Tester là một công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ trong ngành công nghệ thông tin. Nếu bạn cũng có đam mê với ngành, là Fresher Tester chuẩn bị đi làm hay sắp có những buổi phỏng vấn xin việc Tester thì bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi để nắm được các câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp và có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
Mục lục
- 1. Các câu hỏi phỏng vấn chung
- 2. Các câu hỏi phỏng vấn kiến thức chuyên môn
- 2.1 Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm?
- 2.2 Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?
- 2.3 Cần những giai đoạn nào để phát triển phần mềm?
- 2.4 Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?
- 2.5 Báo cáo kiểm thử thường sẽ gồm những phần nào?
- 2.6 Khi nào quá trình kiểm thử nên dừng lại?
- 2.7 Giai đoạn nào các lỗi phần mềm thường xuyên xuất hiện nhất?
- 2.8 Kiểm thử hệ thống là gì?
- 3. Các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn Tester
- 4. Các câu hỏi kiểm tra mức độ phù hợp của ứng viên
- 5. Ứng viên nên hỏi lại nhà tuyển dụng câu gì?
1. Các câu hỏi phỏng vấn chung
Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn Tester, chúng ta sẽ cùng điểm qua các câu hỏi chung thường gặp. Tuy đây không phải các câu hỏi quá khó hay phức tạp nhưng có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn ghi điểm và bước vào các vòng sau thuận lợi hơn.
1.1 Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình?
Đây là câu hỏi quá quen thuộc với ứng viên trong các buổi phỏng vấn xin việc. Theo đó, dù làm trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, bạn cũng cần chuẩn bị thật tốt cho câu hỏi này. Với vị trí Tester, hãy giới thiệu bản thân thật ngắn gọn và chú ý nêu bật các kỹ năng có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
1.2 Tại sao bạn lại lựa chọn công việc Tester?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn Tester này là để đánh giá sự nghiêm túc cũng như mục tiêu trong tương lai của bạn. Vì vậy, hãy chứng minh cho họ thấy bạn có những kỹ năng, tính cách, thành tích,… phù hợp với công việc này. Một vài dự định cụ thể trong 1, 3, 5 năm tới cũng giúp bạn ghi điểm tốt hơn rất nhiều so với câu trả lời: “Em/ Tôi chưa biết sẽ làm gì?”.
1.3 Bạn đã từng tham gia những dự án nào?
Đây là câu hỏi không quá đánh đố nhưng thực chất lại mang tính chất loại trừ cực cao. Theo đó, những ứng viên không thành thực, kỹ năng chưa tốt,… sẽ khó có thể vượt qua câu hỏi này. Vì vậy, khi gặp câu hỏi này, bạn hãy chú ý thành thật với những gì mình đã làm, có thể làm trước đây. Hãy liệt kê từng dự án, vị trí, công việc của mình trong từng dự án có thật, bạn sẽ vượt qua câu hỏi này dễ dàng.
1.4 Đâu là kỹ năng cần có của một Tester?
Khi gặp câu hỏi này, bạn không cần đưa ra các câu trả lời quá cao siêu, hãy tập trung vào các kỹ năng cần thiết của một Tester như am hiểu Testcase, kiểm thử hệ thống, cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm, khả năng bao quát vấn đề và phối hợp nhịp nhàng cùng đội nhóm.
Xem thêm: Nghề Tester là gì? Tương lai và tiềm năng của nghề như thế nào?
2. Các câu hỏi phỏng vấn kiến thức chuyên môn
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đặt ra những câu hỏi về kiến thức chuyên môn để kiểm tra xem bạn có thực sự hiểu về lĩnh vực và làm được việc hay không? Một số câu hỏi thường gặp đó là:
2.1 Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm?
Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời ngắn gọn, tốt nhất là theo ý hiểu của mình, đừng chỉ rập khuôn như học thuộc lòng.
Gợi ý: Kiểm thử phần mềm là quá trình quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, nhằm kiểm tra và phát hiện lỗi trong phần mềm đã được lập trình. Ngoài việc tìm lỗi, kiểm thử phần mềm cũng đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu và tiêu chí của khách hàng.
2.2 Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?
Nắm rõ các phương pháp kiểm thử phần mềm thì bạn mới có thể làm việc tốt, đạt hiệu quả cao. Khi được hỏi câu này, bạn có thể nêu ra 2 phương pháp chủ yếu đó là: kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng:
- Kiểm thử hộp đen là phương pháp tập trung vào việc thử nghiệm phần mềm từ góc độ người dùng mà không quan tâm đến cấu trúc nội bộ hay logic của mã nguồn. Nó kiểm tra tính năng và yêu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống.
- Kiểm thử hộp trắng là phương pháp tập trung vào việc kiểm tra cấu trúc nội bộ của chương trình. Nó đánh giá các thuật toán, mã nguồn, cấu trúc chương trình để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu suất của mã nguồn.
2.3 Cần những giai đoạn nào để phát triển phần mềm?
Việc phát triển phần mềm phải triển khai theo các giai đoạn nhất định và Tester cũng cần nắm rõ những giai đoạn đó. Bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng như sau:
Cần 4 giai đoạn chính trong quá trình phát triển phần mềm:
- Kiểm thử đơn vị (Unit testing): Kiểm tra từng đơn vị code nhỏ để đảm bảo chức năng và tin cậy của nó.
- Kiểm thử tích hợp (Integration testing): Kiểm tra khả năng hoạt động của các đơn vị code khi được kết hợp với nhau.
- Kiểm thử hệ thống (System testing): Kiểm tra toàn bộ hệ thống phần mềm trong môi trường thực tế.
- Công nhận kiểm thử (Acceptance testing): Kiểm tra phần mềm để đảm bảo nó đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng hoặc người dùng cuối.
2.4 Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?
Đây cũng là một câu hỏi kiểm tra kiến thức chuyên môn thường được các nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên. Bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn, đơn giản:
- Test hiệu năng (Performance testing) là quá trình đo lường, kiểm tra khả năng và hiệu suất của hệ thống phần mềm dưới một tải công việc nhất định.
- Kiểm thử chịu tải (Load testing) tập trung vào việc đưa hệ thống phần mềm vào tình huống tải cao và kiểm tra khả năng của nó để xử lý tải công việc lớn.
2.5 Báo cáo kiểm thử thường sẽ gồm những phần nào?
Làm Tester thì sẽ cần biết cách làm báo kiểm thử. Do đó, với câu hỏi này, bạn hãy liệt kê ra những phần quan trọng của báo cáo kiểm thử đó là:
- Tên Tester: Người thực hiện kiểm thử.
- Tên dự án: Tên dự án hoặc sản phẩm đang được kiểm thử.
- Số lượng test case: Tổng số test case đã viết hoặc đã thực hiện.
- Kết quả test case: Số lượng test case được đánh giá là Pass hoặc Fail.
- Số lượng defect trên module: Số lượng lỗi hoặc khuyết điểm được phát hiện trong module cụ thể.
- Tiến độ fix lỗi: Thông tin về tiến độ sửa lỗi, bao gồm số lượng lỗi đã được sửa và số lỗi còn lại.
2.6 Khi nào quá trình kiểm thử nên dừng lại?
Khi gặp câu hỏi này, bạn có thể liệt kê một số trường hợp là:
- Đạt đến giới hạn thời gian kiểm thử đã được quy định ban đầu.
- Ngân sách kiểm thử đã được sử dụng hết.
- Tỷ lệ bug và test case đạt yêu cầu.
- Các lỗi đã phát hiện được đã được sửa thành công.
- Sản phẩm hoạt động ổn định và tỷ lệ bug thấp.
- Công việc đã hoàn thiện và tài liệu liên quan đã được cập nhật đầy đủ.
- Quản lý dự án phần mềm đã thay đổi phương pháp thực hiện và yêu cầu tester dừng lại.
2.7 Giai đoạn nào các lỗi phần mềm thường xuyên xuất hiện nhất?
Câu hỏi này không quá khó, bạn có thể trả lời là: Giai đoạn kiểm thử phần mềm là giai đoạn phát hiện và sửa lỗi thường xuyên xảy ra sau khi bộ phận lập trình viên hoàn thành mã nguồn dự án.
2.8 Kiểm thử hệ thống là gì?
Gợi ý trả lời cho câu hỏi này: Quá trình kiểm thử hệ thống là bước quan trọng để đảm bảo sự sắp xếp đúng vị trí của các module và xác nhận tính đúng đắn của quá trình làm việc của hệ thống. Nó là một giai đoạn không thể thiếu sau Integration Testing và đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng của sản phẩm phần mềm.
3. Các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn Tester
Bên cạnh các câu hỏi chung kể trên, bạn sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn với các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn Tester. Tình huống này có thể không giống nhau ở các công ty nên chúng tôi sẽ điểm qua một số tiêu biểu nhất để bạn tham khảo.
3.1 Khi phát hiện ra lỗi nhưng Dev không đồng ý đó là lỗi thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Dev và Tester là hai vị trí có sự liên kết cực kỳ chặt chẽ trong các doanh nghiệp hoạt động công nghệ thông tin. Theo đó, nếu như Dev có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật thì Tester là người kiểm tra, giám sát và phát hiện các sai sót. Hai bên sẽ phối hợp với nhau để thực hiện tốt nhất một dự án.
Do đó, nếu hai bên chưa thống nhất về một vấn đề, bạn hãy đưa ra cách xem xét lại kỹ hơn, bàn bạc lại với team để đưa ra kết quả cuối cùng. Có kết quả thống nhất, bạn sẽ làm việc lại với Dev một cách thật bình tĩnh chứ không lập tức chỉ ra lỗi sai của họ.
3.2 Bạn làm gì khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?
Kiểm thử là việc Tester thực hiện xem hệ thống đã đạt yêu cầu và còn lỗi nào để khắc phục, sửa chữa hay không. Sau giai đoạn này, nếu không có vấn đề gì phát sinh, dự án sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, sau khi bạn đã kiểm thử và bàn giao, dự án phát sinh lỗi thì hãy thật bình tĩnh để xác định chính xác đó là lỗi gì. Nếu do lỗi của bạn, hãy nhận trách nhiệm và liên hệ để khắc phục nhanh chóng nhất. Ngược lại, nếu khách hàng thực hiện sai thao tác chứ không phải lỗi thì hãy hướng dẫn họ từ từ đến khi hoàn thành quy trình.
3.3 Bạn xử lý thế nào khi trong team có người không hài lòng về cách làm việc của mình?
Với câu hỏi tình huống này, bạn hãy bày tỏ việc muốn tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân đồng nghiệp có thái độ như vậy để từ từ giải quyết. Dù là do nguyên nhân gì, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được việc bạn chắc chắn không để những mâu thuẫn nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Xem thêm: Tổng hợp 6 tình huống nhà tuyển dụng thường sử dụng để thử thách ứng viên
4. Các câu hỏi kiểm tra mức độ phù hợp của ứng viên
Ngoài các câu hỏi liên quan đến kiến thức, nhà tuyển dụng cũng sẽ đề cập đến một số vấn đề khác để kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến:
4.1 Kế hoạch của bạn trong 1 – 2 năm tới là gì?
Nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi về kế hoạch trong 1-2 năm tới để đánh giá mức độ phù hợp, sự sẵn lòng của ứng viên trong việc cam kết và đóng góp cho công ty trong thời gian dài. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mục tiêu, động lực và kế hoạch phát triển cá nhân của ứng viên.
Chính vì vậy, bạn hãy chia sẻ cho nhà tuyển dụng những dự định, mục tiêu của mình như là phát triển lên vị trí nào, học hỏi cải thiện kỹ năng ra sao,… hoặc nếu bạn chuẩn bị kết hôn, sinh con thì cũng cần nói rõ với nhà tuyển dụng.
4.2 Bạn di chuyển đến công ty có khó khăn không?
Đây là một câu hỏi quan trọng vì nếu cách xa quá lớn, thì thời gian di chuyển sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc của bạn. Tuy nhiên, bạn hãy trả lời khéo léo rằng có khả năng di chuyển linh hoạt trong suốt nhiều giờ, khoảng cách đi lại không ảnh hưởng đến việc bạn đi làm bởi bạn có niềm đam mê lớn với công việc.
4.3 Khi nào bạn có thể bắt đầu công việc?
Với câu hỏi này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy bản thân rất cần và rất hào hứng được làm công việc này. Nếu được nhận, bạn có thể sắp xếp đi làm sớm.
Trường hợp bạn vẫn đang trong quá trình bàn giao ở công ty cũ, bạn cũng có thể trao đổi thẳng với nhà tuyển dụng để họ nắm bắt.
5. Ứng viên nên hỏi lại nhà tuyển dụng câu gì?
Dưới đây là một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng:
- Về môi trường làm việc và văn hóa công ty:
- Có thể bạn cho tôi biết về văn hóa công ty và môi trường làm việc ở đây?
- Công ty có chương trình kết nối nhân viên không?
- Về vai trò và trách nhiệm công việc:
- Vai trò chính và nhiệm vụ của vị trí công việc này là gì?
- Có các dự án cụ thể nào tôi sẽ được tham gia nếu trúng tuyển vào vị trí này?
- Về cơ hội phát triển và đào tạo:
- Công ty có kế hoạch đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên không?
- Có những cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp nào cho nhân viên trong công ty?
- Về công việc và tổ chức làm việc:
- Làm việc như thế nào trong nhóm? Có sự hỗ trợ và cộng tác chặt chẽ giữa các thành viên trong công việc không?
- Công ty áp dụng phương pháp làm việc nào, như Agile hay Waterfall?
- Về tiến trình phỏng vấn và quy trình tuyển dụng:
- Quy trình phỏng vấn và tiến trình tuyển dụng như thế nào?
- Khi nào tôi có thể nhận được thông báo về kết quả phỏng vấn?
Đặt câu hỏi phù hợp và cẩn thận giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty cũng như cho thấy sự quan tâm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn.
Hy vọng các câu hỏi phỏng vấn Tester trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các câu hỏi của chúng tôi mới chỉ dừng ở mức độ khái quát nên bạn hãy căn cứ vào trải nghiệm, tình huống huống thực tế để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm việc làm Tester, hãy truy cập vào website JobsGO.vn để tham khảo những việc làm chất lượng nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)