Việc làm tiềm năng cho tân cử nhân Quản trị kinh doanh

5/5 - (1 vote)

Quản trị kinh doanh luôn là ngành hấp dẫn trong mỗi kỳ tuyển sinh. Số lượng tân cử nhân mỗi năm của ngành luôn là một con số nổi bật. Điều đó có khiến cơ hội việc làm trở nên hiếm hoi? Ngành Quản trị kinh doanh có thể làm được nghề gì sau khi ra trường? JobsGO sẽ giải đáp những thông tin ấy trong bài viết này nhé!

Việc làm tiềm năng cho tân cử nhân Quản trị kinh doanh

1.Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành Quản trị kinh doanh

 

Quản trị kinh doanh là cái tên chưa bao giờ hết “hot” trong các kỹ tuyển sinh đại học mỗi năm. Hiện nay, cũng có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này. Từ các ngành khối kinh tế, thương mại đến hành chính, truyền thông đều có chuyên ngành học Quản trị kinh doanh. Đây vốn dĩ không phải là sự lai tạp mà thực chất Quản trị kinh doanh là ngành đa dạng như vậy. Điều này mang đến không ít cơ hội và thử thách cho các cử nhân ngành học này.

Kinh tế Việt Nam ngày nay càng ngày càng được mở rộng về quy mô. Chỉ trong năm 2018, nước ta đã có thêm gần 132,000 doanh nghiệp mới. Điều này mở ra cơ hội làm việc rộng mở cho sinh viên khối ngành kinh tế, trong đó có Quản trị kinh doanh. Hơn nữa, với chương trình đào tạo đa dạng kỹ năng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có một sự “đa năng” trong công việc. Điều này giúp họ có lợi thế hơn các sinh viên chuyên ngành kinh tế khác.

Dù vậy. với số lượng sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được đào tạo mỗi năm. Sức cạnh tranh của ngành học này vẫn rất cao. Điều này đòi hỏi các tân cử nhân phải trang bị tốt cho bản thân để nắm bắt cơ hội ứng tuyển những công việc tốt.

2.Ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường làm nghề gì?

 

Cũng chính vì sự đa năng của ngành nghề, nhiều tân cử nhân thực sự không biết nên lựa chọn công việc gì khi ra trường. Dưới đây, JobsGO sẽ kể tên những công việc đúng và gần với ngành Quản trị kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo để xác định chính xác công việc mình có thể làm và thành công nhé.

Việc làm tiềm năng cho tân cử nhân Quản trị kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là công việc tương đối đúng chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh. Khác với suy nghĩ của mọi người về việc đây là một công việc khó, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể tự tin với kĩnh vực này. Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, ngành Quản trị kinh doanh sẽ dễ dàng thích ứng và có các kế hoạch công việc hiệu quả hơn. Đây cũng là một công việc khai thác được tất cả tiềm năng của ngành học này.

Nế nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì nhân viên phát triển thị trường có vai trò tìm kiếm thị trường kinh doanh.  Đây là công việc yêu cầu sự quan sát, tầm nhìn kinh doanh cũng như các kế hoạch phát triển của nhân viên. Nhìn nhận về bản chất, đầy là công việc đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh nhất ở cấp độ nhân viên. Với công việc này, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể vận dụng khối kiến thức kinh tế – quản lý – truyền thông của mình.

  • Nhân viên kế hoạch phát triển

Đây là một vị trí thuộc phòng kế hoạch đầu tư tại một số công ty vừa và lớn. Công việc của vị trí này sẽ làm lên kế hoạch phát triển các dòng sản phẩm, hợp tác với các bộ phận chuyên môn khác để đảm bảo kế hoạch. Công việc này yêu cầu các kiến thức chung về quản lý, thị trường và kinh doanh.

Nhân viên quan hệ khách hàng cũng là một vị trí đòi hỏi nhiều năng lực chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh. Khác với các hoặt động chăm sóc khách hàng từ xa, công việc này yêu cầu bạn tiếp xúc trực tiếp và thể hiện khả năng của mình với khách hàng một cách trực tiếp. Đây là một công việc yêu cầu nhiều về nền tảng chuyên môn và khả năng ứng biến.

 

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

  • Trợ lý quản lý kho

Hoạt động kho bãi, hàng hóa của các công ty cũng rất phức tạp. Hoạt động của một cử nhân ngành Quản trị kinh doanh ở vị trí này chính là hỗ trở quản lý kho trong các lĩnh vực kiểm soát hoạt độnh xuất nhập kho với các chi nhánh, đối tác, thị trường khác nhau. Các kế hoạch quản lý kho cũng cần được tính toán dựa trên các tiêu chí kinh doanh

Nhân viên thu mua là người thực hiện hoạt động tìm kiếm nguồn hàng. Đây có thể coi là công việc nhân viên phát triển thị trường ở giai đoạn đầu vào của sản phẩm.

 

Lĩnh vực truyền thông-marketing

Hoạt động truyền thông-marketing tại các công ty kinh doanh thường không thể thiếu sót các chỉ số kinh tế. Chính vì vậy, bộ phận này cũng cần những người có chuyên môn kinh tế bên cạnh kỹ năng truyền thông. Hơn nữa, ngành quản trị kinh doanh vốn được định hướng học tập và làm việc một cách năng động và đa năng. Vậy nên họ có thể hoàn thành công việc nhân viên truyền thông nếu có những kiến thức cơ bản.

Nhân viên chăm soc khách hàng có thể được coi như bước đầu rèn luyện bản thân cho các tân cử nhân.  Trong quá trình làm việc, bạn có thể hình dung được về các đối tượng khách hàng, hệ thống kinh doanh và kế hoạch thu hút người tiêu dùng.

 

Khởi nghiệp

Khởi nghiệp hiện nay đã không còn là điều gì đó quá xa lạ. Những người trẻ luôn có rất nhiều nhiệt huyết đối với công viên khởi nghiệp. Có thể nói đây là công việc Quản trị kinh doanh “quen thuộc” nhất đối với mọi người. Với việc khởi nghiệp, bạn cần có kiến thức vững chắc hơn hết cũng như kỹ năng làm việc và tinh thần tốt nhất.

Việc làm tiềm năng cho tân cử nhân Quản trị kinh doanh

 

3.Những kỹ năng bổ trợ tăng cơ hội ứng tuyển việc làm ngành Quản trị kinh doanh

 

Để làm tốt các công việc trong ngành quản trị kinh doanh hay bất cứ ngành nghề nào, kỹ năng là một điều không thể thiếu. Những kỹ năng sau đây sẽ giúp các tân cử nhân ghi thêm điểm với các nhà tuyển dụng ngay trong buổi phòng vấn

  • Tư duy logic

Tư duy logic là một điều không thể thiếu đối với người làm trong lĩnh vực kinh doanh. Các nhà tuyển dụng cần nhân viên của họ có khả năng tư duy hợp lý để bổ trợ tốt cho khr năng chuyên môn. Quản trị kinh doanh cũng là ngành nghề liên quan nhiều đến các kế hoạch, vậy nên tư duy logic lại càng trở nên cần thiết hơn.

  • Kỹ năng phân tích

Cũng giống như tư duy logic, khả năng phân tích giúp các kế hoạch kinh doanh thực tế và hiệu quả hơn. Chỉ khi có thể phân tích tốt tình hình mới có thể lập ra được một kế hoạch hợp lý.

  • Kỹ năng lập kế hoạch

Sau khi phân tích chính là lúc cần lập được một kế hoạch thật tốt. Điều này phụ thuộc và kỹ năng mỗi cá nhân. Có những ý tưởng rất tốt nhưng không thể trở thành một kế hoạch hiệu quả. Có những ý tưởng không quá độc đáo nhưng lại được lên kế hoạch hơn lý. Lúc này, khả năng lên kế hoạch sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

  • Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ngành nghề nào. Tuy nhiên, với ngành quản trị kinh doanh, đây là kỹ năng giúp bạn thể hiện tốt giá trị của bản thân mình. Đặc biệt với những bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp. Kỹ năng giao tiếp cùng với sự khôn ngoan trong kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm doát tình hình hơn.

 

Dù không phải là ngành mới, những sức hút của Quản trị kinh doanh có thể nói là rất bền vững. Điều này cũng thể hiện được giá trị của tấm bằng các tân cử nhân đang cầm trên tay. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các cử nhân Quản trị kinh doanh có được sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: