Lập trình PHP là gì? Kiến thức cần thiết về ngôn ngữ lập trình PHP

Đánh giá post

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Nhân viên lập trình PHP làm những gì? Tự học lập trình PHP có được không? Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời các bạn đọc ngay bài viết dưới đây của JobsGO nhé!

TÌM VIỆC LÀM LẬP TRÌNH PHP

1. Ngôn Ngữ Lập Trình PHP Là Gì?

Ngôn ngữ lập trình PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML, nhờ đó mà website bạn phát triển có thể dễ dàng kết nối với các website khác trên hệ thống mạng Internet.

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?

Ngoài ra, PHP cũng tương tích với nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MacOS, Linux,… Ngôn ngữ này được đánh giá là dễ đọc và được rất nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn khi mới vào nghề.

Xem thêm: Lập trình hướng đối tượng là gì?

2. Ưu, Nhược Điểm Của Ngôn Ngữ Lập Trình PHP

Ngôn ngữ lập trình PHP có những ưu điểm, hạn chế nhất định mà các bạn cần nắm rõ đó là:

2.1 Ưu Điểm

  • Tính đơn giản, linh động: vì ngôn ngữ PHP cơ bản sử dụng mã nguồn mở nên việc cài đặt cũng như sử dụng sẽ rất dễ dàng. Ngôn ngữ này phù hợp với những “tân binh” của nghề lập trình. Bạn chỉ cần học từ 3 – 6 tháng là có thể thành thạo nó.
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn: là ngôn ngữ phổ biến nên các diễn đàn, đội nhóm chuyên sâu của PHP đều thuộc đội ngũ hàng đầu ngành. Hơn nữ, thị trường tuyển dụng cho công việc này cũng rất sôi động.
  • Cơ sở dữ liệu đa dạng: ngôn ngữ PHP cho phép kết nối với hầu hết các cơ sở dữ liệu, do đó, bạn sẽ không bị giới hạn và có thể chọn cơ sở dữ liệu tối ưu, phù hợp nhất cho ứng dụng của mình.
  • Thư viện phong phú: ngôn ngữ này có rất nhiều sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo, cung cấp kiến thức bổ ích cho những bạn mới làm quen.

2.2 Nhược Điểm

  • Ngôn ngữ PHP có mã nguồn mở, điều này đồng nghĩa các lỗ hổng của mã nguồn sẽ bị công khai ngay sau khi chúng được tìm thấy. Vì vậy, trước khi kịp sửa chữa, các lỗ hổng có thể bị khai thác cho mục đích xấu.
  • Một số ứng dụng sử dụng ngôn ngữ PHP được thiết kế bởi người thiếu kinh nghiệm nên nhiều trang web, ứng dụng có khả năng hoạt động kém năng suất, độ bảo mật không cao.

Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?

Ưu, nhược điểm của ngôn ngữ lập trình PHP
Ưu, nhược điểm của ngôn ngữ lập trình PHP

3. Nhân Viên Lập Trình PHP Là Gì? Làm Gì?

Nhân viên lập trình PHP chính là người sẽ phát triển các ứng dụng, chương trình website bằng ngôn ngữ PHP. Tại một số doanh nghiệp, họ còn được gọi với các chức danh khác như nhà phát triển phần mềm, nhà phát triển web,… Tuy nhiên, về bản chất công việc lập trình PHP chỉ chiếm 1 phần nhỏ, chuyên biệt hơn các vị trí nêu trên.

Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty mà nhiệm vụ dành cho nhân viên lập trình PHP sẽ khác nhau. Song nhìn chung, họ sẽ đảm nhiệm những công việc cơ bản sau:

  • Tạo, thử nghiệm, triển khai các website, ứng dụng mới.
  • Xác định, khắc phục các lỗi, sự cố tương thích liên quan đến HTML, CSS, tập lệnh.
  • Nghiên cứu, phát triển các dạng hệ thống khác nhau về khả năng sử dụng, hiệu suất của website, thiết kế cơ sở dữ liệu.
  • Phối hợp với các nhóm phát triển khác để giải quyết vấn đề phát sinh, tối ưu các nội dung phát triển.
  • Thường xuyên cập nhật các phương pháp lập trình, công nghệ web mới nhất.

Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình NLP là gì?

4. Nhân Viên Lập Trình PHP Cần Có Kỹ Năng Gì?

Để trở thành lập trình viên PHP, các bạn cần có những kỹ năng sau:

4.1 Kiến Thức Chuyên Môn

Nếu là người mới vào nghề, bạn nên có các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến ngành CNTT, nhất là các chuyên ngành: khoa học máy tính, lập trình, kỹ thuật phần mềm,…

Tất nhiên, đó không phải là yếu tố bắt buộc, nhiều nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có kinh nghiệm. Vậy nên, nếu bạn đã nắm vững kiến thức chuyên môn thì hãy áp dụng thật nhiều để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm nhé.

4.2 Kỹ Năng Tự Học Hỏi, Tìm Tòi

Công nghệ thông tin là một ngành luôn có sự đổi mới, phát triển từng ngày. Muốn trở thành lập trình viên PHP, bạn không chỉ cần chuyên môn cao mà còn phải liên tục tự học hỏi, tìm tòi, cập nhật xu hướng, kiến thức công nghệ mới nhất qua tài liệu, sách báo,… Hãy chủ động để hoàn thiện, phát triển bản thân nhé.

4.3 Kỹ Năng Ngoại Ngữ

Lập trình PHP thường xuyên sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, trau dồi, rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là điều cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh. Bạn có thể tìm kiếm rất nhiều tài liệu, bài học trên Internet để trau dồi vốn kiến thức cho mình.

Nhân viên lập trình PHP cần có kỹ năng gì?
Nhân viên lập trình PHP cần có kỹ năng gì?

4.4 Khả Năng Giao Tiếp

Tính chất công việc của lập trình viên PHP là phải thường xuyên phối hợp với các thành viên, phòng ban khác để trao đổi, đưa ra hướng phát triển tối ưu nhất cho phần mềm, ứng dụng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt cũng đóng vai trò rất quan trọng.

4.5 Tính Cách Cẩn Thận, Tỉ Mỉ

Lập trình là một nghề đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ rất cao. Vì chỉ cần xuất hiện 1 lỗi nhỏ cũng có thể khiến cho cả hệ thống gặp vấn đề. Muốn theo đuổi nghề lập trình PHP, bạn cũng cần rèn luyện tính cách này.

5. Thu Nhập Dành Cho Lập Trình Viên PHP

Làm nghề lập trình PHP, bạn sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Tại Việt Nam, lương cơ bản dành cho lập trình PHP sơ cấp, ít kinh nghiệm đã khoảng 15 – 17 triệu đồng/tháng. Với những người có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên thì lương có thể đạt đến trên 25 triệu đồng/tháng.

Tất nhiên, mức thu nhập này sẽ cao hoặc ít hơn tùy vào từng doanh nghiệp với quy mô, lĩnh vực và mức độ phát triển khác nhau. Song, bên cạnh lương chính, các bạn cũng có thể nhận dự án làm thêm để nâng cao thu nhập.

Thu nhập dành cho lập trình viên PHP
Thu nhập dành cho lập trình viên PHP

6. Sự Khác Biệt Giữa PHP Với Các Ngôn Ngữ Lập Trình Khác

PHP có nhiều điểm khác biệt so với các ngôn ngữ lập trình khác, cụ thể như:

Tiêu chí PHP JavaScript Python Ruby TypeScript
Mục đích Được thiết kế chủ yếu cho việc phát triển web và thường được sử dụng để tạo nội dung động. Thường được sử dụng cho phía người dùng của các ứng dụng web để tạo ra hiệu ứng động và tương tác trực tiếp với người dùng. Đa mục đích, được sử dụng cho một loạt các ứng dụng từ phát triển web đến khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Được thiết kế để tăng cường tính sáng tạo và hiệu quả của lập trình viên. Là một siêu tập của JavaScript với hệ thống kiểu tĩnh được thêm vào, giúp giảm lỗi trong quá trình phát triển bằng cách phát hiện các lỗi kiểu trong quá trình biên dịch
Cú pháp Cú pháp giống với các ngôn ngữ lập trình hướng thủ tục như C. Có cú pháp linh hoạt, hỗ trợ cả lập trình hướng đối tượng và lập trình hàm. Cú pháp đơn giản giúp giảm thiểu lỗi và tăng tính chất maintainable của mã nguồn. Có cú pháp đơn giản và gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. Cú pháp của ngôn ngữ lập trình web Ruby tập trung vào tính ngắn gọn và sự tường minh, giúp nhà phát triển viết mã nhanh chóng và hiệu quả.
Cách sử dụng Thường được thực thi trên máy chủ web như Apache hoặc Nginx. Chạy trên trình duyệt web của người dùng. Python là một ngôn ngữ đa năng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến trong việc phát triển web, đặc biệt là thông qua framework Ruby on Rails. Thường được sử dụng trong các dự án lớn hoặc đòi hỏi sự kiểm soát kiểu mạnh mẽ hơn.

7. Câu Hỏi Phỏng Vấn Lập Trình PHP Thường Gặp

Sau khi vượt qua vòng sàng lọc hồ sơ, ứng viên sẽ có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp (hoặc online) với Trưởng phòng IT. Tại đây, ngoài những câu hỏi quen thuộc về “mục tiêu nghề nghiệp”, “định hướng tương lai”,…, nhân viên lập trình PHP còn phải vượt qua những câu hỏi mang tính chuyên môn. Dưới đây là 14 câu hỏi phỏng vấn PHP phổ biến để bạn tham khảo:

  • Câu 1: PHP có mấy cách khai báo? Những cách nào được xem là chính thống và không ảnh hưởng khi các phiên bản update sau này?
  • Câu 2: Hằng trong PHP khác gì so với biến? Nếu 1 hằng được định nghĩa 2 lần, thì liệu có bị lỗi không?
  • Câu 3: Phân biệt $_POST và $_GET trong PHP?
  • Câu 4: Mảng là gì? Có mấy loại mảng trong PHP?
  • Câu 5: Mảng tuần tự là gì? Khác gì với bất tuần tự? Để duyệt mảng ta dùng vòng lặp nào?
  • Câu 6: Để chuyển mảng thành chuỗi ta dùng hàm gì? Để tách chuỗi thành mảng ta dùng hàm gì?
  • Câu 7: Trong PHP để gộp mảng ta dùng hàm gì? Để tách mảng ta dùng hàm gì?
  • Câu 8: Cho biết sự khác nhau giữa serialize và json_encode? Lý giải theo cách bạn hiểu?
  • Câu 9: Cookie và session có gì khác nhau? Người ta nói bản thân của session là cookie là đúng hay sai?
  • Câu 10: Theo bạn, sự khác nhau của toán tử & và && trong PHP là gì?
  • Câu 11: Hãy cho biết $a++ và ++$a khác nhau ở đâu?
  • Câu 12: Tính nhanh kết quả của đoạn code sau:…
  • Câu 13: Mysql_close() cần thiết như thế nào trong thực tế? Vì sao ít thấy người dùng áp dụng nó?
  • Câu 14: Muốn chuẩn hóa dữ liệu về utf-8 trong PHP ta phải làm gì?
  • Câu 15: Kiểu dữ liệu nào được hỗ trợ trong PHP?
  • Câu 16: Có bao nhiêu loại biến trong PHP?
  • Câu 17: Phân biệt giữa biến local và global trong PHP?
  • Câu 18: Làm thế nào để sử dụng điều kiện if-else trong PHP?
  • Câu 19: PHP có hỗ trợ các vòng lặp không? Nếu có, loại vòng lặp nào?
  • Câu 20: Cú pháp của câu lệnh switch trong PHP như thế nào?
  • Câu 21: Làm thế nào để nối chuỗi trong PHP?
  • Câu 22: Có bao nhiêu cách để truy cập vào các phần tử trong một mảng PHP?
  • Câu 23: PHP có hỗ trợ các hàm xử lý chuỗi không?
  • Câu 24: Làm thế nào để khai báo và sử dụng một hàm trong PHP?
  • Câu 25: Có bao nhiêu loại hàm trong PHP?
  • Câu 26: PHP có hỗ trợ overloading hàm không?
  • Câu 27: Có những biện pháp bảo mật nào trong PHP?
  • Câu 28: Làm thế nào để xử lý lỗi trong PHP?
  • Câu 29: PHP có hỗ trợ bảo mật chống SQL injection không?
  • Câu 30: Bạn đã sử dụng framework PHP nào trước đây? Bạn thích framework nào và tại sao?

Xem thêm: [Tổng hợp] Câu hỏi phỏng vấn lập trình viên bạn nhất định phải biết

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên đăng ký hồ sơ ứng viên trên JobsGO để nhận về hàng trăm cơ hội việc làm lập trình PHP tuyệt vời, bạn nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Tự Học Lập Trình PHP Được Không?

Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc “tự học lập trình PHP có được không?”. Câu trả lời là “CÓ”.

Bạn có thể tự học lập trình PHP bằng cách đọc và nghiên cứu những tài liệu dưới đây:

  • Thiết kế web bằng PHP và MySQL - Tác giả Joel Murach và Ry Harris - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
  • Lập trình nâng cao PHP Và MySQL - Tác giả Joel Murach và Ry Harris - Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
  • Tài liệu lập trình PHP 4 module được sử dụng để giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM: Tải miễn phí

Cả 3 tài liệu trên đều được trình bày bằng tiếng Việt, giúp người học dễ dàng nắm bắt thông tin.

Trong trường hợp bạn có vốn tiếng Anh chuyên ngành IT tốt, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về tài liệu học tập. Những cuốn sách dạy lập trình PHP sau sẽ hữu ích với bạn:

  • PHP & MySQL: Novice to Ninja – Kevin Yank.
  • Head First PHP & MySQL – Lynn Beighley & Michael Morrison.
  • PHP for the Web: Visual QuickStart Guide (4th Edition) – Larry Ullman.
  • PHP and MySQL for Dynamic Web Sites: Visual QuickPro Guide – Larry Ullman.
  • A Step-by-Step Guide to Creating Dynamic Websites – Robin Nixon.
  • Modern PHP: New Features and Good Practices – Josh Lockhart.
  • Programming PHP – Kevin Tatroe Peter MacIntyre Rasmus Lerdorf.
  • PHP Objects, Patterns, and Practice – Matt Zandstra.
  • Essential PHP Security – Chris Shiflett.

2. Học Lập Trình PHP Ở Đâu?

Để học lập trình PHP, bạn không nhất thiết phải theo học Công nghệ thông tin tại các trường đại học. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tự học dựa trên các tài liệu có sẵn trên mạng, hoặc tham gia vào các khóa học ngắn ngày.

3. Các Trang Web Dạy Lập Trình PHP Miễn Phí

  • Freetust.net: nội dung tiếng Việt được biên soạn khá kỹ.
  • Tự học PHP trong 7 ngày: nội dung tiếng Việt, hướng dẫn căn bản về ngôn ngữ lập trình PHP. Có ví dụ cụ thể, dễ hình dung.
  • Zend.vn: Video tiếng Việt tương đối chi tiết và đầy đủ.
  • Getins: Video được trình bày bằng tiếng Việt, đăng tải trên Youtube. Nội dung tốt, dễ hiểu.
  • W3Schools.com hoặc Tutorialspoint.com hoặc Tutorialrepublic.com: nội dung tiếng Anh, thông tin rất chi tiết.

4. Các Khóa Học PHP Online

  • Edumall: Bài giảng tiếng Việt, nhiều khóa học để lựa chọn, chi phí khoảng 250.000 đồng/ khóa.
  • Unica: Bài giảng tiếng Việt, nhiều khóa học với mức giá từ 499.000 - 899.000 đồng.
  • Kyna: Tương tự như Edumall, Unica. Các khóa học lập trình PHP dao động từ 198.000 - 598.000 đồng/ khóa.
  • Udemy: Tương tự như các nền tảng học online khác. Tuy nhiên, Udemy là nền tảng quốc tế, nên nội dung thường được trình bày bằng tiếng Việt. Trên Udemy có cả khóa học tốt và không tốt, vì vậy, bạn nên đọc bình luận để xem đánh giá của những người học khác trước khi mua. Chi phí một khóa học trên Udemy thường rơi vào khoảng 20 USD.
  • Coursera: Nền tảng học lập trình được sự đánh giá cao của các tập đoàn công nghệ. Học lập trình PHP trên Coursera hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên, sẽ mất phí nếu bạn muốn nhận chứng chỉ.
  • edX: Nền tảng học lập trình PHP được hỗ trợ bởi Đại học Harvard, MIT,... Nền tảng này tương tự như Coursera - học miễn phí, lấy chứng chỉ mất phí.

5. Trung Tâm Dạy Lập Trình PHP Uy Tín Tại Hà Nội, TP.HCM

Trường hợp bạn không phải là người giỏi tự học mà cần có người giảng dạy trực tiếp, hãy tham khảo các khóa học lập trình PHP ngắn ngày của các đơn vị sau:

5.1 Học Lập Trình PHP Tại Hà Nội

FPT Aptech - Số 8A Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  • Techmaster - Số 14, Ngõ 4 P. Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội và Tầng 12A(13), Viwaseen Tower, 48 Phố Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Codegym - Nhà số 23, Lô TT-01, Khu đô thị Mon City, Hàm Nghi, Mỹ Đình 1, Hà Nội.
  • Bách Khoa Aptech - Tòa Nhà HTC, 238 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • NIIT - ICT Hà Nội - Toà nhà 25T2, Tầng 3, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội.

5.2 Học Lập Trình PHP Tại TP. Hồ Chí Minh

  • Smartpro - Lầu 6, tòa nhà Thiên Sơn, 5-7-9 Nguyễn Gia Thiều, P. 6, Quận 3, TP.HCM.
  • VTC Academy - Tầng 2, The Emporium Tower, 184 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, TP.HCM.
  • Aptech FPT - 590 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TPHCM.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *