Khối B học ngành gì? Các trường đại học có ngành khối B

Đánh giá post

Khối B là một trong những khối thi chứa nhiều ngành trọng yếu của Việt Nam, liên quan đến y tế, kỹ thuật, công nghệ, môi trường… Đây cũng là khối có lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng cao, chỉ sau khối A. Vậy khối B gồm những môn nào? Học ở đâu? Khối B học ngành gì để có tương lai rộng mở? Bài viết dưới đây, JobsGO sẽ gợi ý top những ngành triển vọng thuộc khối B và chỉ ra cơ hội của các ngành này nhằm giúp bạn đưa ra định hướng nghề nghiệp tốt nhất trong tương lai.

Khối b học ngành gì
Hình 1. Khối B học ngành gì để có tương lai rộng mở?

1. Khối B gồm những ngành nào?

Khối B không hẳn bị bó buộc cho mỗi ngành Y dược như nhiều bạn vẫn tưởng. Ngược lại, khối B có đa dạng ngành nghề và mang lại nhiều cơ hội việc làm.

Dưới đây là 9 nhóm ngành khối B tiềm năng được chỉ ra bởi JobsGO mà bạn có thể tham khảo:

1.1 Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật

  • Quản lý dự án
  • Kinh tế đầu tư
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

1.2 Nhóm ngành truyền thông – Báo chí

  • Tâm lý học
  • Giáo dục học

1.3 Nhóm ngành Giao thông – Vận tải

  • Kỹ thuật môi trường

1.4 Nhóm ngành xây dựng

  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Kỹ thuật cấp thoát nước

1.5 Nhóm ngành kiến trúc

  • Kỹ thuật hạ tầng đô thị

1.6 Nhóm các trường kỹ thuật

  • Công nghệ thực phẩm
  • Dinh dưỡng & khoa học thực phẩm
  • Đảm bảo chất lượng & an toàn thực phẩm
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Quản lý tài nguyên & môi trường
  • Bảo hộ lao động
  • Công nghệ sinh học

1.7 Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ

  • Sinh học
  • Công nghệ Sinh học
  • Hóa học
  • Địa chất học
  • Hải dương học
  • Khoa học Vật liệu
  • Công nghệ vật liệu
  • Công nghệ chế biến Thủy hải sản
  • Khoa học chế biến món ăn
  • Đảm bảo chất lượng & ATTP
  • Khoa học Dinh dưỡng & Ẩm thực
  • Khoa học thủy sản
  • Kỹ thuật y sinh
  • Khoa học môi trường

1.8 Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật

  • Sư phạm Khoa học tự nhiên
  • Sư phạm Sinh học
  • Sư phạm Hóa học
  • Khoa học môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Kỹ thuật nữ công
  • Công nghệ thực phẩm
  • Tâm lý học
  • Hóa học

1.9 Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y

  • Y học dự phòng
  • Y học cổ truyền
  • Y khoa
  • Răng – Hàm – Mặt
  • Kỹ thuật phục hình răng
  • Kỹ thuật phục hồi chức năng
  • Kỹ thuật hình ảnh y học
  • Kỹ thuật xét nghiệm y học
  • Dược học
  • Điều dưỡng
  • Dinh dưỡng
  • Y tế công cộng

Mỗi nhóm ngành thuộc khối B đều mang một nét đặc trưng khác nhau, điều này yêu cầu bạn phải tìm hiểu thật nghiêm túc về nó. Ngoài tìm kiếm các thông tin trên internet, JobsGO cũng khuyên bạn nên tìm hiểu thực tế công việc từ những tiền bối đi trước để xác định chính xác hướng đi cho bản thân.

2. Khối B gồm những tổ hợp môn nào?

Bên cạnh việc xác định khối B học ngành gì, tìm hiểu những tổ hợp môn thuộc khối B cũng là bước quan trọng trong hành trang chuẩn bị cho kì thi đại học khối B tốt nhất.

Tổ hợp môn khối B thường gồm 3 môn: Toán, Sinh Học và Hoá Học. Trong đó, Toán và Sinh Học là 2 bộ môn chủ đạo. Còn lại, bộ môn Hóa Học có thể được thay thế bằng các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí,… nhằm tạo nên những tổ hợp môn phù hợp cho từng ngành chuyên biệt.

khối b gồm những môn nào
Hình 2. Tổ hợp 3 môn khối B00.

Theo đó, khối B gồm 9 môn thi và 7 tổ hợp môn như sau:

  • Khối B00: Toán, Sinh Học, Hoá Học
  • Khối B01: Toán, Sinh Học, Lịch Sử
  • Khối B02: Toán, Sinh Học, Địa Lí
  • Khối B03: Toán, Sinh Học, Ngữ Văn
  • Khối B04: Toán, Sinh Học, Giáo Dục Công Dân
  • Khối B05: Toán, Sinh Học, Khoa Học Xã Hội
  • Khối B08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh

3. Những ngành khối B dễ xin việc

Một số gợi ý cho bạn về các ngành khối B có nhu cầu nguồn nhân lực cao, có tiềm năng nghề nghiệp sau bạn khi ra trường:

3.1 Y học

Ai cũng biết thời gian theo học ngành Y thường kéo dài đến 6 năm, dài hơn so với các ngành học khác. Tuy nhiên, khi ra trường, các bạn sinh viên thuộc ngành này ít phải “lao đao” tìm kiếm việc làm, bởi ngành này mang lại nhiều cơ hội hơn.

Với vai trò “nòng cốt” trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe con người, ngành Y là ngành học hot nhất, phổ biến nhất với hầu hết các bạn theo học khối B. Một số vị trí công việc bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Y: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ nhi, dược sĩ, y tá, điều dưỡng,…

khối b gồm những ngành nào
Hình 3. “Thú y” là một gợi ý ngành nghề thú vị cho các bạn yêu mến động vật.

3.2 Tài nguyên môi trường

Nếu bạn đang băn khoăn khối B học ngành gì dễ xin việc thì lựa chọn nhóm ngành tài nguyên môi trường là một gợi ý lý tưởng.

các ngành khối b
Hình 4. Tài nguyên & môi trường là ngành trọng yếu trong tương lai.

Ngành này được đánh giá là ngành trọng yếu và dễ xin việc trong tương lai. Do thực trạng ô nhiễm môi trường cao, tài nguyên – khoáng sản thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt,… nên đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực với nghề.

3.3 Công nghệ sinh học

Là một ngành học mới, Công nghệ sinh học đang còn hạn chế về mặt nhân lực. Mục tiêu của ngành là tạo ra đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm giải quyết vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất cây trồng.

khối b môn gì
Hình 4. Tài nguyên & môi trường là ngành trọng yếu trong tương lai.
Hình 5. Ngành công nghệ sinh học cần nguồn nhân lực dồi dào.

Nếu bạn có đam mê làm nghiên cứu vi sinh, thực vật, động vật, con người,… thì đây chắc chắn là đáp án cho câu hỏi “khối B học ngành gì để dễ xin việc?” của bạn.

3.4 Sư phạm

Sư phạm cũng là ngành được rất nhiều bạn lựa chọn đăng ký theo học. Ngoài việc trở thành giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bạn còn có cơ hội tham gia vào các phòng ban, sở ngành giáo dục; làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo…

3.5 Kiến trúc

Hình 6. Ngành kiến trúc dồi dào cơ hội việc làm.

Kiến trúc là ngành học không bao giờ lỗi thời và mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. Ngành này tập trung đào tạo các kỹ sư hạ tầng đô thị có năng lực tư vấn, thiết kế, khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường, cấp nước và xử lý nước thải,…

4. Các trường đại học khối B hiện nay

Nếu đã lựa chọn được khối B học ngành gì phù hợp với bản thân, tiếp theo, bạn cần lên danh sách và chọn ra một vài trường đại học khối B để đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

JobsGO đã thay bạn tổng hợp các trường đại học khối B theo từng khu vực:

4.1 Miền Bắc

STT Tên trường STT Tên trường
1 Đại học Y Hà Nội 27 Đại học Thái Bình
2 Đại học Bách Khoa Hà Nội 28 Đại học Y Hải Phòng
3 Học viện Nông Nghiệp Việt Nam 29 Đại học Y Dược Thái Bình
4 Khoa Y Dược – ĐHQG Hà Nội 30 Học viện Quân Y – Hệ Quân Sự
5 Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự
6 Đại học Kiến Trúc Hà Nội 32 Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
7 Đại học Y Tế Công Cộng 33 Khoa Quốc Tế – ĐH Thái Nguyên
8 Đại học Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội 34 Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
9 Đại học Công Nghiệp Hà Nội 35 Đại học Hải Dương
10 Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 36 Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên – ĐH. Thái Nguyên
11 Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 37 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
12 Đại học Sư Phạm Hà Nội 38 Đại học Hải Phòng
13 Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 39 Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
14 Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 40 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
15 Đại học Nguyễn Trãi 41 Đại học Dân Lập Hải Phòng
16 Đại học Thủ Đô Hà Nội 42 Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
17 Đại học Công Nghệ Đông Á 43 Đại học Sao Đỏ
18 Đại học Hòa Bình 44 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
19 Đại học Mỏ Địa Chất 45 Đại học Hùng Vương
20 Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương 46 Đại học Công Nghiệp Việt Trì
21 Đại học Tân Trào 47 Đại học Hạ Long
22 Học viện Y – Dược Học Cổ Truyền Việt Nam 48 Đại học Công Nghiệp Việt Trì
23 Đại học Thăng Long 49 Đại học Đại Nam
24 Đại học Thành Đô 50 Đại học Dân Lập Đông Đô
25 Đại học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội 51 Đại học Điều Dưỡng Nam Định
26 Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1) 52 Đại học Dân Lập Phương Đông

Bảng 1. Các trường Đại học khối B khu vực miền Bắc.

4.2 Miền Trung

STT Tên trường STT Tên trường
1 Đại học Hà Tĩnh 19 Đại học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
2 Khoa Công Nghệ – Đại Học Đà Nẵng 20 Đại học Dân Lập Phú Xuân
3 Khoa Y Dược – Đại Học Đà Nẵng 21 Đại học Tây Nguyên
4 Đại học Công Nghiệp Vinh 22 Đại học Y Dược – ĐH Huế
5 Đại học Quảng Nam 23 Đại học Y Khoa Vinh
6 Đại học Phan Châu Trinh 24 Đại học Quy Nhơn
7 Đại học Kinh Tế Nghệ An 25 Đại học Duy Tân
8 Đại học Buôn Ma Thuột 26 Đại học Yersin Đà Lạt
9 Đại học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng 27 Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
10 Đại học Khánh Hòa 28 Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai
11 Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị 29 Đại học Phạm Văn Đồng
12 Đại học Nha Trang 30 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh
13 Đại học Nông Lâm – ĐH Huế 31 Đại học Khoa Học – ĐH Huế
14 Đại học Đà Lạt 32 Đại học Hồng Đức
15 Đại học Quang Trung 33 Đại học Công Nghệ Vạn Xuân
16 Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng 34 Đại học Quảng Bình
17 Đại học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng 35 Đại học Vinh
18 Đại học Sư Phạm – ĐH Huế 36 Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng

Bảng 2. Các trường Đại học khối B khu vực miền Trung.

4.3 Miền Nam

STT Tên trường STT Tên trường
1 Đại học Y Dược TP.HCM 25 Đại học Văn Hiến
2 Đại học Công Nghệ Sài Gòn 26 Đại học Bạc Liêu
3 Đại học Tôn Đức Thắng 27 Đại học Đồng Nai
4 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM 28 Đại học Quốc Tế – ĐHQG TP.HCM
5 Đại học Quốc Tế Hồng Bàng 29 Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
6 Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn 30 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
7 Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TP.HCM 31 Đại học Giáo Dục – ĐHQG TP.HCM
8 Đại học Hùng Vương TP.HCM 32 Đại học Công Nghệ Đồng Nai
9 Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM 33 Đại học Quốc Tế Miền Đông
10 Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQG TP.HCM 34 Đại học Thủ Dầu Một
11 Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM 35 Đại học Đồng Tháp
12 Đại học Sư Phạm TP.HCM 36 Đại học Xây Dựng Miền Tây
13 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 37 Đại học Bình Dương
14 Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM 38 Trường Cao đẳng Dược TP.HCM
15 Đại học Mở TP.HCM 39 Đại học Cần Thơ
16 Đại học Công Nghiệp TP.HCM 40 Đại học Nam Cần Thơ
17 Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 41 Đại học Y Dược Cần Thơ
18 Đại học Nông Lâm TP.HCM 42 Đại học Công Nghệ Miền Đông
19 Đại học Cửu Long 43 Đại học Tây Đô
20 Đại học An Giang 44 Đại học Lạc Hồng
21 Đại học Văn Lang 45 Đại học Võ Trường Toản
22 Đại học Sài Gòn 46 Đại học Kiên Giang
23 Đại học Trà Vinh 47 Đại học Tiền Giang
24 Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An 48 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảng 3. Các trường Đại học khối B khu vực miền Nam.

Khi đứng trước nhiều lựa chọn, chắc hẳn có không ít bạn lo lắng không biết làm sao để chọn hướng đi đúng đắn nhất cho mình. JobsGO khuyên bạn nên dành thời gian để khám phá sở thích của bản thân. Từ đó, đánh giá xem khối ngành/ trường đại học bạn định đăng ký có thực sự phù hợp với bạn hay không.

Ngoài ra, để đạt được kết quả thi tốt, ngoài trang bị hành trang kiến thức chuyên môn, hãy chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng và thoải mái. Điều này là yếu tố cốt lõi giúp bạn dễ dàng vượt qua cánh cổng đại học phía trước.

Bài viết trên đây, JobsGO đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khối B như: khối B là gì? Khối B gồm những môn nào, ngành nào, trường nào? Khối B học ngành gì dễ xin việc. Qua đó, bạn cần xác định rõ lợi thế của bản thân để định hướng chính xác nghề nghiệp trong tương lai!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: