Lĩnh vực kế toán rộng lớn và đa dạng hơn nhiều những gì bạn có thể nghĩ. Nếu bạn chưa biết mình có thể làm gì sau khi học kế toán, hãy đọc bài viết sau và khám phá con đường sự nghiệp mà bạn có thể theo đuổi.
Mục lục
- Bạn có thể làm gì sau khi học ngành kế toán?
- Phân biệt các mảng chính chuyên môn ngành kế toán
- Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Mức lương kế toán tổng hợp
- Kế toán thuế (NV kế toán phần hành)
- Kế toán giá thành (NV kế toán phần hành)
- Kế toán tiền lương (NV kế toán phần hành)
- Kế toán công nợ (NV kế toán phần hành)
- Kế toán bán hàng (NV kế toán phần hành)
- Kế toán kho (NV kế toán phần hành)
- Kế toán quản trị (NV kế toán phần hành)
Bạn có thể làm gì sau khi học ngành kế toán?
Là một cử nhân chuyên ngành kế toán, bạn có thể đảm nhiệm công việc của 1 trong 9 vị trí sau đây.
- Kế Toán Trưởng
- Kế Toán Tổng Hợp
- Kế Toán Thuế
- Kế Toán Giá Thành
- Kế Toán Tiền Lương
- Kế Toán Công Nợ
- Kế Toán Bán Hàng
- Kế Toán Quản Trị
- Kế Toán Kho
Mỗi vị trí công việc đều có nhiệm vụ và yêu cầu chuyên môn riêng biệt. Tuy nhiên, để trở thành một Kế toán tổng hợp hay Kế toán trưởng, chỉ tấm bằng đại học là chưa đủ; bạn cần có thời gian làm việc trong ngành từ 3 năm trở lên.
Lộ trình thăng tiến cụ thể cho các vị trí công việc ngành kế toán cụ thể như sau:
Phân biệt các mảng chính chuyên môn ngành kế toán
Dưới đây là thông tin chi tiết về các vị trí công việc ngành kế toán mà bạn có thể tham khảo.
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng có vai trò lớn nhất trong phòng kế toán. Đây là người quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động kế toán. Kế toán trưởng cũng sẽ trực tiếp báo cáo, giải trình tình hình và kết quả làm việc của phòng kế toán tới cấp trên.
Công việc của kế toán trưởng
Công việc của kế toán trưởng bao gồm:
- Lập kế hoạch, KPIs dành cho nhân viên phòng kế toán
- Quản lý, giám sát công việc và nắm bắt kết quả công việc mỗi cá nhân
- Quản lý hệ thống, phần mềm
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo nhân viên
- Trực tiếp làm việc, họp và đề xuất tới ban giám đốc
Yêu cầu đối với kế toán trưởng
Chỉ tốt nghiệp chuyên ngành kế toán là chưa đủ để bạn có thể trở thành kế toán trưởng. Muốn được ngồi trên chiếc ghế này, bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, là một kế toán trường, bạn cần sở hữu các kỹ năng mềm như: kỹ năng quản lý, lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch,…
Mức lương kế toán trưởng
Mức lương trung bình với kế toán trưởng tại Việt Nam là khoảng 20 triệu đồng. Và có thể lên tới khoảng 80 triệu đồng tại nhiều doanh nghiệp lớn.
Kế toán tổng hợp
Mô tả công việc kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là người:
- Thu thập, ghi chép và lưu trữ toàn bộ thông tin chứng từ về các nghiệp vụ phát sinh
- Quản lý sổ sách, các giấy tờ về mọi hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
Vị trí này có quyền hạn lớn, có vai trò hỗ trợ cho kế toán trưởng.
Yêu cầu đối với kế toán tổng hợp
Tương tự như kế toán trưởng, để trở thành kế toán tổng hợp bạn cũng cần tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước. Ngoài ra, bạn cần có kinh nghiệm 3 – 5 năm hoạt động trong lĩnh vực này.
Mức lương kế toán tổng hợp
Mức lương của kế toán tổng hợp dao động từ 7 đến hơn 15 triệu đồng tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp.
- 3 – 4 năm kinh nghiệm: 7 – 12 triệu đồng/ tháng
- Trên 5 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu đồng/ tháng
>> Xem thêm: Tìm việc làm kế toán tổng hợp
Kế toán thuế (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán thuế
Kế toán thuế là người đảm nhiệm quản lý, kê khai báo cáo thuế của doanh nghiệp cho Nhà nước.
Công việc chính của nhân viên kế toán thuế là:
- Thu thập, tổng hợp và đối chiếu các loại hóa đơn
- Lập báo cáo tài chính và tính toán giá trị gia tăng, các khoản thuế sẽ phải nộp
Yêu cầu đối với kế toán thuế
Đây là công việc phức tạp có liên quan đến pháp luật, cơ quan Nhà nước. Vì thế, nhân viên kế toán thuế cần có kiến thức chuyên môn vững chắc về các quy định pháp luật, đặc biệt là về thuế.
Mức lương kế toán thuế
Kế toán thuế có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm có mức lương phổ biến trong khoảng 7 – 12 triệu đồng/ tháng.
Kế toán giá thành (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán giá thành
Kế toán giá thành có nhiệm vụ tính toán chi phí sản xuất và xác định giá bán sản phẩm ra thị trường.
Công việc cụ thể của kế toán giá thành là:
- Thống kê tất cả các loại chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm
- Tính toán để xác định giá thành, tạo cơ sở để đưa ra giá bán cuối cùng
Bên cạnh đó, kế toán giá thành phải kết hợp với kế toán tổng hợp, kế toán kho… lập báo cáo chi tiết về các loại chi phí.
Yêu cầu đối với kế toán giá thành
Vị trí này không đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm. Bạn chỉ cần có bằng cấp về kế toán, khả năng sử dụng hệ thống ERP, tin học văn phòng,… là đã có cơ hội trở thành một kế toán giá thành.
? Xem thêm: Mô tả công việc Kế toán giá thành
Mức lương kế toán giá thành
Bạn sẽ nhận được mức lương từ 8 – 12 triệu đồng tại vị trí này. Thu nhập của kế toán giá thành có thể cao hơn tùy thuộc vào nỗ lực của bạn.
Kế toán tiền lương (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán tiền lương
Đúng như tên gọi, kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính toán mức chi phí lương cho công nhân viên. Với công việc này, bạn sẽ cần tổng hợp mọi dữ liệu về:
- Bảng chấm công
- Hợp đồng lao động
- Phụ cấp
- Sản lượng hay doanh số mỗi nhân viên,…
Bạn cũng sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan từ công nhân viên.
Yêu cầu với kế toán tiền lương
Sinh viên mới ra trường hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc của một kế toán tiền lương. Bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và thành thạo các công cụ tin học văn phòng.
Mức lương kế toán tiền lương
Tại đa số doanh nghiệp, tính toán tiền lương sẽ được thực hiện cùng nhiều công việc kế toán khác. Chỉ có doanh nghiệp lớn mới có vị trí kế toán tiền lương riêng biệt. Do đó mức lương tương vị trí này đối khó xác định, dao động khoảng 7 – 10 triệu đồng.
👉 Xem thêm: Các trường đào tạo ngành kế toán – kiểm toán uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh
Kế toán công nợ (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán công nợ
Kế toán công nợ là vị trí theo dõi xác định các khoản nợ phải trả hoặc phải thu của doanh nghiệp.
Công việc chính là lập các thủ tục thu/chi, thu thập, theo dõi giám sát và đối chiếu các loại chứng từ thu/chi. Kế toán công nợ cần đảm bảo ăn khớp với thủ quỹ về các khoản tiền, lập báo cáo chi tiết về số dư công nợ của doanh nghiệp theo định kỳ.
Yêu cầu đối với kế toán công nợ
Ngoài những kiến thức chuyên môn, kế toán công nợ cần đảm bảo tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng phân tích tốt. Doanh nghiệp cũng sẽ đòi hỏi lớn từ bạn sự trung thực, đáng tin, tránh xảy ra nhiều trường hợp hưởng hoa hồng chênh lệch với bên ngoài.
Mức lương kế toán công nợ
Đối với vị trí này, mức lương sẽ dao động trong khoảng 7 – 10 triệu đồng. Bạn sẽ được hưởng thêm các khoản thưởng và tăng lương dựa vào kết quả làm việc thực tế. Cùng với đó là rất nhiều cơ hội thăng tiến lên kế toán tổng hợp, kế toán trưởng.
👉 Xem thêm: Cách viết CV xin việc cho ngành kế toán
Kế toán bán hàng (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán bán hàng
Hiểu đơn giản, kế toán bán hàng sẽ có một số nhiệm vụ chính:
- Ghi chép, theo dõi những chứng từ, hoạt động liên quan tới quá trình bán hàng
- Giao nhận hàng giữa kho và đại lý
- Kiểm tra thống kê tình hình bán hàng
- Tính toán chi phí cũng như doanh thu từ hoạt động bán hàng
Yêu cầu đối với kế toán bán hàng
Khi trở thành một kế toán bán hàng, bạn có thể sẽ phải thường xuyên di chuyển đến các đại lý, cơ sở bán lẻ. Do đó, ngoài những yêu cầu chuyên môn, bạn cũng nên đảm bảo các phương tiện, sức khỏe tốt.
Mức lương kế toán bán hàng
Hiện nay, mức lương trung bình kế toán bán hàng sẽ từ 6 – 9 triệu đồng. Tuy nhiên bạn có thể sở hữu mức cao hơn 10 – 12 triệu đồng tùy vào năng lực, kết quả công việc.
>> Xem thêm: Tìm việc làm ở hải phòng
Kế toán kho (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán kho
Kế toán kho sẽ chủ yếu làm việc dưới các kho, xưởng. Họ là người theo dõi, ghi chép mọi hoạt động xuất/nhập hàng hóa trong kho và đảm bảo thông tin trên giấy tờ, chứng từ hay hóa đơn mỗi ngày là chính xác.
Ngoài ra, kế toán kho cũng cần kiểm soát, sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học. Đồng thời họ cũng là người giải quyết những mất mát, tồn kho và vấn đề phát sinh.
Yêu cầu đối với kế toán kho
Công việc này không đỏi hỏi cao về bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với các bạn sinh viên kế toán mới ra trường.
Tuy nhiên, công việc sẽ khá vất vả và bạn cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận. Đừng ngại nếu có lúc bạn cần tự tay sắp xếp hay bốc dỡ hàng hóa.
Mức lương kế toán kho
6 – 9 triệu đồng là số tiền lương mà bạn có thể nhận được khi làm việc tại vị trí kế toán kho. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại các công ty lớn, công ty nước ngoài, thu nhập hàng tháng của bạn có thể cao hơn.
👉 Xem thêm: Top 5 trường Đại học – Học viện đào tạo ngành kế toán – kiểm toán tại Hà Nội
Kế toán quản trị (NV kế toán phần hành)
Mô tả công việc kế toán quản trị
Kế toán quản trị sẽ thực hiện tổng hợp, nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp và thị trường. Qua đó, họ giúp nhà quản trị cấp cao có cái nhìn tổng quát và nắm được tình hình để ra quyết định. Thông tin chính là đích đến mấu chốt của kế toán quản trị.
👉 Xem thêm: Tìm việc làm kế toán trưởng
Yêu cầu của kế toán quản trị
Đây là một vị trí công việc khá mới nhưng chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên kế toán quản trị không chỉ cần kiến thức kế toán, kỹ năng chuyên môn mà còn là khả năng phân tích. Sau khi tập hợp số liệu, kế toán quản trị cần đưa ra nhận định phù hợp để báo cáo lên cấp trên.Bạn phải đảm bảo thành thạo các phần mềm hỗ trợ như CRM, ERP,…
👉 Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì?
Mức lương kế toán quản trị
Các doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương khá cao cho vị trí này. Mức lương của kế toán quản trị sẽ rơi vào khoảng 10 – 20 triệu hoặc thậm chí cao hơn.
👉 Xem thêm: Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị: Giống ở đâu? Khác thế nào?
Kết luận
Trên đây là 9 vị trí công việc lớn nhất đối với ngành kế toán. Khi đã quyết định theo con đường này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được chung nhất về ngành kế toán cũng như xác định hành trình nghề nghiệp của mình. Bên cạnh ngành kế toán, bạn có thể tìm hiểu thêm ngành kỹ thuật để biết mình phù hợp với ngành nào.Theo dõi Jobsgo để cập nhật về các tin tuyển dụng kế toán mới nhất nhé!
👉 Xem thêm: Làm trắc nghiệm tính cách miễn phí xem bạn có phù hợp với nghành kế toán không.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)