Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn là gì? Quy trình, kỹ năng cơ bản cần biết

5/5 - (1 vote)

Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn chính là “cẩm nang” giúp bạn “sống” với nghề. Tìm hiểu kỹ hơn về nghiệp vụ này qua những thông tin được JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn là gì?

Nghiệp vụ là hai từ quen thuộc mỗi khi chúng ta bắt đầu công việc nào đó. Có thể định nghĩa đây là yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy ở ứng viên. Và những ai đáp ứng được những yêu cầu này đều được đánh giá cao và có triển vọng trong công việc.

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn là gì?

Đương nhiên, đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, điều này cũng không ngoại lệ.

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn là những kiến thức cơ bản và các kỹ năng cần thiết mà tất cả các vị trí làm việc trong nhà hàng đều phải nắm chắc và thực hiện đúng để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Từ đó, đem đến doanh thu cho nhà hàng, khách sạn.

Nhân viên là bộ mặt của khách sạn, nhà hàng. Do đó, những kiến thức và kỹ năng của họ sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của mỗi nhà hàng cũng như khách sạn.

👉 Xem thêm: Hé lộ sự thật về công việc quản lý nhà hàng

Quy trình thực hiện nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn

Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn được thực hiện chuẩn theo quy trình sau:

Chuẩn bị trước khi khách đến

  • Kiểm tra về vấn đề vệ sinh của các khu vực, bàn ăn mà bạn phụ trách. Bạn luôn phải đảm bảo từ trên xuống dưới bàn ghế và khu vực xung quanh phải thật sạch sẽ.
  • Tiến hành sắp xếp bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn và quy định của nhà hàng – khách sạn, sau đó cần trải khăn trải bàn và bao ghế (nếu có).
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng vụ phục vụ bữa ăn của khách như: Dao, dĩa, hũ muối, hũ tiêu, nĩa, binh hoa,… Cần chuẩn bị thêm dụng cụ dự phòng với số lượng vừa đủ để có thể thay thế khi cần thiết.
  • Kiểm tra cơ sở vật chất trong khu vực quản lý như: Bàn ghế, máy lạnh, đèn, nhà vệ sinh,…
  • Kiểm tra thông tin khách đặt bàn trước và ghi chú lại những yêu cầu từ khách (nếu có).

Phục vụ khi khách đến nhà hàng

Quy trình thực hiện nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn
  • Chào đón khách đến nhà hàng với nụ cười tươi tắn để thể hiện sự hân hoan, niềm nở. Nếu nhà hàng không có lễ tân, bạn cần nhanh chóng đến vị trí khách đứng để chào, hỏi thăm các thông tin cơ bản: Đặt bàn trước hay chưa, đi mấy người, vị trí chỗ ngoài mong muốn,…
  • Hướng dẫn khách đến vị trí phù hợp tại nhà hàng, kéo ghế cho khách ngồi theo thứ tự ưu tiên: Người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em, cuối cùng là đàn ông. Khi hướng dẫn khách vào bàn, lòng bàn tay của bạn phải mở và để ngửa hướng về phía bàn ngồi, hạn chế chỉ về phía khách.
  • Sau khi khách đã vào bàn, bạn cần giới thiệu các dịch vụ, món ăn, đồ uống đặc biệt tại nhà hàng cho khách, đưa khách xem menu để chọn món. Trong thời gian chờ khách gọi mọi, bạn cần lùi về phía sau khoảng 1 – 1.5m. Lưu ý: Đưa menu sang bên tay phải của khách và cúi người khoảng 30 độ.

Nhận order và phục vụ món ăn

  • Nhân viên có thể đưa ra các gợi ý về món để khách tham khảo và lựa chọn.
  • Khi khách đã sẵn sàng gọi món, bạn cần ghi lại chính xác, sau đó cần xác nhận lại với khách trước khi đưa order xuống bộ phận bếp. Lưu ý: Cần ghi thêm các yêu cầu đặc biệt của khách về món ăn (nếu có).
  • Chuyển Order đến các bộ phận có liên quan như: Bếp, quầy bar, thu ngân,…
  • Trong lúc khách chờ món ăn lên, bạn có nhiệm vụ trải khăn ăn, phục vụ các món ăn nhẹ cho khách. Tiếp đó bạn cần phục vụ đồ uống cho khách. Sau đó bạn cần đứng cách bàn ăn của khách ở khoảng cách vừa đủ và vừa với tầm nhìn của khách để khi khách có yêu cầu hỗ trợ bạn có thể phục vụ ngay.
  • Khi món ăn sẵn sàng, bạn cần kiểm tra xem đã đúng với order hay chưa rồi mới đem đến bàn ăn cho khách. Hãy chúc khách dùng ngon miệng với các món bạn phục vụ.
  • Sau khi khách dùng ⅓ món và khách không nói chuyện hãy hỏi thăm họ về tình hình món ăn.
  • Khi khách dùng bữa, bạn cần đứng lùi về sau để quan sát, không nhìn chằm chằm vào bàn ăn của khách và hỗ trợ khi cần.
  • Sau khi khách dùng xong các món đã gọi, bạn có thể gợi ý hoặc giới thiệu thêm các món khác như: Tráng miệng, cafe, trà,…
  • Cuối cùng là tiếp nhận thông tin thanh toán từ khách và chuyển đến thu ngân.

Tiễn khách và dọn dẹp

Tiễn khách và dọn dẹp
  • Hỗ trợ kéo ghế cho khách khi khách đứng lên chuẩn bị rời đi, cúi chào và cảm ơn, sau đó hướng dẫn khách ra cửa. Nếu nhà hàng có lễ tên thì bàn giao công việc này cho lễ tân.
  • Kiểm tra bàn ăn của khách xem khách có quên đồ hay không. Tiến hành dọn dẹp đồ ăn và các dụng cụ ăn uống.
  • Lau sạch sẽ khu vực được phân công cả trên và dưới gầm bàn ghế. Chuẩn bị bàn ăn mới để sẵn sàng đón khách tiếp theo.

👉 Xem thêm: Quản trị khách sạn – Nghề “hái ra tiền” cho các bạn trẻ năng động

Học nhà hàng – khách sạn nên lưu ý những gì?

Muốn trở thành quản lý nhà hàng, lãnh đạo hoặc đem đến chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng thì bạn cần nắm rõ nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn. Khi học, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh: Trong ngành nhà hàng – khách sạn thường đón rất nhiều các du khách nước ngoài đến dùng sản phẩm/dịch vụ. Do đó, muốn có chất lượng tốt thì bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, có thêm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh sẽ cực kỳ tuyệt vời. Nó sẽ là bí quyết giúp bạn nhận được những vị trí công việc tốt trong môi trường làm việc này đấy nhé!
  • Từng vị trí như: Nhân viên tiếp tân, nhân viên phục vụ, nhân viên buồng phòng,.. sẽ cần chú ý đến những kỹ năng riêng phục vụ công việc. Chẳng hạn như nhân viên tiếp tân cần có kỹ năng chào hỏi khách, nhân viên buồng buồng phòng phải có kỹ năng dọn và sắp xếp phòng đúng chuẩn.
  • Thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Trung thực trong công việc, không trục lợi cá nhân, luôn có tinh thần hiếu khách, thân thiện, cởi mở, luôn coi khách hàng là thượng đế để khiến họ hài lòng.

Nắm rõ những thông tin trên trong quá trình học nghiệp vụ nhà hàng khách sạn sẽ giúp bạn có con đường thăng tiến tốt hơn trong công việc.

Học nhà hàng – khách sạn nên lưu ý những gì?

Khám phá những kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Đối với nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, bạn cần nắm được những kỹ năng cơ bản sau:

Kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí

Một số vị trí trong nhà hàng, khách sạn có thể kể đến như nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng, quản lý…

Nhân viên lễ tân

Là vị trí đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, bạn cần phải nắm vững các kỹ năng cơ bản như:

  • Check-in – check-out cho khách
  • Hỗ trợ khách tiến hành thủ tục nhận – trả phòng
  • Giải quyết nhu cầu khách hàng, tư vấn, giới thiệu dịch vụ của nhà hàng, khách sạn

Công việc này đòi hỏi bạn phải thành thạo phần mềm quản lý của nhà hàng – khách sạn, kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ…

Nhân viên buồng phòng

Là một nhân viên buồng phòng, bạn phải nắm vững kiến thức, kỹ năng:

  • Quy trình kỹ thuật dọn phòng
  • Sử dụng các hóa chất và vật dụng cần thiết
  • Linh hoạt, nhanh nhạy trong mọi tình huống…

Nhân viên phục vụ

Điều đầu tiên mà một nhân viên phục vụ phải có chính là sự thân thiện cùng lòng hiếu khách. Bên cạnh đó là khả năng ngoại ngữ, đón – tiễn khách, tư vấn thực đơn cho khách, kiểm tra món ăn trước khi phục vụ, giải quyết kịp thời mọi nhu cầu của khách.

Quản lý

Là người đứng đầu của tập thể, người quản lý phải có tố chất lãnh đạo. Không chỉ định hướng, điều phối công việc mà còn phải có khả năng giải quyết mọi tình huống bất ngờ một cách nhanh nhạy. Đồng thời, trở thành người truyền động lực, cảm hứng làm việc cho nhân viên.

Phẩm chất nghề nghiệp

Các nhân viên của nhà hàng, khách sạn cần có những phẩm chất như:

  • Thân thiện, cởi mở, quan tâm, chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo.
  • Trung thực với đồng nghiệp và khách hàng.
  • Hòa đồng, biết giúp đỡ mọi người, tích cực trong các công việc nhóm để phục vụ lợi ích chung.
  • Lịch sự, tế nhị, khiêm tốn, thể hiện tính chuyên nghiệp, không để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến công việc chung.

Yếu tố ngoại hình

Khám phá những kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Đây cũng là một trong yếu tố quan trọng đối với những ai theo đuổi con đường này. Ngoại hình ưa nhìn, gọn gàng chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt người đối diện.

Đối với nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn yêu cầu nhân viên không mắc các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, ăn mặc lịch sự, gọn gàng, thực hiện đúng tác phong quy định về đồng phục/trang phục của khách sạn, nhà hàng.

>>> Tìm hiểu thêm: Fine dining mặc gì?

Kỹ năng ngoại ngữ

Không chỉ phục vụ du khách nội địa, mỗi nhà hàng, khách sạn cũng đón lượng khách quốc tế không hề nhỏ. Vì thế, một bộ phận nhân viên tại đây phải đạt yêu cầu trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói để hỗ trợ quá trình giao tiếp. Đây chính là cơ hội để khách sạn, nhà hàng tạo được thiện cảm với khách nước ngoài.

👉 Xem thêm: Lời khuyên dành cho những lễ tân khách sạn tương lai

Tố chất cần có để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng

Một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp cần có tố chất sau:

Thái độ kiên trì

Nhà hàng – khách sạn là ngành dịch vụ, hàng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau. Phục vụ liên tục khiến bạn cảm thấy mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng để sự mệt mỏi khiến bạn cáu gắt với khách hàng, hãy luôn kiên trì với thái độ phục vụ tốt nhất trong mọi tình huống để có cách giải quyết tốt nhất.

Chú tâm vào công việc

Tố chất cần có để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng

Chú tâm vào công việc là yếu tố cần thiết để bạn có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất dù là ở vị trí nhân viên phục vụ. Tập trung sẽ giúp bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ khách hàng để khiến họ hài lòng và biến thành khách hàng thân thiết với nhà hàng, khách sạn nơi bạn đang làm việc.

👉 Xem thêm: Kỹ năng cần thiết của nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp 

Hiện nay, chất lượng phục vụ là một trong các yếu tố cạnh tranh giữa các khách sạn, nhà hàng với nhau. Chất lượng phục vụ tốt chắc chắn sẽ giữ chân khách hàng và ngược lại. Vì thế, ứng viên muốn làm việc trong môi trường này cần nắm vững nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn có thể theo đuổi và phát triển trong nghề.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: