Hacker là gì? Toàn bộ những thông tin về hacker bạn cần biết

Đánh giá post

Hacker là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng, chưa phải ai cũng hiểu rõ hacker là gì? Hacker làm gì? Làm hacker là xấu hay tốt? Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

1. Hacker là gì?

Hacker là thuật ngữ dùng để chỉ người am hiểu, giỏi về kỹ thuật máy tính, thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin và có khả năng phát hiện những lỗ hổng bảo mật của một hệ thống mạng.

hacker là gì
Hacker là gì?

Hacker được ví như một tên “tin tặc” hay “trộm” trong thế giới mạng. Tuy nhiên, tên trộm này lại rất thông minh, có bộ óc biết tính toán, luôn nhắm đến những thông tin tuyệt mật của người dùng hay hệ thống website.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

2. Hacker làm gì?

Hacker làm gì?” là thắc mắc của khá nhiều người hiện nay. Thực tế, công việc chính của hacker sẽ liên quan đến các vấn đề quản trị bảo mật hay lập trình phần mềm. Hacker có thể hoạt động độc lập hoặc là một tổ chức, hội nhóm.

Ngoài ra, hacker cũng tham gia viết phần mềm, định vị những lỗ hổng bảo mật, từ đó truy cập vào hệ thống đảm bảo an ninh.

Trong một số trường hợp, hacker được thuê để tấn công vào hệ thống bảo mật, lấy cắp các thông tin từ cá nhân, tổ chức nào đó.

3. Phân loại hacker

Hacker được phân chia thành nhiều loại dựa vào các trường phái, lĩnh vực hoạt động. Cụ thể, hãy cùng JobsGO tìm hiểu về các loại hacker này nhé.

hacker
Phân loại hacker

3.1 Phân loại hacker theo trường phái hoạt động

  • Hacker mũ đen: đây là nhóm hacker hoạt động với mục đích không tốt, cố tính phá hoại hệ thống và lấy cắp thông tin. Nhóm hacker này thường được thuê bởi cá nhân, tổ chức hoặc chủ đích tống tiền người khác.
  • Hacker mũ trắng: đây là nhóm hacker hoạt động với mục đích tốt, không gây hại cho các hệ thống mà là tìm ra những lỗ hổng bảo mật để khắc phục.
  • Hacker mũ xanh: nhóm này dành cho các hacker mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm.
  • Hacker mũ đỏ: đây là nhóm đối thủ của hacker mũ đen nhưng cũng không giống nhóm mũ trắng. Hacker mũ đỏ hoạt động nhằm mục đích tấn công trực diện vào hệ thống, mạng lưới của hacker mũ đen.
  • Hacker mũ xám: hacker nhóm này hoạt động theo cách tấn công bất hợp pháp vào hệ thống bảo mật thông tin. Tuy nhiên, mục đích của nhóm hacker mũ xám không xấu như mũ đen, họ chỉ tấn công cho biết mà thôi.
  • Hacker script kiddie: nhóm này thường được gọi với tên”trẻ trâu” vì họ chỉ thích bắt chước theo hacker mũ đen nhưng lại không đủ đẳng cấp nên không gây ra hậu quả lớn.

Xem thêm: Dân IT là gì? Bí ẩn và đặc điểm công việc của ngành IT

3.2 Phân loại hacker theo lĩnh vực hoạt động

Theo các lĩnh vực hoạt động, hacker gồm có 4 loại chính là:

  • Hacker là lập trình viên giỏi: đây là những người làm công việc lập trình, am hiểu sâu về công nghệ thông tin. Họ tham gia vào quá trình phát triển phần mềm, đồng thời có khả năng nâng cấp và biết xâm nhập vào hệ thống bảo mật.
  • Hacker là chuyên gia reverse engineering: đây là người có kiến thức sâu rộng về công nghệ đảo ngược. Tức là họ biết cách để tìm, phát hiện lỗ hổng của phần mềm, bẻ khóa các phần mềm.
  • Hacker chuyên đánh vào hệ thống nhà mạng: nhóm này am hiểu sâu về các giao thức hay cơ chế hoạt động của hệ thống mạng. Vậy nên họ có thể cải thiện, tối ưu các hoạt động của hệ thống mạng. Nhóm này rất dễ trở thành các hacker mũ đen.
  • Hacker chuyên đánh vào phần cứng: các hacker này hiểu rõ về phần cứng, có thể sửa đổi được phần cứng.

4. Hacker có phải là xấu?

hacker chuyên nghiệp
Hacker có phải người xấu không?

Nhiều người cho rằng hacker là xấu, sự thật có phải như vậy? Hacker liệu có người tốt hay không?

Thực tế, không phải hacker nào cũng làm việc, hoạt động với mục đích xấu. Ví dụ như những hacker mũ trắng, họ rất am hiểu công nghệ, nhiệm vụ của họ là tìm ra lỗ hổng và khắc phục bảo mật, nâng cấp hệ thống. Như vậy chẳng phải hacker đóng vai trò rất quan trọng, hoạt động tích cực cho các tổ chức, doanh nghiệp hay sao?

Hay một số đơn vị lớn còn tuyển dụng, mời những hacker giỏi về để tham gia vào dự án nâng cấp bảo mật cho công ty họ.

Tất nhiên, vẫn sẽ có những hacker không tốt như hacker mũ đen, Script Kiddie,… Tùy vào công việc họ làm, những điều họ mang lại/gây ra mà chúng ta hãy đánh giá thật chính xác về công việc hacker này nhé.

Xem thêm: Thuật toán là gì? Lập trình viên học thuật toán làm gì?

5. Cần những kỹ năng, tố chất gì để làm hacker chuyên nghiệp?

Như đã đề cập ở trên, hacker cũng có những vị trí, công việc tốt, giúp ích cho hoạt động nâng cấp, bảo vệ hệ thống bảo mật thông tin. Vậy làm sao để trở thành hacker chuyên nghiệp, hoạt động với mục đích tốt? Cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé.

5.1 Học ngôn ngữ lập trình C

Đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay và để làm hacker, bạn cũng cần phải am hiểu, nắm rõ kiến thức về ngôn ngữ này.

Với ngôn ngữ lập trình C, các tác vụ sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ, đồng thời được hoàn thiện bởi một số đoạn mã. Học lập trình C, bạn phải biết cách sử dụng biến con trỏ thành thạo thì mới làm hacker được.

Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình C++

5.2 Học các ngôn ngữ lập trình bổ trợ khác

Ngoài lập trình C, bạn sẽ cần học thêm các loại ngôn ngữ khác như Perl, Java hay Python. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khai thác các phần mềm, hệ thống bảo mật và xử lý các lỗ hổng cho các ứng dụng khi gặp vấn đề.

5.3 Hiểu biết hệ điều hành Unix

Muốn làm hacker chuyên nghiệp, bạn chắc chắn phải biết về hệ điều hành Unix. Đây là một hệ đa nhiệm, đa người dùng, được thiết kế với độ tin cậy cao, bảo mật tốt.

Cách để học Unix nhanh nhất chính là bạn hãy cài đặt về máy tính, sử dụng thử rồi mới tìm hiểu sâu về kiến trúc, phần lõi của nó.

thông tin về hacker
Cách trở thành hacker chuyên nghiệp

5.4 Tìm hiểu thêm các hệ điều hành khác

Ngoài Unix thì hacker cũng cần phải biết các hệ điều hành phổ biến khác, chẳng hạn như Window. Đây là hệ điều hành mà các máy tính cá nhân đều đang sử dụng. Tuy nhiên nó lại có nhiều lỗ hổng nên hacker sẽ cần nắm chắc kiến thức về hệ điều hành này để khắc phục các vấn đề.

5.5 Hiểu về mạng máy tính

Làm hacker chắc chắn phải hiểu về máy tính, hệ thống mạng. Cụ thể, bạn cần thành thạo trong việc xây dựng, cấu hình hay khai thác mạng máy tính. Những kiến thức cơ bản bạn cần có là: TCP/IP, bộ giao thức sử dụng các tầng trong mạng máy tính, mô hình mạng OSI,…

Sau khi đã nắm được các kiến thức này, bạn hãy tìm hiểu thêm một số công cụ giám sát, dò quét trên mạng để hỗ trợ cho quá trình làm việc.

Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì? Học gì và ra trường làm gì?

5.6 Biết về mật mã học

Đây là một trong những kiến thức không thể thiếu đối với hacker, nhất là những hacker mũ trắng – đen. Bạn sẽ cần tìm hiểu về các ưu điểm, hạn chế của các công cụ mật mã như hệ mật đối xứng, bất đối xứng,…

5.7 Tự phát hiện các lỗ hổng

Để làm hacker chuyên nghiệp, trước hết bạn phải tự mày mò, tìm hiểu và luyện tập. Bạn có thể tự phát hiện các vấn đề liên quan đến hệ thống bảo mật thông tin thông qua việc dò quét. Tất nhiên, công việc này sẽ không dễ dàng, nhưng nếu bạn kiên trì, cố gắng thì sẽ có thêm rất nhiều kinh nghiệm đó nhé.

Trên đây là tổng hợp chi tiết thông tin giải đáp cho câu hỏi “hacker là gì?”, “hacker làm gì?” hay “hacker có xấu không?” cũng như cách để trở thành hacker chuyên nghiệp. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến công việc này nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: