Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Ưu nhược điểm của nó như thế nào?

Đánh giá post

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Nó mang những ưu điểm và nhược điểm như thế nào khi áp dụng? Đặc điểm của người có phong cách lãnh đạo ra sao? Đâu là môi trường nên ứng dụng nó vào cách quản lý để đạt hiệu quả tốt nhất? JobsGO sẽ cho bạn câu trả lời với kiến thức bổ ích trong bài viết dưới đây. 

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Nó là một hình thức quản lý mà người lãnh đạo sử dụng uy tín và mức độ ảnh hưởng của mình tác động đến những người dưới quyền trong công ty. Lý giải một cách dễ hiểu là nhà lãnh đạo không lấy vị thế, chức vụ, quyền lực của mình để tác động vào cấp dưới.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?
Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Người lãnh đạo quản lý nhân viên theo phong cách dân chủ thường có những tác động tích cực thông qua các hành động như:

  • Khuyến khích, động viên nhân viên dưới quyền.
  • Không yêu cầu cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh được bản thân đặt ra một cách tuyệt đối.
  • Trước khi đưa ra quyết định thường lấy ý kiến của các nhân viên để đi đến thống nhất chung.

Để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo này ví dụ cụ thể như sau:

Phong cách lãnh đạo của Tim Cook là một CEO nổi tiếng của công ty Apple. Khi bắt đầu ý tưởng về iWatch, anh đã chọn phương thức giao nhiệm vụ cho những nhân viên đáng tin cậy của mình và ít tham gia vào các chi tiết kỹ thuật. Thay vì độc đoán bắt nhân viên theo ý mình, anh lại dùng sự dân chủ giúp nhân viên phát huy được tài năng của bản thân. Không chỉ có vậy, nhân viên cũng đánh giá anh là một người tận tình, chu đáo và luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với tất cả người trong công ty.

Đó chính là một minh chứng cho phong cách lãnh đạo theo kiểu dân chủ hiện nay. Với sự phát triển hiện đại và ngày càng văn minh của xã hội này, đây được xem là một cách thức quản lý hiệu quả và khai thác tối đa năng lực nhân viên đấy nhé!

👉 Xem thêm: 4 phong cách lãnh đạo phổ biến cho nhà quản lý

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Trong phong cách lãnh đạo này, ưu nhược điểm đều có, vậy cụ thể nó như thế nào? Chi tiết sẽ được JobsGo phân tích dưới đây:

Ưu điểm

Ưu điểm phong cách lãnh đạo dân chủ
Ưu điểm phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo theo hình thức dân chủ mang những ưu điểm tuyệt vời như sau:

  • Thứ nhất, khuyến khích các thành viên trong công ty tham gia vào các công việc chung. Nhờ vậy mà giúp họ hòa nhập và gắn kết với nhau được tốt hơn. Đồng thời, phong cách lãnh đạo này cũng giúp nhân viên hiểu nhau hơn để tạo nên kết quả công việc tốt nhất và sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
  • Thứ hai, giúp nhà quản lý mở rộng quan điểm và góc nhìn của bản thân. Thông qua cách quản lý dân chủ, các bạn sẽ tiếp nhận nhiều ý kiến và kinh nghiệm hơn, từ đó có nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chính xác hơn. Nhờ vậy mà kế hoạch hoặc chiến dịch được lên một cách khách quan và toàn diện nhất.
  • Thứ ba, giúp nhà quản lý giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Nhiều người đưa ra quan điểm và ý kiến trong một vấn đề. Từ đó sẽ nhanh chóng tìm được giải pháp tiềm năng nhất để hạn chế rủi ro và điều chỉnh công việc hợp lý.
  • Thứ tư, phong cách lãnh đạo này giúp xây dựng văn hoá công ty hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Lãnh đạo sẽ lắng nghe ý kiến của nhân viên, hiểu mong muốn của họ để có những thay đổi tích cực hơn. Nhờ đó mà nhân viên với công ty gắn kết hơn, các thành viên cũng thân thiết với nhau hơn.
  • Thứ năm, nó có thể đem ứng dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp khác nhau mà vẫn tạo hiệu quả cao.

👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Nhược điểm

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ

Bên cạnh những ưu điểm, phong cách lãnh đạo theo kiểu dân chủ cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Khiến nhà lãnh đạo trì hoãn việc ra quyết định. Nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng mới ý kiến của cách thành viên khiến việc đưa định lâu hơn, đôi khi bị trì hoãn.
  • Mang đến giải pháp kém chất lượng đối với những đơn vị không đủ kiến thức và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp. Bởi các thành viên chính là người đóng góp và tạo dựng nên sự phát triển của công ty khi quản lý theo hình thức dân chủ. Nếu nguồn nhân lực không chất lượng, đưa ra những hướng đi sai sẽ khiến doanh nghiệp “chết”.
  • Khi có nhiều người cùng tham gia vào một vấn đề không tránh được việc bất đồng quan điểm. Đôi khi chính nhân viên sẽ có suy nghĩ lãnh đạo không đủ năng lực nên cần đi hỏi nhân viên. Không những vậy, có một số cá nhân khi đưa quan điểm không được chấp nhận thì họ cho rằng đó là thiếu tôn trọng họ. Điều này khiến họ giảm nhiệt huyết với công việc và dần rời bỏ công ty.

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường có đặc điểm gì?

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường có đặc điểm gì?
Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường có đặc điểm gì?

Người có phong cách lãnh đạo theo hình thức dân chủ thường mang những đặc điểm như sau:

  • Thứ nhất, họ thường xuyên khuyến khích các thành viên trong nhóm, trong công ty chia sẻ quan điểm và ý kiến cá nhân. Tuy nhiên lãnh đạo vẫn là người cuối cùng đưa ra quyết định để áp dụng cho diện rộng.
  • Thứ hai, người lao động tạo môi trường giúp các thành viên, nhân viên dưới quyền được tham gia nhiều hơn vào công việc và các dự án của công ty.
  • Thứ ba, họ là những người luôn biết cách để giúp nhân viên thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy cầu tiến trong công việc và khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích, đóng góp.

Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường là người công bằng, trung thực, công minh, sáng tạo, can đảm. Họ có khả năng tuyệt vời về truyền cảm hứng đến mọi người, xây dựng được niềm tin với nhân viên và được họ tôn trọng. Nhờ đó mà bất kỳ quyết định nào khi đưa ra đều nhanh chóng nhận được sự thống nhất. Đồng thời người lãnh đạo cũng sẵn sàng trao quyền và động lực cho người dưới quyền. Chính vì vậy, một nhà quản lý thông minh và hiện đại cần rèn luyện phong cách lãnh đạo này.

👉 Xem thêm: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?

Nên xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ trong những doanh nghiệp nào?

Nên xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ trong những doanh nghiệp nào?
Nên xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ trong những doanh nghiệp nào?

Bất kỳ một môi trường doanh nghiệp nào hiện nay đều có thể xây dựng và triển khai hoạt động theo phong cách lãnh đạo này. Thông qua cách quản lý này, doanh nghiệp sẽ năng động và có những bước phát triển tốt hơn trong xã hội hiện đại này.

Không những vậy, phong cách lãnh đạo này sẽ thực sự hiệu quả nếu được triển khai với một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên thực sự chất lượng. Họ có chuyên môn và kỹ năng thì những gì nhà quản lý tiếp nhận từ đóng góp của họ mới có ý nghĩa thực sự.

Tuy nhiên, đối với các mô hình quan liêu, yêu cầu về thứ bậc trong hoạt động sản xuất hoặc môi trường quân đội thì phong cách lãnh đạo này không phù hợp để áp dụng đâu nhé! Nó sẽ khiến nhà quản lý thất bại và không điều phối được nhân viên dưới quyền của mình.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp và gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích nhất về phong cách lãnh đạo dân chủ. Một doanh nghiệp muốn có sự phát triển tốt, nhân viên gắn kết và cống hiến hết mình thì nên áp dụng phong cách này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: