Mô hình 5A trong tuyển dụng được thực hiện như thế nào?

Đánh giá post

Hiện nay việc ứng dụng mô hình 5A trong tuyển dụng đang được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Bởi nó đem lại hiệu quả cao, giúp tìm được ứng viên tiềm năng. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết sau nhé.

TÌM VIỆC LÀM tuyển dụng

Mô hình 5A là gì?

Mô hình 5A thực chất được sử dụng nhiều trong mảng marketing với vai trò là chiếc phễu thu hút khách hàng tiềm năng. Nó bao gồm:

  • Nhận biết (Awareness)
  • Khả năng thu hút (Appeal)
  • Tìm hiểu (Ask)
  • Hành động (Action)
  • Ủng hộ (Advocate)

    Mô hình 5A là gì?
    Mô hình 5A là gì?

Mô hình 5A không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực marketing mà hiện nay nó còn được nhiều doanh nghiệp đưa vào vấn đề tuyển dụng, tìm kiếm nhân tài. Để biết rõ hơn cách thực hiện mô hình này, bạn hãy theo dõi tiếp trong nội dung phần hai nhé.

👉 Xem thêm: Mô hình quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp thông tin hữu ích cho bạn

Mô hình 5A trong tuyển dụng được thực hiện như thế nào?

Awareness – Nhận biết

  • Kết quả mà nhà tuyển dụng mong đợi là ứng viên biết đến doanh nghiệp mình.
  • Hành vi ứng viên: Ứng viên sẽ bị động tiếp cận với nhiều thương hiệu khác nhau qua thông điệp truyền thông hoặc chia sẻ từ người khác.

Một số hoạt động nổi bật như:

  • Tìm hiểu từ những người xung quanh, có thể đó là người từng làm việc trong môi trường bạn đang theo đuổi hoặc là những tư vấn tuyển dụng của công ty.
  • Vô tình biết đến, tiếp cận những thông tin truyền thông của nhà tuyển dụng thông qua các kênh như: Zalo, facebook, các trang web tuyển dụng,…
  • Nhớ lại trải nghiệm trước đây với công ty cũ, đó là kinh nghiệm làm việc, cơ hội gặp gỡ phỏng vấn, tham gia vào các chương trình của công ty,…

👉 Xem thêm: 8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

Appeal – Khả năng thu hút

Mô hình 5A trong tuyển dụng được thực hiện như thế nào?
Mô hình 5A trong tuyển dụng được thực hiện như thế nào?
  • Kết quả mong đợi đó là ứng viên được thu hút bởi thương hiệu doanh nghiệp.
  • Hành vi của ứng viên đó là: Xử lý các thông tin nhận được, tạo ra ký ức ngắn hạn, bổ sung thêm ký ức lâu dài, chính lúc này sẽ bị thu hút bởi thương hiệu.

Một số hoạt động điển hình như sau:

  • Ứng viên được thu hút, hấp dẫn ngay bởi thông điệp, thương hiệu nào đó. Trên thực tế, ứng viên ấn tượng nhất với những yếu tố hợp với bản thân. Đó có thể là hình ảnh sắc sảo, cảm xúc, sự chuyên nghiệp, phúc lợi, video,… Thông thường ứng viên trẻ tuổi sẽ có phản ứng nhanh hơn so với người khác.
  • Ứng viên bắt đầu suy nghĩ, cân nhắc với lựa chọn. Khi tiếp cận nhiều thương hiệu khác nhau, họ sẽ bắt đầu chọn lọc và nghĩ đến một vài doanh nghiệp nhất định.

Ask – Tìm hiểu

  • Kết quả mà nhà tuyển dụng mong đợi đó là ứng bị bị thuyết phục.
  • Hành vi của ứng viên đó là: Phản ứng lại sự tò mò của mình bằng cách chủ động tìm hiểu trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Một số hoạt động điển hình như sau:

  • Ứng viên sẽ gọi, nhắn tin cho người quen để xin lời khuyên từ họ.
  • Tìm hiểu về doanh nghiệp, công việc qua internet.
  • Ứng viên sẽ liên lạc trực tiếp với nhà tuyển dụng qua email hoặc số điện thoại.
  • Bắt đầu có sự so sánh giữa các vị trí, công ty với nhau.
  • Nhận lời tham gia nhiều vị trí khác.

👉 Xem thêm: [Tìm hiểu] Mô hình ASK trong tuyển dụng của doanh nghiệp

Action – Hành động

Action – Hành động
Action – Hành động
  • Kết quả mà nhà tuyển dụng mong đợi đó là ứng viên đồng ý tham gia và trở thành nhân viên của công ty.
  • Hành vi của ứng viên đó là: Được cung cấp, củng cố thêm nhiều thông tin khác nhau. Ứng viên sẽ đưa ra quyết định làm việc tại công ty cụ thể và thực hiện các bước sâu hơn trong quy trình tuyển dụng, làm quen với môi trường mới.

Một số hoạt động điển hình như sau:

  • Ứng viên nhận lời khi được doanh nghiệp gửi email mời nhận việc.
  • Ứng viên sẽ chuẩn bị về kiến thức, tinh thần, trang thiết bị để tham gia làm việc thực tế tại công ty.
  • Ứng viên có thể sẽ phản ứng lại ở một số ngày đầu làm việc: Họ có thể thích thú, thỏa mãn nhưng cũng có thể gặp khó khăn, áp lực.
  • Họ bắt đầu tìm kiếm cho mình lời khuyên trong ngày đầu làm việc.

👉 Xem thêm: Turnover rate là gì?

Advocate – Ủng hộ

  • Kết quả mà nhà tuyển dụng mong đợi là ứng viên đã sẵn sàng giới thiệu công ty của mình với nhiều đối tượng khác.
  • Hành vi của ứng viên: Trải qua một thời gian làm việc, tìm hiểu về doanh nghiệp, ứng viên sẽ hình thành những gắn bó với công ty hơn.

Một số hoạt động điển hình như sau:

  • Ứng viên sẽ biết cách gắn kết bản thân với công việc, đồng nghiệp hơn.
  • Ứng viên không có dự định nhảy việc khi đã làm quen với công ty.
  • Đặc biệt họ luôn sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp cho người quen khác.

👉 Xem thêm: Mô hình làm việc linh hoạt, xu hướng làm việc hiện đại

Đây là mô hình 5A trong tuyển dụng mà rất nhiều doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn. Quá trình tuyển dụng, tìm kiếm nhân tài luôn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng bạn hãy cố gắp áp dụng nhiều cách khác nhau sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Với bài viết trên đây, JobsGO mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: