“Nhân vô thập toàn”, chúng ta không ai hoàn hảo và càng không thể làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh. Do vậy, việc bị nói xấu trước mặt hay sau lưng là điều không thể tránh khỏi. Vậy phải làm gì khi bị nói xấu sau lưng và đối phó với kẻ nói xấu sau lưng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Mục lục
1. Nói Xấu Sau Lưng – Vấn Nạn Nơi Công Sở
Nói xấu sau lưng là một vấn nạn nhức nhối tồn tại ở nhiều nơi làm việc, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường công sở và tinh thần của người lao động. Hành vi này thể hiện qua việc một cá nhân hoặc nhóm người bàn tán, bình phẩm những thông tin tiêu cực, thiếu tích cực về người khác khi họ không có mặt, thường xuất phát từ sự đố kỵ, ganh ghét, thiếu thiện chí hay đơn giản là để giải trí, “khuấy đảo” bầu không khí chung.
Hậu quả của việc nói xấu sau lưng vô cùng nghiêm trọng. Nó có thể phá vỡ lòng tin giữa các đồng nghiệp, gây ra bầu không khí làm việc căng thẳng, ngột ngạt, khiến cho mọi người cảm thấy lo lắng, bất an và mất đi động lực làm việc. Nạn nhân của những lời nói xấu có thể bị tổn thương danh dự, uy tín, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và khả năng làm việc.
Để giải quyết vấn nạn này, cần có sự chung tay góp sức của cả tập thể. Ban lãnh đạo cần có biện pháp răn đe, giáo dục nhân viên về tác hại của việc nói xấu sau lưng. Mỗi cá nhân cũng cần nâng cao ý thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, cư xử văn minh, lịch sự và tránh tham gia vào những hành vi tiêu cực này. Thay vì nói xấu, hãy tập trung vào công việc, chia sẻ những điều tích cực và xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện.
2. Tại Sao Bạn Trở Thành Tâm Điểm Bị Nói Xấu Sau Lưng?
Có nhiều lý do khiến một người trở thành đối tượng bị nói xấu sau lưng tại nơi làm việc:
- Ghen tị với thành tích/năng lực: Nếu bạn có năng lực xuất sắc, được khen ngợi hoặc thăng tiến nhanh chóng, điều đó có thể khiến một số đồng nghiệp ghen tị và nói xấu sau lưng bạn.
- Khác biệt: Những người có phong cách, quan điểm, ngoại hình khác biệt thường dễ trở thành đối tượng bị nói xấu hơn vì sự khác biệt của họ.
- Mâu thuẫn cá nhân: Nếu có xung đột, bất đồng hoặc cạnh tranh với đồng nghiệp, họ có thể nói xấu bạn để hạ thấp uy tín, ảnh hưởng của bạn.
- Thiếu kỹ năng giao tiếp: Cách ứng xử hoặc giao tiếp thiếu khéo léo có thể làm người khác cảm thấy khó chịu và nói xấu bạn.
- Đồn đại vô căn cứ: Đôi khi chỉ vì đồn đại, tin vịt lan truyền mà bạn trở thành đối tượng bị nói xấu.
Xem thêm: Tổng Hợp 20 Cách Xả Stress Nào Hiệu Quả Nhất 2024
3. Cách Đối Phó Với Kẻ Nói Xấu Sau Lưng
Khi phải đối mặt với những kẻ nói xấu sau lưng, điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh, đánh giá khách quan tình hình và có cách ứng xử thích hợp. Dưới đây là một số cách đối phó hiệu quả:
3.1 Không Quan Tâm
Không quan tâm có thể nói là một trong những cách đối phó với kẻ nói xấu sau lưng “truyền thống” nhưng chưa bao giờ kém hiệu quả. Theo đó, khi rơi vào tình trạng bị nói xấu sau lưng, thay vì trở nên bực tức, nóng nảy và tìm cách trả thù người nói xấu mình thì không quan tâm là cách làm thông minh hơn cả.
Nói như vậy bởi mục đích của những người nói xấu bạn là khiến bạn trở nên bực tức và mất kiểm soát. Do vậy, nếu bạn hành động như vậy, tức là gián tiếp cho họ đạt mục đích ban đầu. Trong trường hợp này, dù bực tức đến đâu, cũng hãy kiềm chế, không biểu lộ cảm xúc để khiến những kẻ nói xấu phải bực tức ngược lại khi những lời nói của họ chỉ như “gió thoảng mây bay” với bạn.
3.2 Bình Tĩnh, Phân Tích Và Thay Đổi
Thông thường, khi biết mình bị nói xấu, con người ta sẽ rơi vào một trong hai trạng thái là bực tức hoặc lo lắng. Bực tức bởi mình bị đem ra bàn tán sau lưng, bởi những điều chẳng biết đúng hay sai. Còn lo lắng, phần đông mọi người rơi vào trạng thái này vì sợ mình đã làm sai điều gì đó và gây mất lòng người khác.
Tuy nhiên, đừng để bản thân chìm đắm trong những cảm xúc này quá lâu. Hãy xốc lại tinh thần, phân tích những lời học nói về bản thân mình là đúng hay sai. Đó có thể là những lời bàn tán do ghen tị nhưng cũng có thể là nhận định khách quan. Do vậy, hãy thật sự bình tĩnh, phân tích vấn đề nhìn nhận lại bản thân. Nếu thấy điều gì chưa ổn khiến quá nhiều người phàn nàn, bạn có thể thay đổi một chút để thoải mái cũng như tiến bộ hơn.
Xem thêm: Netizen Việt “dạy” bạn cách “sống sót chốn công sở”
3.3 Không Lấy Lòng
Nói xấu sau lưng người khác là điều cực kỳ không nên bởi nếu bị phát hiện, nó sẽ gây ra những tác hại vô cùng lớn. Và tác hại của nói xấu sau lưng dễ nhìn thấy nhất là tình cảm giữa bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,… bị rạn nứt.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta nên lựa chọn việc để mọi việc thuận theo tự nhiên chứ không phải khiên cưỡng ép nó vào những khuôn khổ. Cụ thể như trong trường hợp bạn bị nói xấu sau lưng, đừng bao giờ lựa chọn cách nịnh bợ, lấy lòng kẻ nói xấu sau lưng mình. Có thể nói, đây là cách hành xử không thông minh bởi nó khiến bạn trở nên đáng thương trong mắt đối thủ mà thôi.
Do vậy, nếu cảm thấy những điều họ nói là theo hướng góp ý, bạn có thể thẳng thắn trao đổi lại. Ngược lại, nếu kẻ nói xấu có ý đồ khác, hãy hành xử văn minh, không tỏ thái độ, không bực tức nhưng không bao giờ trao gửi lòng tin một lần nữa.
3.4 Cố Gắng, Phấn Đấu Nhiều Hơn
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nói xấu và bàn tán sau lưng. Theo đó, cũng có nhiều cách giải quyết và đối phó với kẻ nói xấu sau lưng. Và một trong những cách được đánh giá thông minh nhất là trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của bản thân. Khi đó, dù mục đích nói xấu của kẻ kia là gì đi chăng nữa cũng không thể làm tổn hại đến bạn. Hãy cố gắng, nỗ lực học tập, trau dồi và phát triển bản thân nhiều hơn nữa để kẻ nói xấu sau lưng mãi chỉ “ở phía sau”.
Xem thêm: 8 dấu hiệu đáng lo cho thấy đồng nghiệp ghét bạn
3.5 Không Nói Xấu Ngược Lại
Nói xấu ngược lại khi bị bàn tán sau lưng là cách làm khiến bạn thỏa mãn ngay cơn bực tức lúc đó nhưng lại là cách ứng xử không văn minh. Bởi nếu bạn lựa chọn nói xấu ngược lại, bạn vô tình đặt mình ngang hàng với những kẻ chuyên đi nói xấu kia. Nắm được các khuyết điểm của người khác nhưng không góp ý trước mặt là hành động bạn không bao giờ nên làm. Không những vậy, khi nói xấu ngược lại, lời qua tiếng lại, bạn cũng vô tình kéo thêm nhiều người vào câu chuyện và khiến mối quan hệ đi vào ngõ cụt. Do vậy, đừng bao giờ lựa chọn cách đối phó với kẻ nói xấu sau lưng bằng cách tương tự.
3.6 Đối Thoại Trực Tiếp
Nếu những lời nói xấu đã quá lằn ranh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như tinh thần của bạn, đừng ngần ngại đối thoại trực tiếp với người liên quan. Hãy bình tĩnh trình bày sự việc, nêu ra mối quan ngại của mình và đề nghị họ ngưng những lời nói, hành vi không phù hợp. Đối thoại cởi mở và trung thực sẽ giúp tháo gỡ nhiều hiểu lầm, đồng thời khiến đối phương phải suy nghĩ về hành động của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi đối thoại, bạn phải giữ thái độ lịch sự, không gây căng thẳng thêm. Đừng buộc tội hay đe dọa, mà hãy nêu ra quan điểm của mình và kêu gọi sự thấu hiểu lẫn nhau. Nếu đối phương vẫn không hợp tác, bạn cần tuân thủ các kênh khiếu nại chính thức tại công ty.
3.7 Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp
Một trong những cách hiệu quả để đối phó với nạn nói xấu sau lưng là cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Khi bạn giao tiếp khéo léo, tỏ ra lắng nghe và tôn trọng đồng nghiệp, khó có ai có thể tìm ra lý do để nói xấu bạn. Hãy học cách trình bày ý kiến một cách nhã nhặn, né tránh những câu nói gây hiềm khích.
Đồng thời, bạn hãy cố gắng hiểu quan điểm của người khác trước khi phản bác. Khi bạn được đánh giá là một người có khiếu giao tiếp tốt, đồng nghiệp sẽ ít có cơ hội nói xấu sau lưng bạn hơn.
Xem thêm: Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo, Giữ Được Thiện Cảm Với Nhà Tuyển Dụng
3.8 Tìm Kiếm Đồng Minh Cho Mình
Không ai có thể chiến đấu một mình suốt cuộc đời. Khi bị nói xấu, hãy tìm kiếm những người đồng nghiệp đáng tin cậy để trở thành đồng minh của bạn. Chia sẻ với họ về tình huống bạn đang gặp phải và nhờ họ hỗ trợ, can thiệp nếu cần thiết.
Những người cùng chung quan điểm sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và ngăn chặn những lời nói xấu lan rộng. Đồng thời, sự ủng hộ từ họ cũng sẽ giúp bạn vững vàng hơn về mặt tinh thần.
3.9 Nhờ Sự Giải Quyết Của Cấp Trên
Nếu mọi cố gắng của bạn vẫn không mang lại hiệu quả, đừng ngần ngại nhờ sự can thiệp của cấp trên quản lý. Hãy trình bày đầy đủ sự việc với họ và cung cấp bằng chứng nếu có. Đa số các công ty đều có quy định nghiêm ngặt về hành vi nói xấu, bạn hoàn toàn có quyền lợi để yêu cầu được bảo vệ. Cấp trên có thẩm quyền sẽ điều tra, xác minh và đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp để ngăn chặn vấn đề lan rộng.
3.10 Luôn Giữ Thái Độ Tích Cực
Chìa khóa quan trọng để vượt qua nạn nói xấu sau lưng là luôn giữ được thái độ tích cực. Đừng để những lời nói xấu ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn. Hãy tự nhắc nhở mình rằng đó chỉ là những lời đồn đãi vô căn cứ, không đáng để bạn đau lòng.
Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào công việc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và duy trì lối sống lành mạnh. Khi bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này với thái độ tích cực, bạn sẽ chứng minh được giá trị thực sự của mình.
Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?
Hy vọng các thông tin trong bài viết của JobsGO có thể hữu ích và giúp bạn dễ dàng hơn khi đối phó với kẻ đối nói xấu sau lưng. Hãy thật tỉnh táo, sáng xuất, phân định rõ trắng đen và hành xử thật thông minh. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp
1. Làm Thế Nào Để Biết Ai Đó Đang Nói Xấu Sau Lưng Mình?
Bạn có thể nhận thấy điều này qua thái độ lạ lùng của những người xung quanh, nghe lời đồn đại hoặc thông qua việc có người nói lại. Hãy chú ý đến các dấu hiệu không trực tiếp.
2. Có Nên Trả Đũa Khi Bị Nói Xấu Không?
Trả đũa thường không mang lại kết quả tốt và có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân và để người khác nhận ra sự thật.
3. Làm Sao Để Tránh Bị Ảnh Hưởng Bởi Những Lời Nói Xấu?
Hãy tự tin vào bản thân và tập trung vào những mối quan hệ tích cực. Đừng để lời nói tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và công việc của bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)