Ngành Quản Lý Đất Đai Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

Đánh giá post

Ngành Quản lý đất đai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của một quốc gia. Với sự gia tăng dân số và nhu cầu về đất đai, ngành này đóng vai trò quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất một cách hiệu quả.

1. Ngành Quản Lý Đất Đai Là Gì?

Ngành Quản lý đất đai là một lĩnh vực chuyên sâu tập trung vào việc quản lý và sử dụng đất đai một cách bền vững, hiệu quả. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc thu thập thông tin địa lý, đo đạc đất đai, quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn, đánh giá tiềm năng đất, cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Mục tiêu của ngành này là bảo vệ tài nguyên đất đai, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường và kinh tế xã hội.

ngành quản lý đất đai
Ngành Quản Lý Đất Đai Là Gì?

2. Ngành Quản Lý Đất Đai Học Những Gì?

Trong ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ học các môn học chuyên ngành như:

  • Khoa học đất đai
  • Quản lý tài nguyên đất
  • Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
  • Luật đất đai và chính sách quản lý

Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng thống kê, phân tích, quản lý dữ liệu đất đai,… để áp dụng trong thực tiễn.

Ngoài ra, tương tự như tất cả các ngành học khác tại cấp bậc Đại học tại Việt Nam, sinh viên ngành Quản lý đất đai cũng cần học các môn học chung cư Triết học, Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…

3. Ngành Quản Lý Đất Đai Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Ngành Quản lý đất đai học trường nào? Dưới đây là các trường đại học tại Việt Nam đang tuyển sinh chuyên ngành Quản lý đất đai và thông tin về điểm thi năm gần nhất để các bạn học sinh và các bậc phụ huynh tham khảo.

Các trường đào tạo ngành Quản lý đất đai & điểm tuyển sinh mới nhất
Khu vực Trường đại học Ngành Khối thi Điểm tuyển sinh năm 2023
Miền Bắc Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Quản lý đất đai A00; B00; C00; D01 21.25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Quản lý đất đai, Bất động sản và Môi trường A00; A01; B00; D01 17
Đại học Kinh tế Quốc dân Quản lý đất đai A00; A01; D01; D07 26.55
Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội Quản lý đất đai A00; C04; D01; A01 19.5
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Quản lý đất đai A00; A01; B00; D10 20.9
Đại học Nông lâm Bắc Giang Quản lý đất đai A00; A01; B00; D01 15
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên Quản lý đất đai A00; A01; D10; B00 15
Miền Trung Đại học Nông lâm – Đại học Huế Quản lý đất đai A00; B00; C00; C04 15
Đại học Quy Nhơn Quản lý đất đai A00; B00; C04; D01 15
Đại học Kinh Tế Nghệ An Quản lý đất đai A00; A01; B00; D01 19
Đại học Vinh Quản lý đất đai (chuyên ngành Quản lý đất đai; chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị và bất động sản) A00; B00; B08; D01 17
Miền Nam Đại học Nông lâm TP.HCM Quản lý đất đai A00; A01; A04; D01 18.75
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Quản lý đất đai A00; A01; B00; D01 17
Đại học Thủ Dầu Một Quản lý đất đai A00; D01; B00; B08 15.5
Đại học Cần Thơ Quản lý đất đai A00; A01; B00; D07 20.45
Đại học Đồng Tháp Quản lý đất đai A00; A01; B00; D07 15
Đại học Tây Đô Quản lý đất đai A00; A01; B00; D01 15

4. Học Ngành Quản Lý Đất Đai Ra Làm Gì?

quản lý đất đai học trường nào
Học Ngành Quản Lý Đất Đai Ra Làm Gì?

Dựa trên kiến thức và kỹ năng thu được từ ngành Quản lý đất đai, người học có thể phát triển sự nghiệp trong nhiều vị trí khác nhau:

4.1. Quản Lý Đất Đai Công Cộng

Nhân viên Quản lý đất đai công cộng thường làm việc trong các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả các loại đất đai công cộng. Công việc có thể bao gồm đánh giá tiềm năng của đất, xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát thực thi các chính sách, quy định liên quan đến đất đai.

4.2. Kỹ Sư Đất Đai

Kỹ sư đất đai cần có kiến thức, kỹ năng về địa lý, kỹ thuật đo đạc và quản lý dữ liệu đất. Tại vị trí này, người làm việc sẽ tham gia vào việc thiết kế, triển khai và quản lý các dự án liên quan đến sử dụng đất đai, từ quy hoạch đến giám sát thi công.

4.3. Tư Vấn Quản Lý Đất Đai

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, người học có thể làm việc cho các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Quản lý đất đai. Công việc có thể bao gồm đánh giá đất, hỗ trợ quy hoạch đất đai, tư vấn về chính sách và quy định liên quan đến đất đai.

4.4. Nghiên Cứu Và Phát Triển

Cử nhân ngành Quản lý đất đai cũng có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu chính phủ hoặc phi chính phủ. Công việc chính liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp, công nghệ mới trong lĩnh vực Quản lý đất đai, nhằm tối ưu hóa sử dụng đất và bảo vệ môi trường.

4.5. Giảng Dạy Và Đào Tạo

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản lý đất đai sẽ có cơ hội trở thành giảng viên đại học, cao đẳng. Những người làm việc tại vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về các khía cạnh của Quản lý đất đai cho sinh viên và những người làm việc trong ngành.

5. Mức Lương Ngành Quản Lý Đất Đai Cao Không?

Người làm việc trong ngành Quản lý đất đai có mức lương khởi điểm từ khoảng 7 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương cụ thể mà người lao động được nhận bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, quy mô công ty, địa điểm làm việc,…

Ngành Quản lý đất đai đang ngày một chứng minh được vai trò quan trọng của mình; do đó, JobsGO tin chắc rằng, nhu cầu tuyển dụng ngành này sẽ tăng lên và mức lương của người lao động ngành này cũng sẽ càng thêm hấp dẫn.

6. Ngành Quản Lý Đất Đai Có Được Ưa Chuộng?

Mặc dù có cơ hội việc làm rộng mở và mức lương khá hấp dẫn, nhưng ngành Quản lý đất đai không được ưa chuộng như những ngành HOT (công nghệ thông tin, marketing, hay tài chính).

Lý do chính có thể là do học sinh và phụ huynh không có nhiều thông tin về ngành này. Điều đó cũng dẫn đến việc có ít người nhận ra tiềm năng và cơ hội phát triển trong ngành.

chuyên ngành quản lý đất đai
Ngành Quản Lý Đất Đai Có Được Ưa Chuộng?

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Quản Lý Đất Đai

7.1. Là Người Có Trách Nhiệm

Người làm việc trong ngành Quản lý đất đai nhất định phải là người có trách nhiệm. Vì vậy, để theo học ngành này, sinh viên cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc quản lý, sử dụng đất đai một cách bền vững; luôn cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn của cộng đồng, cũng như môi trường.

7.2. Làm Việc Có Hệ Thống

Một kỹ năng không thể thiếu để theo học ngành Quản lý đất đai là khả năng tư duy, làm việc có hệ thống. Sinh viên cần tổ chức thông tin một cách logic, từ việc quản lý dữ liệu đến việc lập kế hoạch và triển khai các dự án quản lý đất.

7.3. Sáng Tạo, Năng Động Trong Công Việc

Để đối mặt với những thách thức đa dạng trong Quản lý đất đai, sinh viên cần phải sáng tạo và năng động khi làm việc. Việc tìm kiếm giải pháp mới, hiệu quả cho các vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo trong tư duy và cách tiếp cận vấn đề.

7.4. Giao Tiếp Tốt

Trong quá trình học tập và làm việc, việc giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Sinh viên cần phải có khả năng giao tiếp tốt để làm việc nhóm và trình bày ý kiến một cách dễ hiểu.

7.5. Biết Học Và Tự Học

Không chỉ Quản lý đất đai, dù học ngành nào đi chăng nữa, sinh viên cũng cần biết cách học và tự học nếu muốn đạt được thành công. Người học cần phải biết cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin để từ đó phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình.

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Lý Đất Đai Như Thế Nào?

Cơ hội việc làm trong ngành Quản lý đất đai rất đa dạng và rộng lớn, với nhiều lựa chọn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

  • Tổ chức chính phủ: Bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Quản lý đất đai và các sở, văn phòng đăng ký đất đai ở cấp tỉnh, địa phương.
  • Viện nghiên cứu và giáo dục: Các tổ chức như Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn.
  • Cơ quan và phòng ban hành chính công: Bao gồm các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài chính ở các cấp quận/huyện, thị xã.
  • Công ty và tổ chức tư nhân: Như tổ chức tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản; các công ty đo đạc và thành lập bản đồ.
  • Ngân hàng và tổ chức tài chính: Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng có nhu cầu về chuyên viên Quản lý đất đai để đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến bất động sản.
  • Các đơn vị sự nghiệp ngành tài nguyên và môi trường: Bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Như vậy, với sự đa dạng của các lựa chọn việc làm, ngành Quản lý đất đai đem lại cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ngành Quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững. Bằng cách Quản lý đất đai một cách hiệu quả, chúng ta có thể đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu hỏi thường gặp

1. Quản Lý Đất Đai Khối Nào?

Dựa vào thông tin trong phần 3, chúng ta có thể nhận thấy rằng các trường Đại học có chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai chủ yếu tuyển sinh bằng cách xét điểm thi các khối:

  • A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • B00: Toán học, Sinh học, Hóa học
  • D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh

Ngoài ra, một số trường cũng sử dụng điểm thi của các khối A04 (Toán, Lý, Địa), C00 (Văn, Sử, Địa), C04 (Văn, Toán, Địa), D07 (Toán, Hóa, Anh), D08 (Toán, Sinh, Anh), D10 (Toán, Anh, Địa) để tuyển sinh.

2. Học Đại Học Từ Xa Ngành Quản Lý Đất Đai Ở Đâu?

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện đang tuyển sinh sinh viên Chương trình Học Đại Học từ xa ngành Quản lý đất đai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: