Ngành cơ khí ô tô là gì? Học trường nào? Ra làm gì?

Đánh giá post

Nhu cầu tuyển dụng lao động ngành cơ khí ô tô đang “nóng” lên từng ngày, chính thức trở thành ngành học xu thế để nhiều bạn trẻ đam mê kỹ thuật lựa chọn. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu ngành cơ khí ô tô là gì, học trường nào, ra trường lương bao nhiêu. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!

1. Ngành cơ khí ô tô là gì?

Cơ khí ô tô là ngành học tổng hợp kiến thức về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô. Nó bao gồm các lĩnh vực: chế tạo động cơ ô tô, sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến công nghệ, tích hợp tính năng mới cho động cơ,…

Ở thời điểm hiện tại, cơ khí ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và quan trọng số 1 ở Việt Nam.

Xem thêm: Cơ khí là gì? Kỹ thuật cơ khí bao gồm những ngành nào?

cơ khí ô tô
Ngành cơ khí ô tô là gì?

2. Ngành cơ khí ô tô học gì?

cơ khí ô tô thuộc nhóm ngành kỹ thuật nên sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản là:

  • Vật liệu
  • Động lực học
  • Vận hành
  • Kỹ năng sử dụng trong điều khiển hệ thống
  • Cơ học chất rắn
  • Cơ học chất lỏng
  • v/v…

Tiếp theo, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về cơ khí ô tô thông qua các môn học:

  • Tính toán ô tô
  • Động cơ đốt trong
  • Quản lý dịch vụ ô tô
  • Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô
  • Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô
  • Hệ thống điện – điện tử ô tô
  • Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô
  • v/v…

Cơ khí ô tô là ngành học đặc thù nên các trường đặc biệt xem trọng đào tạo kỹ năng thực hành. Do đó, khi theo ngành này, sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn được tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế, bao gồm những công trình nghiên cứu gắn liền với sản xuất thực tiễn.

Vậy, học ngành cơ khí ô tô nên học ở đâu để ra trường dễ xin việc? Điểm chuẩn các năm cụ thể thế nào? Mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo nhé!

Xem thêm: Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Cơ hội việc làm tại Việt Nam có cao không?

3. Ngành cơ khí ô tô học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Nếu có đam mê với thiết kế, chế tạo ô tô nhưng còn phân vân ngành cơ khí ô tô học trường nào tốt nhất thì bạn hãy tham khảo một số lựa chọn sau:

STT Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Miền Bắc

1 Đại học Bách khoa Hà Nội A00,A01 26.75 26.94 26.41
2 Đại học Giao thông vận tải Hà Nội A00, A01, D01, D07 23.1 24 23.6
3 Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, A01 25.1 25.25 24.7
4 Đại học Hàng hải Việt Nam A00, A01, C01, D01 23.75 24.75 24.25
5 Đại học Thủy Lợi A00, A01, D01, D07 21.15 24.25 24.55
Miền Trung
1 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh A00, B00, D01, A01 15 19
2 Đại học Vinh A00, A01, B00, D01 15 18 19
3 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng A00, A16, D01, D90 19.2 21.4 20.75
4 Đại học Thái Nguyên A00, A01, D01, D07 18 19 20
5 Đại học Nha Trang A00, A01, C01, D07 20 6.7

(Xét học bạ)

18
Miền Nam
1 Đại học Bách khoa TP.HCM A00, A01 27.5 26.5 60.13
2 Đại học Giao thông vận tải TP.HCM A00, A01, D01, D07 22.95 24.15 23.5
3 Đại học Công nghiệp TP.HCM A00, A01, D90, C01 23 23 24.5
4 Đại học Nam Cần Thơ A00, A01, A02, D07 21 19 19
5 Đại học Bình Dương A00, A01, A02, A09 15

4. Ngành cơ khí ô tô cần những tố chất nào?

ngành cơ khí ô tô
Ngành cơ khí ô tô cần những tố chất nào?

Vì là ngành đặc thù nên để học tốt và theo đuổi ngành cơ khí ô tô, bạn cần sở hữu những tố chất và kỹ năng kể sau:

  • Thứ nhất, bạn phải có sức khoẻ vì công việc khá vất vả. Có thể bạn sẽ phải siết rất nhiều ốc, gõ búa định hình khung kim loại, bảo trì và lắp đặt hệ thống… Đây đều là những công việc “nặng đô” cần đến sức khoẻ dẻo dai và bền bỉ.
  • Thứ hai, bạn phải học tốt các môn tự nhiên vì cơ khí ô tô là khối ngành kỹ thuật nặng về tư duy logic, tính toán, cơ chế vận hành, nguyên lý vật lý.
  • Thứ ba, bạn cần rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những tai nạn rất đáng tiếc.
  • Thứ tư, bạn phải cập nhật kiến thức chuyên ngành liên tục vì ngành cơ khí ô tô thuộc khối công nghệ nên nó biến đổi không ngừng.
  • Thứ năm, bạn cần nuôi dưỡng niềm đam mê và nhiệt huyết với nghề vì chúng sẽ giúp bạn vượt qua áp lực công việc và gặt hái nhiều thành công hơn.

5. Tại sao nên chọn ngành cơ khí ô tô?

Dưới đây là 5 lý do thuyết phục để bạn nghiên cứu học nghề cơ khí ô tô ngay hôm nay:

5.1 Ngành được đánh giá tiềm năng trong tương lai

Học ngành cơ khí ô tô sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô của nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh. Hơn thế nữa, Bộ Công thương vừa ra dự báo về thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ bùng nổ vào năm 2025.

5.2 Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực

Xu thế chuyển dịch sang mua sắm ô tô của người Việt ngày càng rõ nét, trong khi số lượng sinh viên học ngành cơ khí ô tô còn đang khá khiêm tốn. Thực tế này cho thấy cơ hội việc làm của bạn sẽ đa dạng và giàu tiềm năng hơn ở tương lai.

5.3 Mức thu nhập cao

Hiện nay, các công việc thuộc lĩnh vực cơ khí ô tô có mức lương vô cùng hấp dẫn. Tùy theo trình độ, kinh nghiệm làm việc và đơn vị công tác mà người lao động có thể kiếm được khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng.

5.4 Cơ hội xuất khẩu lao động, du học nước ngoài

Các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan rất chuộng lao động Việt Nam làm trong ngành cơ khí ô tô. Do đó, sinh viên theo ngành học này sẽ có nhiều cơ hội ra nước ngoài học tập và làm việc.

5.5 Cơ hội làm chủ

Nhiều người vẫn còn mang nặng cảm giác về người làm trong ngành cơ khí ô tô, cho rằng họ chỉ là những người thợ “lấm lem tay dầu”. Tuy nhiên, nếu có đủ kiến thức chuyên môn và có trình độ kỹ thuật tốt thì việc bạn mở các cơ sở kinh doanh tự quản có quy mô nhỏ, vừa là điều khá dễ dàng.

Tóm lại, cơ khí ô tô là một ngành rất thích hợp để những người trẻ nhiều tài năng vun đắp hoài bão của mình. Hãy mạnh dạn theo đuổi nếu bạn thực sự yêu thích nó nhé!

6. Tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô ra làm gì?

cơ khí ô tô ra làm gì
Tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô ra làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành cơ khí ô tô rất rộng mở. Bạn có thể chọn theo các hướng khác nhau sau khi ra trường:

  • Chế tạo các sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô.
  • Quản lý, khai thác vận hành trong các công ty vận tải.
  • Làm giảng viên hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành cơ khí ô tô.
  • Tư vấn kỹ thuật tại nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô.
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm.
  • Nhân viên bán hàng tại các điểm kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô.
  • v/v…

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành cơ khí ô tô dành cho các bạn yêu thích ngành học này. Hy vọng chúng hữu ích để bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp ở tương lai!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: