Ngành kỹ thuật hóa học học gì? Học trường nào? Cơ hội nghề nghiệp

Đánh giá post

Kỹ thuật hóa học gắn liền với nhu cầu xã hội và thực tiễn sản xuất kinh doanh. Ngành tạo ra các sản phẩm cấp thiết phục vụ công nghiệp và đời sống hàng ngày của con người. Điều này được xem là điểm sáng nghề nghiệp cho các bạn ngành kỹ thuật hóa học. Nếu bạn đam mê môn Hoá và ưa thích sự nghiên cứu, hãy theo đuổi ngành kỹ thuật hóa học ngay hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật hóa học

Ngành Kỹ thuật hóa học (mã ngành: 77520301) là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành này chuyên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị đối với đời sống xã hội và với ngành công nghiệp đất nước.

ngành kỹ thuật hóa học
Hình 1. Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật hoá học.

Các lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ngành kỹ thuật hóa học có thể kể đến:

  • Nhóm mặt hàng tiêu dùng: giấy, nhựa, thuỷ tinh, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn…
  • Nhóm nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón, thuốc tăng trưởng cây trồng…).
  • Nhóm vật liệu xây dựng: bê tông, gạch ốp, xi măng…
  • Nhóm công nghiệp hóa chất: mỹ phẩm, dược phẩm…
  • Nhóm công nghiệp điện hóa: pin, mạ điện, kim loại..
  • Nhóm công nghiệp cơ khí: luyện kim, cao su, polymer…
  • Nhóm lương thực – thực phẩm – đồ uống.
  • Nhóm công nghiệp dệt may.
  • Nhóm công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng.

2. Ngành kỹ thuật hóa học học những gì?

kỹ thuật hóa học
Hình 2. Sinh viên ngành kỹ thuật hoá học được đào tạo những gì?

Sinh viên theo ngành kỹ thuật hóa học được đào tạo kiến thức nền tảng chuyên môn; được trang bị khả năng tính toán, thiết kế, thi công các phần việc trong phạm vi ngành và được định hướng sử dụng các phương thức sản xuất tiến tiến, thân thiện. Các môn chuyên ngành chính được đào tạo trong chương trình là:

  • Tính toán kỹ thuật.
  • Kỹ thuật điện và thông tin.
  • Hóa dầu.
  • Hoá hữu cơ.
  • Hoá kỹ thuật.
  • Giới thiệu về kỹ thuật hóa sinh.
  • Kỹ năng lập trình cho kỹ sư.
  • Cơ học chất lỏng, khối lượng và sự truyền nhiệt, nhiệt động lực học.
  • Kết cấu, vật liệu và động lực học.
  • Kỹ năng thực hành trong kỹ thuật hóa học.
  • Kiến thức và trách nhiệm đạo đức với môi trường.
  • Công nghệ điện hoá.
công nghệ kỹ thuật hóa học
Hình 3. Sinh viên ngành kỹ thuật hoá học được đào tạo kiến thức thực tiễn.

Ngoài ra, sinh viên ngành kỹ thuật hóa học cũng có các hoạt động thực tế tại phòng thí nghiệm như: làm quen với các thiết bị, máy móc chuyên môn, thực hành thí nghiệm hóa học,…

3. Ngành kỹ thuật hóa học có được ưa chuộng?

Ngành kỹ thuật hoá học ngày càng phổ biến và dành được nhiều sự yêu thích từ các bạn trẻ. Đặc biệt, các bạn được thỏa thích trải nghiệm, thực hành trên thiết bị hiện đại; được tiếp cận công nghệ tiên tiến và cập nhật liên tục. Chính sự đầu tư trong việc đào tạo đã mở ra điểm sáng nghề nghiệp cho các bạn theo ngành.

công nghệ hóa học
Hình 4. Ngành kỹ thuật hoá học được ưa chuộng.

Nếu bạn cũng nằm trong tuýp đam mê khoa học, đặc biệt là hoá học thì đừng bỏ lỡ ngành nghề này. Kỹ thuật hoá học hứa hẹn sẽ mang đến cơ hội nghề nghiệp triển vọng và mức thu nhập tốt cho bạn đấy!

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hóa học

Để xác định bạn có thực sự phù hợp với ngành kỹ thuật hoá học, bạn cần đánh giá bản thân theo những tố chất và kỹ năng sau:

  • Bạn cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm trong công việc?
  • Bạn đam mê công nghệ hoặc thích nghiên cứu?
  • Bạn khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tốt?
  • Bạn nhạy bén trong nắm bắt tâm lý, sở thích và nhu cầu của con người?

Nếu câu trả lời cho toàn bộ câu hỏi phía trên là “Đúng”, ngành kỹ thuật hoá học chính xác dành cho bạn!

5. Ngành kỹ thuật hóa học thi khối gì?

Các khối thi/tổ hợp môn xét ngành kỹ thuật hoá học được JobsGO tổng hợp từ các trường như sau:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
  • Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Khối D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh.

6. Học kỹ thuật hóa học tại trường nào?

Ngành kỹ thuật hoá học có đa dạng khối thi xét tuyển và các trường đào tạo, mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển hơn cho các bạn thí sinh đăng ký. Dưới đây là danh sách các trường chuyên đào tạo ngành kỹ thuật hoá học và điểm chuẩn tuyển sinh của từng trường qua các năm, mời bạn đọc tham khảo:

STT Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Miền Bắc
1 Đại học Bách khoa Hà Nội A00, B00, D07 25.26 25.2 23.3
2 Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, B00, D07 18 22.05 19.95
3 Đại học Mỏ địa chất A00, A06, B00, D07 17 18 19
4 Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên A00, A16, B00, C14 15 15 15
5 Đại học Thuỷ Lợi A00, A01, D01, D07 18 19.6 17.65
Miền Trung
1 Đại học Quy Nhơn A00, B00, C02, D07 15 15 15
2 Đại học Nha Trang A00, A01, B00, D07 15 15.7 15.5
3 Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng A00, D07 18 23.25 20.05
4 Đại học khoa học – Đại học Huế A00, B00, D01, D07 16 15 15
Miền Nam
1 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM A00, A01, B00, D07 16 16 17.25
2 Đại học Công nghiệp TP.HCM A00, B00, C02, D07 17 18.5 19
3 Đại học An Giang A00, A01, B00, D07 15 16 16
4 Đại học Trà Vinh A00, B00, D07 15 15 15
5 Đại học Nông lâm TP.HCM A00, A01, B00, D07 20.5 22.25 20
6 Đại học Nguyễn Tất Thành A00, A01, B00, D07 15 15 15
7 Đại học Tôn Đức Thắng D07 28

(Hoá x2)

32

(Hoá x2)

28.5

(Hoá x2)

8 Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh A00, B00, D07, D90 19.45 24.6 24.65
9 Đại học Cần Thơ A00, A01, B00, D07 19 26 23.5
10 Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu A00, B00, C02, D07 15 15 15
11 Đại học Nam Cần Thơ A00, B00, C08, D07 20 22 16

Bảng 1. Các trường đào tạo ngành kỹ thuật hóa học.

7. Học ngành kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

ngành công nghệ hoá học
Hình 5. Sinh viên ngành kỹ thuật hoá học ra trường làm gì?

Nền khoa học công nghiệp nước nhà bùng nổ kéo theo thị trường kỹ thuật hóa học càng được chú trọng đầu tư và tăng trưởng hơn. Tương lai nghề nghiệp cho các bạn theo học ngành này do đó mà rộng mở, từ các phòng ban thực nghiệm, trung tâm nghiên cứu đến các doanh nghiệp.

Theo đó, một số vị trí công việc lý tưởng cho ngành kỹ thuật hóa học là:

  • Kỹ sư công nghệ.
  • Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm.
  • Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm.
  • Chuyên viên tại trung tâm nghiên cứu – phát minh.
  • Quản lý điều hành tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp…
  • Giảng viên ngành kỹ thuật hoá học tại các cơ sở đào tạo.

8. Mức lương dành cho ngành kỹ thuật hóa học

ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì
Hình 6. Học ngành kỹ thuật hoá học ra trường lương bao nhiêu?

Tại Việt Nam, ngành kỹ thuật hóa học đứng thứ 5 trong top những ngành nghề có mức lương cao nhất. Đa số các vị trí thuộc ngành này có mức lương trung bình khoảng từ 9 – 10 triệu đồng/ tháng.

Đối với những kỹ sư có tay nghề cao, mức thu nhập có thể cao gấp 2 – 3 lần, khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Thậm chí có thể chạm mức 40 triệu đồng/ tháng nếu kỹ sư đó có thành tích nổi bật trong công việc.

Như vậy, JobsGO đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cần biết về ngành kỹ thuật hoá học hiện nay. Qua chia sẻ chắc hẳn bạn đã nắm được nhiều điểm thú vị và điểm sáng nghề nghiệp của ngành. Hãy truy cập trang JobsGO.vn, có rất nhiều gợi ý việc làm ngành kỹ thuật hoá học dành cho bạn đấy!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: