Các chỉ số quan trọng để xây dựng KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing

Đánh giá post

Phòng Marketing giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Đặc biệt người đứng đầu bộ phận này có năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của chiến dịch truyền thống – tiếp thị cực lớn. Để có thể đánh giá hiệu suất công việc, cần sử dụng KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing. Trong KPI này có những chỉ số nào, cách xây dựng ra sao? Cùng đọc chia sẻ của JobsGo trong bài viết dưới đây nhé!

KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing có quan trọng không?

KPI là chỉ số được các nhà quản lý xây dựng cho nhân viên, trong đó có cả trưởng phòng Marketing. Nó được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành và hiệu quả của người đứng đầu bộ phận Marketing trong doanh nghiệp.

KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing có quan trọng không?
KPI cho trưởng phòng Marketing có quan trọng không?

KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing rất quan trọng. Nó giúp họ biết được bản thân phải hoàn thành những chỉ tiêu như thế nào. Đồng thời cũng giúp nhà quản lý đánh giá chính xác nhất về năng lực của nhân viên. Thông qua đó có những chiến lược nhân sự phù hợp nhất để phát triển công ty.

KPI dành cho trưởng phòng Marketing sẽ có sự khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Tùy từng lĩnh vực công ty hoạt động mà nhà quản lý, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng các chỉ số phù hợp nhất, đảm bảo nhân viên thực hiện được và khai thác tối đa tiềm năng của họ. Bên cạnh đó, các chỉ số KPI cho vị trí này cần rõ ràng, cụ thể và minh bạch. Nó chính là một trong những “tài liệu” nhằm đánh giá năng lực của trưởng phòng Marketing, thông qua đó xét tăng lương, thăng tiến trong công việc.

Vậy, KPI cho trưởng phòng Marketing được xây dựng dựa trên những chỉ số nào? Cùng đọc chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!

👉 Xem thêm: 5 bước xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh

Các chỉ số để xây dựng KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing

Các chỉ số để xây dựng KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing
Các chỉ số để xây dựng KPI cho trưởng phòng Marketing

KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing tiêu biểu sẽ có những chỉ số đánh giá như sau:

  • Thứ nhất, mức doanh thu hoạt động Marketing đóng góp với tổng doanh thu của công ty là bao nhiêu?
  • Thứ hai, Marketing ROI như thế nào?
  • Thứ ba, chi phí cho một khách hàng tiềm năng khi tiến hành tiếp thị cụ thể ra sao?
  • Thứ tư, giá trị vòng đời khách hàng như thế nào? Khách hàng có quay lại mua sản phẩm/dịch vụ của công ty nữa hay không?
  • Thứ năm, chi phí cho một khách hàng của doanh nghiệp.
  • Thứ sáu, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng là bao nhiêu?
  • Thứ bảy, tỉ lệ chuyển đổi từ lượng truy cập sang khách hàng tiềm năng như thế nào?
  • Thứ tám, lượng traffic, khách hàng tiềm năng, tỉ lệ chuyển đổi và chi phí cho 1 khách hàng tiềm năng của các kênh làm Marketing.
  • Thứ chín, tỉ lệ hoàn thành mục tiêu đặt ra của chiến dịch Marketing được triển khai.

Nhà quản lý sẽ dựa vào những chỉ số trên để đánh giá năng lực và hiệu suất làm việc của trưởng phòng Marketing. Những người đạt được chỉ số cao sẽ có được cơ hội tốt để tăng lương và thăng tiến. Ngược lại, nếu những đánh giá qua chỉ số trên không hiệu quả thì rất có thể các bạn sẽ bị “thay người”. 

👉 Xem thêm: KPI nhân sự là gì? Xây dựng KPI nhân sự dựa trên những chỉ số nào?

Các bước xây dựng KPI cho trưởng phòng Marketing hiệu quả

Nhà quản lý muốn xây dựng một mẫu KPI cho trưởng phòng Marketing thì cần thực hiện theo các bước như sau:

Các bước xây dựng KPI cho trưởng phòng Marketing hiệu quả
Các bước xây dựng KPI cho trưởng phòng Marketing hiệu quả
  • Bước 1: Xác định các chỉ số cần thiết để đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc.
  • Bước 2: Điều chỉnh các chỉ số KPI trưởng phòng Marketing hợp lý nhất dựa vào thực tế.
  • Bước 3: Xác định kết quả hiện tại của trưởng phòng Marketing đang đạt được là bao nhiêu. Sau đó xây dựng một định mức KPI tối thiểu và KPI mục tiêu cần đạt.
  • Bước 4: Tiến hành thu thập các dữ liệu về các chỉ số Marketing.
  • Bước 5: Xác lập tần suất cập nhất KPI Marketing cụ thể.
  • Bước 6: Thiết lập thời gian hoàn thành KPI theo từng chỉ số đặt ra.
  • Bước 7: Xem các chỉ số trước và sau của trưởng phòng Marketing đã hoàn thành ở mức độ nào?
  • Bước 8: Xác định trọng số của các chỉ số chính trong KPI trưởng phòng Marketing so với các chi số khác.
  • Bước 9: Tiến hành tính chi phí theo dõi KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing.
  • Bước 10: Xác định quyền hạn và vai trò của trưởng phòng Marketing trong doanh nghiệp.
  • Bước 11: Xác định phạm vi thực hiện của KPI này chỉ dành cho vị trí trưởng phòng của bộ phận Marketing.
  • Bước 12: Phân tích số liệu kỳ vọng và thực tế trưởng phòng Marketing thực hiện được. 

Trên đây là các bước chi tiết để xây dựng một mẫu KPI chuẩn cho vị trí trưởng phòng Marketing trong doanh nghiệp. Hy vọng nó sẽ giúp ích để nhà quản lý tạo bản KPI thành công và hiệu quả.

👉 Xem thêm: Xây dựng KPI cho nhân viên Kỹ thuật như thế nào để đạt chuẩn?

Như vậy, bài viết trên đã mang đến những thông tin bổ ích để giúp nhà quản lý có thể hiểu về tầm quan trọng của KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing. Đồng thời các bạn cũng biết được các chỉ số cần thiết cho vị trí công việc này. Đặc biệt bạn sẽ  nắm được các bước xây dựng mẫu KPI chuẩn và hiệu quả.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: