Ngành An Ninh Mạng Là Gì? Học An Ninh Mạng Ra Làm Gì?

Đánh giá post

Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin và mạng internet đã có sự phát triển vượt bậc. Sự kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu phổ biến trên toàn cầu. Song song với những lợi ích phát triển, thì mạng internet là nơi tiềm ẩn rủi ro về bảo mật thông tin. Vấn đề an ninh mạng dẫn được chú trọng, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành cũng ngày càng tăng cao. Vậy n ninh mạng là gì? Học an ninh mạng ra làm gì? Tìm hiểu về những thông tin này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Ngành An Ninh Mạng Là Gì? Phân Loại An Ninh Mạng

1.1 Ngành An Ninh Mạng Là Gì?

An ninh mạng hay còn gọi là bảo mật mạng, là một lĩnh vực chuyên môn tập trung vào việc bảo vệ hệ thống thông tin, mạng lưới và dữ liệu trên không gian mạng khỏi các mối đe dọa, tấn công. Mục tiêu chính của ngành là đảm bảo ba yếu tố quan trọng: tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của thông tin. Điều này bao gồm việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, duy trì sự ổn định của hệ thống và đảm bảo thông tin luôn sẵn sàng cho những người có quyền truy cập.

Các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát hiện và ngăn chặn các hình thức tấn công mạng khác nhau. Họ cần phải cập nhật liên tục kiến thức về các phương pháp tấn công mới và tinh vi, từ đó phát triển các biện pháp phòng thủ hiệu quả.

Công việc của nhân viên an ninh mạng bao gồm thiết lập các hệ thống bảo mật, giám sát hoạt động mạng, phân tích các mối đe dọa tiềm ẩn và ứng phó nhanh chóng với các sự cố an ninh.

học an ninh mạng ra làm gì
Ngành an ninh mạng là gì?

Ngành an ninh mạng tập trung vào việc phòng chống, phát hiện và đối phó với các hình thức tấn công mạng như hack, phá hoại, lừa đảo, xâm nhập, phá vỡ quyền riêng tư, đánh cắp thông tin. Các chuyên gia an ninh mạng phải nắm vững kiến thức về các phương pháp tấn công thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật mới. Từ đó xây dựng các biện pháp bảo mật hiệu quả để ngăn chặn những hành vi không đáng tin cậy.

Xem thêm: Dân IT là gì? Công việc và các yêu cầu của ngành IT hiện nay

1.2 Phân Loại An Ninh Mạng

An ninh mạng áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau và có thể được phân loại thành các loại sau:

  • Bảo mật mạng: Tập trung vào việc bảo vệ mạng máy tính khỏi kẻ xâm nhập, bao gồm cả các cuộc tấn công có chủ đích và phần mềm độc hại. Loại này cài đặt các biện pháp bảo vệ mạng như tường lửa (firewall), hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), giám sát mạng để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động xâm nhập.
  • Bảo mật ứng dụng: Đảm bảo rằng phần mềm và thiết bị không bị đe dọa. Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp bảo mật để ngăn chặn, phát hiện các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm, cập nhật, vá các phần mềm định kỳ và triển khai các giải pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố.
  • Bảo mật thông tin: Tập trung vào việc bảo vệ tính toàn vẹn, quyền riêng tư của thông tin trong quá trình lưu trữ, truyền và xử lý. Nó sử dụng các phương pháp mã hóa dữ liệu, quản lý khóa, chứng thực, phân quyền truy cập để đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền có thể truy cập và sử dụng thông tin.
  • Bảo mật vận hành: Tập trung vào các quy trình và phương pháp để bảo vệ tài sản dữ liệu, đảm bảo an toàn khi sử dụng hệ thống mạng. Điều này bao gồm việc xác định quyền truy cập của người dùng, quản lý quy trình xử lý dữ liệu và thực thi các biện pháp bảo mật trong quá trình vận hành.
  • Phục hồi sự cố: Đây là một khía cạnh quan trọng của an ninh mạng, tập trung vào việc phục hồi sau khi xảy ra sự cố an ninh mạng hoặc bất kỳ sự kiện nào có thể gây mất dữ liệu hoặc rò rỉ thông tin. Các biện pháp phục hồi bao gồm sao lưu và khôi phục dữ liệu, khôi phục hệ thống mạng, đánh giá thiệt hại và xử lý các lỗ hổng bảo mật để ngăn chặn tái diễn sự cố.
  • Giáo dục người dùng: Nhận thức về an ninh mạng và đào tạo người dùng là một phần quan trọng trong lĩnh vực an ninh mạng. Giáo dục người dùng nhằm cung cấp kiến thức, hướng dẫn cho người dùng về các biện pháp bảo mật cơ bản như cách phát hiện các email lừa đảo, cách sử dụng mật khẩu mạnh và cách tránh các hành vi rủi ro trên mạng. Việc giáo dục người dùng giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm cá nhân trong việc duy trì an ninh mạng.

2. Ngành An Ninh Mạng Thi Khối Gì?

Ngành an ninh mạng học gì
Ngành an ninh mạng thi khối gì?

Hiện nay, ngành an ninh mạng được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin, do đó nhiều trường đại học, cao đẳng đã, đang chú trọng và cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này. Nếu bạn quan tâm đến ngành an ninh mạng và muốn theo đuổi nó, có thể lựa chọn các khối dưới đây:

  • Khối A: Toán – Lý – Hóa
  • Khối A1: Toán – Lý – Anh
  • Khối D: Toán – Văn – Anh
  • Khối D90: Toán – Anh – KHTN

Xem thêm: Ngành Y dự phòng: Học ở đâu? Ra trường làm gì?

3. Ngành An Ninh Mạng Học Những Gì?

An ninh mạng là một ngành học mới, nhưng cực kỳ quan trọng trong bối cảnh tin tặc ngày càng tinh vi hiện nay. Chính vì vậy, các trường đều rất chú trọng, tập trung phát triển những kiến thức cần thiết, để sinh viên có thể áp dụng hiệu quả cho công việc sau này. Thời gian đào tạo kéo dài từ 3 đến 5 năm, tùy theo cấp bậc học vị.

Tùy vào từng trường mà chương trình đào tạo có thể sẽ khác nhau. Một số trường đại học, cao đẳng tập trung vào lập trình trong chương trình đào tạo an ninh mạng, trong khi các trường khác có thể tập trung vào pháp y kỹ thuật số (điều tra số), chính sách an ninh hoặc các khía cạnh rộng hơn trong lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên đều sẽ được tiếp cận những khối kiến thức, môn học sau:

  • Lập trình máy tính đại cương
  • Mật mã học đại cương
  • Nguyên tắc thiết kế bảo mật
  • Nguyên tắc bảo đảm thông tin
  • Phân tích dữ liệu
  • Điện toán đám mây
  • Rủi ro trên không gian mạng
  • Phòng thủ trên không gian mạng
  • Quản trị hệ thống
  • Hệ thống công nghệ thông tin
  • Mạng lưới thông tin
  • Chính sách, Pháp lý và Đạo đức

>>>Xem thêm: ccna là gì?

4. Học An Ninh Mạng Ra Làm Gì?

Chuyên ngành An ninh mạng là gì
Học an ninh mạng ra làm gì?

An ninh mạng không còn là vấn đề riêng của lĩnh vực công nghệ thông tin, mà vấn đề bảo mật các dữ liệu thông tin còn cần ở tất cả các lĩnh vực. Mobile Developer, một lĩnh vực đang nổi bật, cũng cần chú trọng đến các yếu tố bảo mật trong các ứng dụng di động. “Học an ninh mạng ra làm gì?” là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Không chỉ học sinh đang định hướng lựa chọn ngành học, mà ngay cả những sinh viên đang học tập trong ngành này cũng không biết rằng mình sẽ làm việc chuyên sâu ở mảng nào.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành an ninh mạng là rất cao, vì ngành này đang thiếu nguồn nhân lực trên thị trường. Sinh viên học an ninh mạng ra sẽ có các kiến thức chuyên môn và kỹ năng để tham gia vào các vị trí nghề nghiệp an ninh mạng như:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng: Bảo vệ và đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu của một tổ chức, phân tích, giám sát các hoạt động mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công.
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin: Thực hiện kiểm tra, đánh giá các hệ thống, mạng và ứng dụng để xác định các lỗ hổng bảo mật để đề xuất các biện pháp cải thiện.
  • Kỹ sư mạng: Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, bao gồm cài đặt, cấu hình thiết bị mạng, giám sát, bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa.
  • Kỹ sư phân tích an ninh mạng: Phân tích các hoạt động mạng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công, phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu tấn công, phát triển các biện pháp phòng ngừa.
  • Chuyên viên quản trị hệ thống: Quản lý và duy trì hệ thống mạng, máy chủ, các thiết bị khác, áp dụng các biện pháp bảo mật và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan.
  • Tư vấn an ninh: Cung cấp tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp bảo mật cho tổ chức, xây dựng chính sách, quy trình bảo mật.
  • Phân tích pháp y máy tính – điều tra số: Phân tích các tệp tin, dữ liệu số và hệ thống máy tính để tìm ra chứng cứ trong các vụ vi phạm, tham gia vào quá trình điều tra về tội phạm mạng.
  • Lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật: Thiết kế, phát triển phần mềm, ứng dụng và công cụ bảo mật để giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu.
  • Chuyên viên kiểm tra thâm nhập: Tiến hành các cuộc kiểm tra thâm nhập vào hệ thống mạng của tổ chức để xác định các lỗ hổng bảo mật và đưa ra các giải pháp khắc phục.
  • Kiến trúc sư bảo mật: Thiết kế và triển khai kiến trúc bảo mật cho hệ thống, mạng và ứng dụng, đảm bảo tính bảo mật, an toàn của chúng.
  • Quản trị viên hệ thống an ninh: Quản lý, vận hành hệ thống an ninh mạng của tổ chức, bao gồm cài đặt, cấu hình và quản lý các công cụ, giải pháp bảo mật.
  • Giám đốc thông tin an ninh: Đứng đầu phòng an ninh thông tin của một tổ chức, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo mật toàn diện cho tổ chức.
  • Chuyên viên phòng chống xâm hại: Phân tích, giám sát các hoạt động xâm nhập, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công, sự vi phạm bảo mật.
  • Chuyên viên phòng chống thất thoát dữ liệu: Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu bằng cách triển khai các biện pháp phòng ngừa, phân tích rủi ro và đưa ra các chính sách, quy trình liên quan đến quản lý dữ liệu.
  • Chuyên gia pháp lý an ninh mạng: Cung cấp hỗ trợ pháp lý và tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng, bảo vệ quyền riêng tư và tuân thủ các quy định về an ninh thông tin.
  • Chuyên viên giáo dục an ninh mạng: Đảm nhận vai trò giảng dạy và đào tạo về an ninh mạng, tăng cường nhận thức và kỹ năng bảo mật cho cộng đồng, tổ chức.

>>>Xem thêm: Việc làm quản trị mạng

5. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành An Ninh Mạng

Ngành an ninh mạng ra trường làm gì
Tố chất cần có để theo đuổi ngành an ninh mạng

An ninh mạng là một ngành hot, cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, để theo đuổi ngành này không hề đơn giản. Các bạn sẽ cần đảm bảo được một số tố chất sau:

5.1 Ham Học Hỏi, Cầu Tiến

Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần sẵn lòng tìm hiểu và nghiên cứu về công nghệ mới, phương pháp tấn công và phòng ngừa. Sẵn sàng tự học, nắm bắt kiến thức mới, không ngừng cập nhật với các xu hướng công nghệ mới là chìa khóa để bạn phát triển và đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng tinh vi, phức tạp.

5.2 Có Trách Nhiệm, Bảo Mật Thông Tin Tốt

Vì tính chất nhạy cảm của công việc, bạn cần có ý thức rõ ràng về trách nhiệm và cam kết bảo vệ thông tin, hệ thống mạng của tổ chức. Đây là một nghề đòi hỏi sự đáng tin cậy, chính trực và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Trách nhiệm cũng bao gồm việc giám sát, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả để bảo vệ sự riêng tư, an toàn của hệ thống, dữ liệu.

5.3 Chăm Chỉ, Tỉ Mỉ, Cẩn Thận

Trong ngành an ninh mạng, chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thận là những phẩm chất cần có để đạt được thành công. Công việc bảo mật thông tin đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn trong việc nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá hệ thống. Bạn phải dành thời gian, công sức để tìm hiểu về các mối đe dọa mới nhất, các phương pháp tấn công và cách phòng ngừa.

Sự tỉ mỉ trong việc xác định và khắc phục lỗ hổng bảo mật là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Bạn cũng cần thực hiện các quy trình kiểm tra và giám sát một cách cẩn thận để phát hiện các hoạt động đáng ngờ hoặc vi phạm bảo mật.

5.4 Khả Năng Làm Việc Nhóm Tốt

Bảo vệ hệ thống thông tin không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân mà là một nỗ lực tập thể. Khi làm việc trong ngành trường an ninh mạng, bạn cần phối hợp, giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp, chuyên gia,…

Một mạng máy tính phức tạp yêu cầu sự đa ngành và các chuyên gia an ninh mạng thường phải làm việc với các chuyên gia khác như quản trị viên hệ thống, lập trình viên, chuyên viên pháp y, người dùng cuối. Sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm là quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống.

5.5 Yêu Nghề

An ninh mạng là một lĩnh vực đòi hỏi sự tận tụy, đam mê và cam kết vì nó liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ thông tin, hệ thống của tổ chức.

Yêu nghề đồng nghĩa với việc bạn tự cập nhật liên tục với các xu hướng, công nghệ và mối đe dọa mới. Đây là một lĩnh vực luôn thay đổi nhanh chóng, vì vậy sự hứng thú và mong muốn học hỏi là điều cần thiết để cung cấp cho bạn kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối phó với những tình huống phức tạp.

Xem thêm: Học công nghệ thông tin có khó không? 10 thông tin cần biết về ngành CNTT

6. Lương Ngành An Ninh Mạng

Ngành an ninh mạng là gì
Lương ngành an ninh mạng

Hiện nay, mức lương của một chuyên viên an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay dao động trong khoảng từ 20 – 50 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

  • Cấp bậc nhân viên: từ 15 – 40 triệu đồng/tháng.
  • Cấp bậc quản lý lãnh đạo: có thể lên tới 100 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra, mức lương của ngành an ninh mạng dựa theo các ngành nghề như sau:

Vị trí Mức lương
Chuyên gia bảo mật mạng 20 – 50 triệu đồng/tháng.
Chuyên gia phân tích an ninh mạng 120.000 – 150.000 USD/năm
Chuyên viên quản trị thông tin, dữ liệu 15 – 25 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên công nghệ thông tin 7 – 15 triệu đồng/tháng
Chuyên viên quản trị hệ thống 14 – 25 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư mạng 15 – 30 triệu đồng/tháng.

7. Học Ngành An Ninh Mạng Ở Đâu?

Vậy học an ninh mạng ở đâu? Trường nào đào tạo ngành an ninh mạng uy tín?

7.1 Học Tại Việt Nam

Để làm việc được trong lĩnh vực an ninh mạng, thì bạn cần chọn nhóm ngành học công nghệ thông tin với các kiến thức, kỹ năng cần thiết như phân tích dữ liệu, quản trị mạng, mạng lưới thông tin, các rủi ro không gian mạng, cách phòng thủ không gian mạng, an toàn hệ thống mạng, điện toán đám mây,…

Các trường đại học đào tạo uy tín nhóm ngành công nghệ thông tin bạn nên chọn để chuẩn bị hành trang để làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng như:

  • Đại học Bách khoa
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia TP HCM
  • Học viện Bưu chính viễn thông
  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Học viện Kỹ thuật quân sự
  • Học viện An ninh nhân dân

7.2 Du Học Ngành An Ninh Mạng

Học ngành an ninh mạng ra làm gì
Học ngành an ninh mạng ở đâu?

Ngành an ninh mạng là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm toàn cầu. Có nhiều quốc gia và trường đại học uy tín trên thế giới cung cấp chương trình đào tạo về an ninh mạng đó là:

  • Hoa Kỳ: Hoa Kỳ có nhiều trường đại học hàng đầu thế giới về an ninh mạng như Carnegie Mellon University, Massachusetts Institute of Technology (MIT), Stanford University và University of California, Berkeley.
  • Anh Quốc: Anh Quốc cũng là một điểm đến phổ biến cho du học ngành an ninh mạng. University of Oxford, University of Cambridge, Imperial College London, University College London là những trường nổi tiếng với chương trình đào tạo về an ninh mạng.
  • Canada: Canada cung cấp nhiều cơ hội du học an ninh mạng với các trường đại học như University of Toronto, University of Waterloo, University of British Columbia.
  • Úc: Úc có nhiều trường đại học hàng đầu về an ninh mạng như Australian National University, University of New South Wales, University of Melbourne.
  • Singapore: Singapore đã trở thành một trung tâm công nghệ và an ninh mạng quan trọng. Nanyang Technological University và National University of Singapore là hai trường có chương trình đào tạo uy tín về an ninh mạng.
  • Đức: Đức cũng là một điểm đến phổ biến cho du học an ninh mạng với các trường như Technical University of Munich, University of Stuttgart, RWTH Aachen University.

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành An Ninh Mạng

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đưa ngành an ninh mạng trở thành một lĩnh vực được nhiều người trẻ quan tâm hiện nay. Đặc biệt là khi các cuộc tấn công mạng và mối đe dọa an ninh trực tuyến ngày càng gia tăng, nhu cầu về chuyên gia bảo mật thông tin cũng tăng lên nhanh chóng. Computer science là ngành gì, và làm thế nào để lĩnh vực này liên quan mật thiết đến an ninh mạng? Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng đã trở thành một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chú trọng nhiều hơn trong công tác quản lý và bảo vệ.

Sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây đã làm cho lĩnh vực an ninh mạng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các chuyên gia trong ngành. Bên cạnh đó, mức thu nhập hấp dẫn cũng là một yếu tố thu hút người tài vào lĩnh vực này. Với những thách thức và cơ hội đang mở ra, ngành an ninh mạng hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Mong rằng những kiến thức về ngành an ninh mạng và những định hướng “học an ninh mạng ra làm gì?”, “học ở đâu?” sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn ngành nghề đúng đắn. Chúc bạn thành công trong những bước tiến sắp tới.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm an ninh mạng, hãy tham khảo ngay tại JobsGO.vn nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Thời Gian Đào Tạo Để Trở Thành Chuyên Gia An Ninh Mạng Là Bao Lâu?

Để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể của an ninh mạng có thể mất từ 2 - 3 năm.

2. Có Cần Nền Tảng Về IT Để Học An Ninh Mạng Không?

Câu trả lời là không. Nền tảng IT không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ giúp quá trình học an ninh mạng dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu không có nền tảng IT, bạn vẫn có thể học an ninh mạng nhưng cần đầu tư thêm thời gian để nắm vững các khái niệm cơ bản.

3. Các Loại Tấn Công An Ninh Mạng Nào?

Mặc dù có rất nhiều loại tấn công an ninh mạng nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Các cuộc tấn công cửa sau (backdoor).
  • Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (denial - of - service attack).
    Các cuộc tấn công truy cập trực tiếp (direct - access attack).

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: