Trong bất kỳ một hoạt động nào bạn cũng nên đặt ra mục tiêu để dễ dàng hoàn thành cũng như đánh giá chất lượng tốt hơn. Nếu bạn là một người cầu tiến, chắc chắn cần phải lên kế hoạch chi tiết về công việc, mở rộng con đường phát triển. Ở nội dung bài viết này, JobsGO sẽ hướng dẫn làm mục tiêu năm mới cho công việc, cùng theo dõi nhé.
Mục lục
1. Tại sao cần làm mục tiêu năm mới cho công việc?
Việc đặt mục tiêu công việc cho năm mới vô cùng quan trọng bởi:
- Có định hướng: Mục tiêu năm mới giúp bạn có một khung thời gian rõ ràng và mục tiêu cụ thể để làm việc. Nó giúp bạn biết được điều gì quan trọng và ưu tiên trong năm mới, đồng thời tạo ra một kế hoạch dẫn đường để bạn làm việc hướng tới mục tiêu đó.
- Tạo ra động lực: Khi bạn đặt ra mục tiêu, bạn tự thể hiện sự cam kết và động lực để đạt được chúng. Mục tiêu cung cấp một mục đích rõ ràng, tạo động lực để bạn cố gắng và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.
- Đo lường tiến bộ: Mục tiêu giúp bạn đánh giá và đo lường tiến bộ của mình theo thời gian. Bằng cách thiết lập mục tiêu cụ thể và định rõ chỉ số đo lường, bạn có thể theo dõi tiến độ và xem liệu bạn đang tiến bộ hay không. Điều này giúp bạn điều chỉnh hoặc điều hướng lại chiến lược làm việc nếu cần thiết.
- Tăng hiệu quả: Khi bạn có mục tiêu rõ ràng, bạn dễ dàng tập trung vào công việc cần làm và tránh sa lầy vào việc không quan trọng. Mục tiêu giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên, từ đó tăng năng suất và hiệu suất làm việc.
Xem thêm: Cách lập kế hoạch mục tiêu cuộc đời của bạn trong 5 năm tới
2. Cách làm mục tiêu năm mới cho công việc
Để có một mục tiêu hoàn chỉnh và chi tiết nhất thì bạn hãy thực hiện theo từng bước sau:
2.1 Tổng kết lại năm cũ
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch cho năm mới thì bạn phải tổng kết lại năm vừa qua đã làm được những gì và chưa làm được những gì. Những mục tiêu nào đã hoàn thành, những mục tiêu nào chưa.
Bạn hãy liệt kê lại chi tiết từng việc làm và đặt câu hỏi: “Tại sao?” Với những mục tiêu đã hoàn thành hãy tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho mình: “Tại sao chúng ta lại hoàn thành, do bản thân chúng ta hay cần phải cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác? Chúng ta có thể làm tốt hơn không?”. Còn với những mục tiêu chưa hoàn thành cũng cần đặt câu hỏi “Tại sao?” để rút ra được những bài học cho bản thân. Bài học từ thất bại giá trị hơn nhiều so với sự thành công.
2.2 Sẵn sàng để thay đổi
Bạn luôn luôn phải mang trong mình suy nghĩ về đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách. Với tâm thế này nó sẽ giúp bạn ở trong thế chủ động, biết được đâu là việc mình cần phải làm. Năm cũ, có thể bạn cảm thấy chán trường, ủ rũ, thế nhưng trong năm nay hãy tích cực, vui vẻ để vượt qua thử thách nhé. Bởi vì mối quan hệ giữa mục tiêu và thành công là rất chặt chẽ; khi bạn đặt ra mục tiêu rõ ràng và kiên định theo đuổi chúng, bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu mà mình mong muốn.
2.3 Lập mục tiêu năm mới cho công việc
2.3.1. Viết ra những mục tiêu
Bạn hãy vẽ ra những mục tiêu thành bảng để việc theo dõi dễ dàng hơn. Một nghiên cứu của Harvard Business Study có liên quan đến xây dựng mục tiêu như sau:
- Có 83% người không có mục tiêu trong năm mới.
- Có khoảng 14% người được hỏi, họ có kế hoạch, mục tiêu nhưng không viết ra. Tuy vậy thì nhóm này vẫn có tỷ lệ thành công cao hơn gấp 10 lần so với nhóm 1.
- Có khoảng 3% người được hỏi đã viết ra mục tiêu của mình. Vì vậy mà họ có được thành công cao hơn 3 lần so với nhóm 2.
Viết mục tiêu, mô tả sinh động mục tiêu có mối quan hệ khá khăng khít với thành công. Chính vì thế mà trong năm nay bạn hãy liệt kê từng mong muốn của mình trong các lĩnh vực như:
- Về sức khỏe.
- Về gia đình.
- Về các mối quan hệ.
- Về công việc.
- Về tài chính.
- Phát triển bản thân.
- Các đóng góp cho xã hội.
- Vui chơi, giải trí.
Tiếp đến bạn hãy đặt ra mục tiêu dài hạn của bạn là gì cho từng lĩnh vực của mình. Ví dụ như:
- Trong năm 2023 tôi muốn mình giảm được 5kg.
- Trong năm 2023 tôi muốn mình tối thiểu ăn chay 2 lần/tháng.
- Trong năm 2023 tôi muốn mình ăn uống lành mạnh hơn.
2.3.2. Công cụ thiết lập mục tiêu
Việc đặt ra mục tiêu không quá khó, cái khó nằm ở quá trình thực hiện hóa nó. Có rất nhiều người không kiên trì với mục tiêu được bởi:
- Mục tiêu được xây dựng dựa trên những gì người khác mong muốn bạn thay đổi chứ không xuất phát từ bản thân.
- Mục tiêu mơ hồ, không rõ ràng.
- Không đưa ra kế hoạch cụ thể nào để đạt được mục tiêu đó.
Chính vì thế mà bạn hãy đặt mục tiêu của mình tuân thủ theo mô hình SMART:
- Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
- Measurable: Có thể đo lường được bằng số, định lượng rõ ràng.
- Achievable: Có thể đạt được bằng khả năng của người làm.
- Realistic: Thực tế, không ảo tưởng.
- Timebound: Có thời gian cụ thể
Xem thêm: Cách đặt mục tiêu công việc giúp bạn phát triển sự nghiệp!
2.4 Tạo kế hoạch thực hiện
2.4.1. Tập trung vào số lượng nhỏ
Khi tập trung và hoàn thành mục tiêu nhỏ nó sẽ giúp bạn có động lực để làm tiếp các mục tiêu lớn hơn. Bởi vì thế, khi bắt đầu bạn hãy nhìn vào các giai đoạn nhỏ hơn, con số nhỏ hơn để thấy sự khả thi, đặc biệt bạn vẫn tìm thấy sự hào hứng khi làm.
2.4.2. Điều ước – kết quả – khó khăn – kế hoạch
Bạn hãy suy nghĩ, tưởng tượng về mục tiêu và những điều tích cực. Tiếp theo đó bạn hãy suy ngẫm trở ngại, khó khăn mà mình có thể gặp phải.
- Điều ước: Bạn đang muốn gì?
- Kết quả: Bạn sẽ đạt được gì khi hoàn thành mục tiêu? Bạn sẽ vui sướng như thế nào?
- Khó khăn: Điều gì sẽ khiến bạn nản lòng, chùn bước? Điều gì sẽ khiến bạn thất bại?
- Kế hoạch: Khi gặp khó khăn bạn làm thế nào để vượt qua?
2.4.3. Một kế hoạch linh hoạt
Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ có những chuyện xảy ra khiến cho bạn không thể lường trước được và chúng ta gọi đó là tương lai. Đôi khi việc đó khiến kế hoạch của bạn đổ bể, bạn không hoàn thành được mục tiêu và phải dừng lại. Lúc này bạn đừng tự trách bản thân mà hãy nhìn nhận và đánh giá lại để thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp nhất với thời điểm đó. Bạn hãy để kế hoạch của mình linh động trong từng hoàn cảnh để đến cuối cùng bạn vẫn hoàn thành điều mong muốn.
2.5 Thực hiện và theo dõi
Sau khi bạn đã thiết lập mục tiêu cho công việc, bước tiếp theo là thực hiện và theo dõi tiến trình. Đây là giai đoạn bạn chuyển từ kế hoạch thành hành động. Dưới đây là một số bước để thực hiện và theo dõi mục tiêu của bạn:
- Xác định các công việc cần làm và việc ưu tiên.
- Theo dõi công việc trong từng giai đoạn.
- Điều chỉnh, thích ứng lại nếu cảm thấy không phù hợp.
2.6 Khắc phục khó khăn
Trong quá trình thực hiện mục tiêu bạn sẽ gặp khó khăn nhất định. Lúc này bạn cần phải bình tĩnh đối mặt với vấn đề và tìm nguyên nhân:
- Xác định nguyên nhân: Đầu tiên, bạn hãy xác định nguyên nhân gây khó khăn hoặc trở ngại. Điều gì làm bạn gặp khó khăn? Có yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của bạn?
- Tìm giải pháp: Sau khi bạn đã xác định nguyên nhân, tìm cách tìm giải pháp. Có thể bạn cần thay đổi phương pháp làm việc, tìm nguồn lực bổ sung, hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người khác.
- Đối mặt với thách thức: Bạn không được né tránh mà hãy đối mặt với chúng. Bạn cần tìm cách giải quyết vấn đề và tìm hiểu những kỹ năng, kiến thức mới để vượt qua khó khăn. Đôi khi, việc vượt qua khó khăn có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự cố gắng và sự linh hoạt.
- Rút kinh nghiệm: Xem khó khăn như một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Bạn hãy quan sát và đánh giá những gì bạn đã học được từ những thử thách và sử dụng những kinh nghiệm đó để tốt hơn.
2.7 Đánh giá và đưa ra giải pháp
Khi kết thúc 1 năm hoặc khi đạt được một cột mốc quan trọng trong mục tiêu của bạn, hãy đánh giá và đưa ra giải pháp để cải thiện, tiếp tục phát triển.
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình thực hiện. Điều gì bạn đã làm tốt và cần tiếp tục phát huy? Điều gì bạn cần cải thiện và điều chỉnh?
- Tìm giải pháp và học hỏi: Dựa trên đánh giá của bạn, đưa ra các giải pháp để tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Bạn hãy học hỏi từ những trải nghiệm và áp dụng kiến thức đó để cải thiện hiệu suất, kết quả trong tương lai.
- Thiết lập mục tiêu mới: Dựa trên những gì bạn đã học được và những thay đổi trong môi trường làm việc, thiết lập mục tiêu mới cho giai đoạn tiếp theo. Bạn cần đảm bảo rằng mục tiêu mới phù hợp với sự phát triển cá nhân và mục tiêu dài hạn của bạn.
Xem thêm: 3 nguyên tắc “vàng” trong lập kế hoạch cho năm mới thành công
Như vậy, bài viết này JobsGO đã hướng dẫn bạn làm mục tiêu năm mới cho công việc một cách chi tiết nhất. Mong rằng qua nội dung này bạn đã nắm được cách thực hiện. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)