Ngành Kỹ thuật vật liệu đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cho những người muốn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn khám phá những khía cạnh thú vị và tiềm năng của ngành này.
Mục lục
- 1. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Là Gì?
- 2. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Học Những Gì?
- 3. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Cao Không?
- 6. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Là Gì?
Ngành Kỹ thuật vật liệu là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các loại vật liệu khác nhau, từ kim loại đến gốm, bán dẫn, polymer, vật liệu y sinh,… Mục tiêu của ngành này là hiểu rõ cấu trúc, tính chất của các loại vật liệu, từ đó thiết kế, chế tạo và ứng dụng chúng vào thực tế.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này nghiên cứu về cách các vật liệu được tạo thành từ nguyên liệu cơ bản, cấu trúc tinh thể, tính chất vật lý và hóa học của chúng, cũng như cách nguyên liệu tương tác với môi trường trong các điều kiện khác nhau. Kỹ sư ngành Kỹ thuật vật liệu cũng tìm cách cải thiện hoặc tạo ra các vật liệu mới sở hữu tính chất đặc biệt, như độ bền cao, đàn hồi, trong suốt, hay vật liệu nhớ hình,…
Ngành Kỹ thuật vật liệu có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng, môi trường, y tế, điện tử, công nghiệp sản xuất.
2. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Học Những Gì?
Môn học ngành Kỹ thuật vật liệu khác nhau ở từng trường nhưng thường gồm những khối kiến thức chính như sau:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: Đây là nền tảng kiến thức bao gồm các môn học như Triết học, Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại số tuyến tính, Giải tích,… Tiếng Anh, Tin học trong kỹ thuật cũng là các môn học bắt buộc trong khối kiến thức đại cương. Tiếng Anh phục vụ việc đọc tài liệu và giúp người học tương tác với cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Tin học trong kỹ thuật giúp người học hiểu và biết cách ứng dụng công nghệ khi làm việc để gia tăng hiệu suất.
- Khối kiến thức cơ sở ngành: Bao gồm các môn học như Quản lý chất lượng, Hình họa – Vẽ kỹ thuật, Quá trình sản xuất cơ khí,… Các môn này cung cấp kiến thức về quy trình sản xuất và quản lý chất lượng, cũng như kỹ năng vẽ kỹ thuật cần thiết trong thiết kế, sản xuất vật liệu.
- Khối kiến thức chuyên ngành: Bao gồm những môn học chuyên sâu về cấu trúc vật liệu, tính chất vật liệu và ứng dụng vật liệu trong các lĩnh vực cụ thể.
- Thực hành: Khi theo học ngành Kỹ thuật vật liệu, sinh viên cần thực hiện các dự án thực hành và nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Điều này giúp người học biết cách áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và phát triển kỹ năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề,…
Với sự kết hợp của các khối kiến thức này, sinh viên sẽ có kiến thức rộng và sâu về vật liệu, cũng như ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất đến công nghệ cao.
3. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Dưới đây là danh sách các trường đại học tại Việt Nam đang tuyển sinh ngành Kỹ thuật vật liệu và điểm thi năm 2023 để bạn tham khảo.
Trường học | Ngành học | Khối thi | Điểm tuyển sinh 2023 | Hình thức tuyển sinh |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Kỹ thuật vật liệu | A00; A01; D07 | 23,25 | Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Xây Dựng Hà Nội | Kỹ thuật vật liệu | A00; B00; A01; D07 | 17 | Tốt nghiệp THPT |
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên | Kỹ thuật vật liệu | A00; A01; D01; D07; XDHB | 18 | Học bạ |
Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM | Kỹ thuật vật liệu | A00; A01; D07 | 55,36 | Tốt nghiệp THPT; Điểm thi TN THPT theo tổ hợp xét tuyển x 3; Chương trình Tiên tiến |
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng | Công nghệ Kỹ thuật vật liệu xây dựng | A00, A01 | 17 | Tốt nghiệp THPT |
Đại học Cần Thơ | Kỹ thuật vật liệu | A00, B00, A01, D07 | 21,35 | Tốt nghiệp THPT |
4. Học Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Ra Làm Gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật vật liệu, bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như sau.
4.1. Kỹ Sư Thiết Kế Vật Liệu
Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào việc thiết kế và phát triển các vật liệu mới hoặc cải thiện các vật liệu hiện có. Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu về tính chất vật liệu và khả năng áp dụng kiến thức này vào quá trình thiết kế.
4.2. Kỹ Sư Vận Hành Trong Quá Trình Sản Xuất
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật vật liệu, bạn có thể làm việc như một kỹ sư vận hành, giám sát quá trình sản xuất các sản phẩm từ các nguyên liệu vật liệu cụ thể. Kỹ sư vận hành cần đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn.
4.3. Kỹ Sư Chế Tạo
Với kiến thức về cấu trúc và tính chất của vật liệu, kỹ sư ngành Kỹ thuật vật liệu có thể tham gia vào quá trình chế tạo và gia công các sản phẩm từ vật liệu cụ thể. Công việc này bao gồm các nhiệm vụ như lựa chọn vật liệu phù hợp, thiết kế quy trình sản xuất, giám sát quá trình chế tạo và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
4.4. Nhà Nghiên Cứu Vật Liệu
Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển vật liệu mới, hoặc nghiên cứu về các tính chất, ứng dụng của các loại vật liệu hiện có. Công việc của nhà nghiên cứu vật liệu bao gồm thu thập dữ liệu, thực hiện các thí nghiệm, phân tích kết quả để hiểu sâu hơn về cấu trúc, tính chất của vật liệu. Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia vào việc áp dụng vật liệu mới vào các lĩnh vực cụ thể như công nghệ, y học, năng lượng,…Điều này cho thấy rõ rằng các ngành nghề lĩnh vực có công nghệ tham gia rất đa dạng và phong phú, từ sản xuất, xây dựng, đến chăm sóc sức khỏe và năng lượng tái tạo.
>>>Tìm hiểu thêm: Công nghệ vật liệu là gì?
4.5. Kiểm Soát, Giám Sát Nguồn Vật Liệu
Khi trở thành người kiểm soát, giám sát nguồn vật liệu, bạn cần kiểm tra, đánh giá chất lượng của vật liệu đầu vào định kỳ và đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tham gia vào việc phát triển các quy trình kiểm soát chất lượng và cải thiện hiệu suất của hệ thống sản xuất.
5. Mức Lương Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Cao Không?
Theo số liệu thống kê mới nhất của JobsGO, sinh viên ngành Kỹ thuật vật liệu mới ra trường được trả mức lương trung bình trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng, phổ biến là 12 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập tương đối cao khi xem xét trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mức lương ngành Kỹ thuật vật liệu có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc, quy mô công ty, địa điểm làm việc,… Người lao động trong ngành này cần tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng để có được thu nhập cao hơn trong tương lai.
6. Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Có Được Ưa Chuộng?
Kỹ thuật vật liệu là một trong những ngành có tiềm năng và cơ hội việc làm rất lớn. Nhưng tiếc rằng, ngành này hiện chưa được nhiều phụ huynh và học sinh biết đến. Phần đông mọi người vẫn đang tập trung vào những ngành nghề phổ biến như công nghệ thông tin, marketing, y học,…
Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu mới, ngành Kỹ thuật vật liệu dự kiến sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn trong tương lai.
Các trường đại học; các đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất vật liệu tại Việt Nam có thể tăng cường hoạt động truyền thông về ngành này để thu hút sự quan tâm từ phía học sinh, sinh viên, phụ huynh và người tìm việc.
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu
Bạn cần sở hữu những tố chất dưới đây để học ngành Kỹ thuật vật liệu và thành công trong lĩnh vực này
7.1. Nền Tảng Kiến Thức Về Các Môn Khoa Học Tự Nhiên
Hiểu biết vững chắc về các môn như Hóa học, Vật lý và Toán học là nền tảng để bạn tiếp thu tốt các kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu. Chính vì thế, các trường đại học thường sử dụng điểm thi khối A00. A01 để tuyển sinh ngành này.
7.2. Khả Năng Phân Tích, Tư Duy Logic
Việc phân tích thông tin; xác định nguyên nhân, hậu quả; cũng như đưa ra các quyết định mang tính logic là những kỹ năng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vật liệu.
7.3. Sự Sáng Tạo
Sự sáng tạo giúp sinh viên tìm ra các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới trong quy trình sản xuất, ứng dụng vật liệu. Khi đó, người học Kỹ thuật vật liệu có thể tạo ra các giải pháp hiệu quả và có ý nghĩa trong thực tế.
7.4. Khả Năng Tự Học Tốt
Công nghệ, khoa học vật liệu đang không ngừng thay đổi và phát triển. Việc có khả năng tự học cho phép sinh viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới; từ đó nâng cao khả năng ứng dụng thực tiễn và tạo ra giải pháp sáng tạo.
7.5. Khả Năng Làm Việc Độc Lập Và Làm Việc Nhóm
Trong ngành Kỹ thuật vật liệu, sinh viên cần có khả năng làm việc độc lập để tự giải quyết các vấn đề. Trong khi đó, kỹ năng làm việc nhóm cho phép người học có thể hợp tác hiệu quả với với bạn học, đồng nghiệp.
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Như Thế Nào?
Cơ hội việc làm trong ngành Kỹ thuật vật liệu rất đa dạng và mở rộng. Theo đó, kỹ sư ngành này có thể làm việc tại:
- Nhà máy và xí nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, bê tông, gốm, thủy tinh,…
- Công ty cán – kéo, đúc, nhiệt luyện kim loại
- Công ty sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, gốm sứ, bê tông, gạch,…
- Công ty sản xuất thiết bị, sản xuất năng lượng gió, sản xuất năng lượng mặt trời, ắc quy, pin,…
- Viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên ngành như Hải quan, Trung tâm đo lường chất lượng tiêu chuẩn,…
Trong tương lai, ngành Kỹ thuật vật liệu sẽ tiếp tục là nguồn động lực cho sự tiến bộ và phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau. Với sự đa dạng, cùng tiềm năng không hạn chế, ngành này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới, đầy thú vị cho những ai đam mê, muốn tìm hiểu về các loại vật liệu và ứng dụng thực tế của chúng.
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Vật Liệu Xây Dựng Và Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Có Gì Khác Nhau?
Sự khác biệt giữa ngành công nghệ Kỹ thuật vật liệu xây dựng và ngành Kỹ thuật vật liệu:
- Ngành công nghệ Kỹ thuật vật liệu xây dựng tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vật liệu trong xây dựng, như xi măng, bê tông, gạch, vật liệu cách nhiệt.
- Ngành Kỹ thuật vật liệu tập trung vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các loại vật liệu đa dạng, không chỉ trong xây dựng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ, y học, điện tử, năng lượng.
2. Tìm Việc Ngành Kỹ Thuật Vật Liệu Bằng Cách Nào?
Ứng viên ngành Kỹ thuật vật liệu có thể tìm việc thông qua các website tuyển dụng uy tín như JobsGO, mạng xã hội chuyên ngành và các diễn đàn trao đổi kiến thức. Ngoài ra, ứng viên cũng nên tham gia các sự kiện, hội thảo chuyên ngành để có cơ hội kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)