các đơn vị, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, từ đó duy trì, phát triển sự nghiệp. Nói như vậy nghĩa là, nếu các Headhunter chỉ làm việc qua loa, tuyển dụng cho đủ chỉ tiêu, KPI thì điều họ nhận được sẽ chỉ là lợi ích nhất thời. Ứng viên được tuyển không đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu sẽ khiến các đối tác, khách hàng mất thêm nhiều chi phí, thời gian cho quá trình tuyển dụng. Như vậy, lãnh đạo các công ty dần sẽ trở nên e ngại, không muốn tiếp tục hợp tác với các Headhunter.
Công việc Headhunter đơn giản, ai cũng làm được
Không có công việc nào là đơn giản, để thành công, chúng ta đều cần phải trải qua những thách thức, khó khăn nhất định. Và nghề Headhunter cũng vậy, nếu bạn nghĩ rằng nó quá đơn giản, ai cũng làm được thì chắc chắn bạn chưa từng thử với nghề này.
Khi làm Headhunter, bạn sẽ cần phải có kỹ năng giao tiếp, đàm phán giỏi, có khả năng phát triển, duy trì mối quan hệ tốt với ứng viên và khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một số kỹ năng liên quan đến công việc sales như gọi điện, quảng cáo, kiếm tiền độc quyền,… Như vậy, thực tế làm nghề Headhunter không hề đơn giản, thậm chí nó còn yêu cầu rất nhiều kỹ năng, kiến thức thì mới có thể phát triển, thành công.
👉 Xem thêm: Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay có thực sự đang tuyển dụng?
Headhunter là một nghề triển vọng, có nhiều cơ hội phát triển dành cho các bạn trẻ trong tương lai. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nghề Headhunter, từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)