Làm gì khi cạn ý tưởng viết content?

4.5/5 - (15 votes)

Ý tưởng không phải lúc nào cũng có sẵn trong đầu. Việc liên tục phải đưa ra những thứ mới lạ khiến ta lâm vào tình trạng “bí” ý tưởng, không còn gì để viết. Ngay cả những marketer sáng tạo nhất cũng có lúc bị dồn vào chân tường khi viết nội dung. Vậy làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng và tiếp tục sáng tạo nội dung mới?

ý tưởng

1. Sử dụng các công cụ mới

Bạn có thể bắt đầu từ việc tìm kiếm những từ khóa liên quan đến lĩnh vực mình cần viết trên google. Từ đó tìm hiểu từ khóa “hot” nhất hiện nay là gì? Bạn có thể phát triển được nhiều thứ từ những từ khóa này. Hãy tìm đọc bình luận liên quan đến vấn đề mà bạn quan tâm. Mỗi một ý kiến bạn có thể có được một ý tưởng. Thử tìm kiếm hình bằng cách gõ các từ khóa hoặc ý tưởng cốt lõi. Hình ảnh có thể đưa đến cho bạn ý tưởng sáng tạo từ góc nhìn hoàn toàn khác.

Ngoài ra, các công cụ như PicMonkey, Canva còn cho phép bạn tạo các hình ảnh tùy chỉnh để đi kèm với nội dung tạo ra sự mới mẻ và hấp dẫn.

2. Nhìn ra thế giới thực

Nguồn cảm hứng luôn ở quanh chúng ta và có thể tìm thấy ngay trong những công việc thường ngày. Việc chìm đắm trong mạng xã hội, trang web, blog khiến bạn vô tình lãng quên đi thế giới thực. Thử tạm dừng mọi thứ và quan tâm hơn những thứ xung quanh, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn tươi mới hơn về content của mình.

3. Mind map để tìm ý tưởng

Để viết thì không khó, ai cũng có thể biết viết. Nhưng để viết ra những nội dung mới, thu hút là điều khó hơn rất nhiều. Như việc viết về một lọ hoa từ ngày này qua tháng nọ thì không phải ai cũng có thể vỗ ngực rằng mình làm tốt.

Làm công việc viết content, bạn phải có những bí kíp cho riêng mình biến những điều tưởng chừng là khó thành đơn giản như ăn kẹo. Đầu tiên muốn tạo ra cái mới bạn phải đưa ra mind map cho chủ đề đó. Công việc này giúp bạn liệt kê ra tất cả những từ khóa liên quan. Việc này có thể mất nhiều thời gian nhưng giúp bạn đi đúng hướng và không bị trùng lặp ý tưởng.

Mind Map
Thiết lập mind map để tìm ra ý tưởng sáng tạo

4. Khám phá công việc từ một góc nhìn mới

Một content thành công là thể hiện được sự mới lạ không thể tìm được ở bất kì nơi nào khác. Nếu bạn cảm giác những thứ mình viết ra đều được viết trước đó thì bạn không phải là người duy nhất đâu. Việc đưa ra ý tưởng mới sẽ khó khăn hơn nếu bạn tập trung quá nhiều vào sáng tạo nội dung.

Nếu thay đổi quan điểm của mình một chút, bạn hoàn toàn có thể tìm được “điểm sáng” của những vấn đề đã có từ trước và phát triển nó thành thứ mới hơn cho mình.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể lấy cảm hứng từ phía đối thủ. Đôi khi vấn đề cũ nhưng vẫn tồn tại điều mới do bị chuyên gia và lãnh đạo lãng quên. Nhưng để sáng tạo hơn, độc đáo hơn, cũng như ý tưởng không bị cạn kiệt, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về các xu hướng mới, nhu cầu của công chúng.

Nguồn cảm hứng tốt nhất đôi khi có thể đến từ sự đồng cảm với khách hàng và người tiêu dùng.

5. Áp dụng cách làm mới

Việc lên ý tưởng cho nội dung không có một khuôn mẫu nhất định nào cả. Nếu cách bạn đang làm không truyền được cảm hứng hãy thử thay đổi sang một cách khác. Biết đâu những điều bạn chưa thử mới là điều phù hợp và hiệu quả nhất.

6. Phớt lờ công việc

Đôi khi cách tốt nhất để bật ra ý tưởng mới lại chính là ngừng suy nghĩ về nó. Có những điều dù nghĩ nát óc bạn vẫn không tìm ra. Nhưng nó lại chợt lóe lên trong đầu khi bạn không để ý. Đừng quá căng thẳng và chỉ chăm chăm vào việc cái gì là mới. Hãy thư giãn đầu óc và quan sát những thứ xung quanh mình.

Tuy nhiên, phớt lờ không đồng nghĩa với bỏ bê. Bạn vẫn phải hoàn thành công việc. Chỉ là nên có khoảng lặng giữa công việc mệt mỏi.

7. Tìm kiếm môi trường sáng tạo

Bạn nên tạo mối quan hệ và thường xuyên tiếp xúc với những người có đầu óc sáng tạo trong cùng lĩnh vực. Việc trò chuyện với họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề. Từ đó bạn có thể tìm ra cái mới nhanh chóng hơn. Và tìm ra cho mình những kiến thức, kinh nghiệm còn thiếu.

Bạn có thể tham gia các buổi hội nghị hay sự kiện. Những nơi mà tại đó bạn có thể lắng nghe, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Sáng tạo không chỉ là việc của người “hình như có khả năng sáng tạo”. Nó là việc của mọi người. Ngoài những điều đã chia sẻ ở trên, việc luyện tập kỹ năng đọc, học hỏi và ghi chép cũng là chìa khóa giúp bạn tìm ra “bầu trời” ý tưởng. Nhưng đừng chỉ mải mê sáng tạo mà quên đi khách hàng của bạn là ai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: