Leader không còn là một thuật ngữ quá xa lạ với tất cả chúng ta. Nhưng để trở thành một leader tốt thì thật sự không phải là điều dễ dàng. Không phải ai sinh ra cũng sẽ có thiên bẩm để trở thành người lãnh đạo tài ba. Kỹ năng lãnh đạo là thứ phải luyện tập qua từng ngày để trở thành một leader giỏi.
Mục lục
1. Liên tục học hỏi và làm mới mình
Không ai từ khi sinh ra đã biết tất cả mọi thứ, mà nó phải được đúc kết từ chính những sự trải nghiệm của chúng ta. Không có gì đáng xấu hổ khi bạn phải học từ mọi người xung quanh, từ các leader khác trong công ty hay thậm chí là từ chính những người nhân viên cả. Hãy học hỏi tác phong làm việc cũng như cách lãnh đạo của những người mà bạn thấy họ thành công và nhờ họ giúp sức.
Kiến thức là vô vàn mà sự hiểu biết của chúng ta thì lại chỉ có giới hạn. Chính vì vậy phải biến mình trở nên ưu tú hơn, hiểu biết hơn từ đó mới có thể trở thành một leader giỏi. Hãy dành thời gian rảnh của bạn để đọc các bài viết trên blog và website về kỹ năng lãnh đạo hay đơn giản là học thêm nhiều thứ mới hơn. Hay follow tải khoản cá nhân của nhưng doanh nhân thành đạt trên Facebook, LinkedIn, Twitter,… Cái gì thì cũng sẽ cần có thời gian để chứng minh, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình giỏi hơn từng ngày nếu không lãng phí thời gian một cách vô ích.
>> Leader là gì? Các yếu tố một Leader cần có
2. Giao tiếp chính là chìa khóa
Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất trong mọi trường hợp. Có rất nhiều vấn đề bạn không nói thì không ai có thể hiểu được trong đầu bạn đang nghĩ gì. Chính vì vậy nếu có khó khăn gì thì chúng ta phải ngồi lại và trực tiếp trao đổi với nhau để hiểu nhau hơn. Trong trường hợp team gặp phải vấn đề phát sinh, thân là leader bạn nên trực tiếp trao đổi với họ để tìm cách giải quyết mọi khó khăn hay khắc phục vấn đề, tránh để cho cả team rơi vào tình trạng rối bời không lối thoát.
Hãy luôn cởi mở và giao tiếp với từng thành viên trong team của mình. Bằng mọi cách có thể như chat, gửi email và vào bất cứ lúc nào. Hay đơn giản hơn, hãy tham gia các hoạt động cùng với team, cùng nhau tạo ra ý tưởng và thực hiện nó. Chính những thứ tưởng chừng như đơn giản này sẽ khiến bạn trở nên gần gũi hơn với team của mình và sẽ chiếm được sự tin tưởng của họ.
3. Chú trọng vào tổng thể
Điều mà hầu hết các leader hay mắc phải đó chính là thường quá chú trọng vào tiểu tiết. Bạn luôn muốn được làm mọi thứ vì đơn giản bạn đang ở vị trí có thể làm được những điều này. Tuy nhiên bạn không biết rằng quản lý thành viên theo kiểu như vậy sẽ không có hiệu quả và chỉ làm bạn cảm thấy bị stress và bận rộn cả ngày mà thôi. Thay vì tự mình làm mọi thứ, tại sao bạn không chia sẻ công việc với những thành viên trong team bạn? Để trở thành một người leader giỏi không phải là bạn sẽ phải ôm đồm mọi việc vào người. Hãy chia nhỏ dự án hay mảng công việc ra và chia cho họ theo đúng điểm mạnh để họ có thể phát huy hết công suất làm việc. Nhiệm vụ của bạn là phải nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của từng người và giao cho họ đúng công việc.
Sự phân công công việc đúng với sở trường của từng cá nhân sẽ tạo hiệu quả cao và tạo cho họ được tâm lý thoải mái trong công việc. Ngoài ra, bạn cần phải có cái nhìn bao quát toàn bộ của dự án hay công việc, việc bạn nên làm là kiểm tra quá trình thực hiện của từng cá nhân để biết được tiến độ của dự án và biết được bao giờ dự án sẽ được hoàn thành.
4. Lắng nghe ý kiến và chấp nhận phê bình
Không phải vì bạn làm leader rồi mà bạn nói gì cũng đúng, nói gì ai cũng phải nghe. Trong chúng ta không có ai hoàn hảo cả, bạn phải biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của mọi người xung quanh để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Leader rất dễ để nói ra những điều mình nghĩ và thường sẽ đẩy những thành viên trong team theo hướng mà họ muốn. Tuy nhiên, tại sao bạn không thử lắng nghe nhân viên nói gì về mình? Lắng nghe trước khi nói đôi khi sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích về những gì sẽ nói. Nếu bạn nói liên tục không cho ai cơ hội được nói, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đang chẳng quan tâm gì đến những gì họ nghĩ hết. Bạn nên nhớ rằng tất cả chúng ta ai cũng có quyền được nói và được thể hiện bản thân.
Điều quan trọng nữa là hãy biết chấp nhận lời phê bình. Không phải bạn làm leader rồi thì bạn sẽ không bao giờ bị mắc lỗi hết. Gạt bỏ cái tôi của mình sang một bên và tự ngẫm nghĩ, phân tích những lời phê bình đó, đánh giá lại bản thân. Có những lời phê bình là đúng và giúp ích cho bạn, tuy nhiên cũng sẽ có những lời phê bình là ném đá vì họ không thích bạn. Hãy phân tích xem nó được dựa trên cơ sở nào.
>> Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng
5. Thích nghi với mọi thay đổi
Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng và quan trọng là người leader phải học cách thích nghi với nó, với con người mới, với cách làm mới, với kiến thức mới. Có thể bạn sẽ nhận được những trọng trách mới, vị trí mới và có khả năng những kinh nghiệm lãnh đạo nhân viên ở bộ phận cũ không còn dùng được nữa. Lúc đó bạn sẽ cần học cách thay đổi và thích nghi. Trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chưa bao giờ là tốn thời gian hết.
Một phần không thể thiếu trong quá trình này là hiểu được quyết đoán là gì, vì sự quyết đoán giúp bạn đưa ra các quyết định dứt khoát, thể hiện sự tự tin và khả năng lãnh đạo của mình trong mọi tình huống. Hãy luôn kiên định với những quyết định của mình nhưng cũng sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh khi cần thiết.
6. Phát triển nhân viên của mình
Liên tục đào tạo và phát triển cho các thành viên trong team để nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc và giúp mọi người gần nhau hơn. Thế giới kiến thức lúc nào cũng là vô vàn, bạn nên tích cực cập nhật những thông tin mới cho cả team cùng nhau thảo luận. Nếu đó là những kỹ năng mới, hãy dạy họ cách để sử dụng chúng và giải thích cho họ những kỹ năng đó sẽ góp phần phát triển bản thân họ như thế nào và sẽ phát triển ra sao cho công ty.
Ngoài ra để nhân viên của bạn ngày càng phát triển, việc đặt mục tiêu phấn đấu rõ ràng là không thể thiếu được. Một công việc nếu không có hứa hẹn cho sự thăng tiến hay phát triển thì hẳn đó phải là một công việc không mấy thú vị. Hãy làm cho những thành viên trong team có mục tiêu phấn đấu, hãy để cho họ cảm thấy mình sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa nếu họ cố gắng hết sức mình. Bên cạnh đó, việc phát triển tính kỷ luật trong công việc cũng rất quan trọng, vì nó giúp họ duy trì sự tập trung và quyết tâm để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một leader giỏi trong tương lai thôi.
7. Là người có trách nhiệm
Có một thách thức khi trở thành leader giỏi là bạn phải chịu trách nhiệm cho cả team chứ không phải cho riêng mình nữa. Nếu 1 thành viên trong team bạn mắc lỗi hoặc thất bại, bạn sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề đó. Hay trong trường hợp team bạn đưa ra kết quả không tốt, vấn đề nằm ở chỗ bạn chứ không phải ở họ. Nếu bạn không lãnh đạo nhân viên một cách tốt nhất thì làm sao họ có thể làm việc với sức tốt nhất cho bạn được. Chính vì vậy, khi team xảy ra vấn đề, trách nhiệm là của bạn, đừng đổ lên team. Hãy là một đầu tàu có trách nhiệm với các toa của mình. Hãy là một đầu tàu có trách nhiệm với các toa của mình, và hãy luôn ghi nhớ dẫn chứng bản lĩnh để thể hiện sự kiên định và khả năng giải quyết vấn đề của mình trong mọi tình huống.
Trở thành một người leader giỏi không phải là một chuyện dễ dàng phải không nào? Đây là cả một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ qua từng ngày. Chính vì vậy đừng nản bước nhé những nhà lãnh đạo tài ba. Nỗ lực chăm chỉ rồi thành công sẽ đến với các bạn. JobsGO nghĩ rằng bạn cũng sẽ tìm thấy những bài học quý giá từ phim Vua Sử Tử và 9 bài học nhất định phải ghi nhớ trong hành trình trở thành một leader xuất sắc.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)