Netizen Việt “dạy” bạn cách “sống sót chốn công sở”

Đánh giá post

Bạn chính thức bước ra khỏi cánh cửa trường đại học để bước vào một môi trường mới: môi trường công sở? Phải làm thế nào để “sống sót” chốn công sở – nơi nổi danh là “đầy rẫy drama”?

sống sót chốn công sở

Làm thế nào để “sống sót chốn công sở”?

Cư dân mạng nói gì về chủ đề này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

kinh nghiệm sống sót chốn công sở 1
“Nói ít thôi, quan sát và lắng nghe nhiều vô” – lời khuyên thật sự chính xác! Và đừng quên … nói xấu sếp là điều dại dột.
Hãy tập trung vào việc của mình
Hãy tập trung vào việc của mình, không cần nịnh bợ và đừng nói xấu người khác. Một lần nữa, cư dân mạng khuyên bạn: Im lặng là vàng!
Đừng nói xấu sau lưng người khác
Đừng nói xấu sau lưng người khác, mà hãy nói tốt về người ta nhé!
Nhớ tên đồng nghiệp - Kinh nghiệm sống sót chốn công sở
Nhớ tên đồng nghiệp là cách bạn tôn trọng những người làm cùng với mình. Khi đó, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng ngược lại
tránh xa mọi drama bắt nguồn từ việc nói xấu
Thêm một lần nữa netizen khuyên bạn tránh xa mọi drama bắt nguồn từ việc nói xấu

Lời khuyên JobsGO dành cho bạn

Nếu bạn là một nhân viên mới, hãy cố gắng tránh biến mình thành mục tiêu “công kích” trong văn phòng. Bằng cách đó, bạn sẽ có được trải qua “đời sống công sở” tốt đẹp.

Tuân thủ các quy tắc nơi làm việc của bạn

Có thể sẽ có những lý do khiến bạn không muốn tuân theo các quy tắc của công ty. Chúng có vẻ không cần thiết hoặc có thể những người khác cũng không tuân thủ chúng. Tuy nhiên, khi bạn là một nhân viên mới, việc đi ngược lại các quy tắc tại nơi làm việc sẽ khiến bạn hứng chịu những lời chỉ trích. Để tránh điều này, bạn nên chắc chắn đọc và hiểu các quy định tại nơi làm việc và tuân thủ chúng mọi lúc.

Chẳng hạn: Công ty bạn quy định rằng nhân viên không được sử dụng máy in cho mục đích cá nhân. Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn không tuân thủ điều đó thì bạn cũng đừng học theo họ.

Mẹo: Nếu bạn làm sai điều gì đó, hãy báo lại với người lãnh đạo trực tiếp của bạn và sửa lỗi ngay lập tức. Điều này sẽ cho thấy bạn là một người cởi mở, trung thực và muốn làm những điều đúng đắn. Thêm vào đó, điều này có thể giúp bạn loại bỏ nguy cơ đồng nghiệp tấn công bạn bằng những bằng chứng về sai lầm mà bạn mắc phải.

Hành động như “chuyên gia” mọi thời điểm

Mặc dù bạn có thể vui vẻ tại các sự kiện, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không vượt qua ranh giới và thể hiện hành vi thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên biết rằng, sếp, đồng nghiệp,… luôn dõi theo bạn. Và họ có thể đánh giá bạn dựa trên mọi hành vi của bạn. Chính vì thế, bạn nên tránh làm bất cứ điều gì có thể biến thành nhược điểm.

Bạn có thể uống rượu trong các bữa tiệc của công ty, nhưng đừng uống quá nhiều. Say xỉn có thể khiến bạn có những hành vi, lời nói không hay, làm mất thiện cảm với mọi người.

Bạn cũng có thể thân thiết với đồng nghiệp, nhưng đừng tiết lộ quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn không thể biết chắc được rằng người đó có phải là một đồng nghiệp “tốt” hay không.

? Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?

Không nhắc đến người thứ 3 trong câu chuyện

Khi trở thành nhân viên văn phòng, bạn có thể nghe được nhiều lời phàn nàn của đồng nghiệp về công việc, đồng nghiệp khác. Hãy nhớ rằng, những gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn. Vì thế, tốt hơn hết, hãy giữ mọi cảm xúc cho riêng mình.

Nếu đồng nghiệp của bạn nói rằng: “Tôi không thể tin rằng Minh lại được thăng chức. Cậu ta đến muộn mỗi ngày”. Đừng trả lời “Tôi biết, tôi cũng không thể tin được”. Thay vào đó, bạn nên đánh trống lảng sang một câu chuyện khác.

Cảnh báo: Hãy nhớ rằng đồng nghiệp của bạn có thể nói sai giọng điệu hoặc sử dụng sai lời nói của bạn khiến bạn trở nên “tệ” hơn.

Tránh phàn nàn về công việc

Phàn nàn về công việc có thể làm tổn hại đến danh tiếng của bạn.

Bạn có thể gặp vấn đề trong công việc, đó là điều hoàn toàn bình thường đối với một nhân viên mới. Tuy nhiên, phàn nàn hoặc có thái độ không tốt về công việc có thể khiến bạn trở thành mục tiêu. Hãy giữ cho bản thân những lời phàn nàn về nơi làm việc, sếp và đồng nghiệp của bạn.

Bạn nên cố gắng tập trung vào những khía cạnh tích cực ở nơi làm việc. Ví dụ như bạn được thưởng thức những đĩa hoa quả ngon sau giờ ăn trưa hoặc được tham gia vào các lớp đào tạo tốt.

Nếu bạn thực sự không thích công việc hiện tại của mình, hãy tìm kiếm một công việc mới. Làm việc với một tâm lý không thoải mái khiến công việc không đạt được kết quả như bạn và công ty mong đợi. Trong thời gian chờ đợi công việc mới, hãy nỗ lực hết mình với công việc hiện tại.

? Xem thêm: 7 lời khuyên hữu ích cho ngày đầu tiên đi làm tuyệt vời

Trở thành một người đáng tin cậy

Khi bạn đồng ý làm một điều gì đó, hãy hoàn thành nó. Việc chậm trễ của bạn có thể ảnh hưởng tới kết quả công việc của đồng nghiệp, điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu và bực bội với bạn.

Nếu bạn không thể làm giúp phần công việc mà đồng nghiệp nhờ, hãy nói rõ; đồng nghiệp của bạn có thể nhờ người khác.

Kết nối với những người có ảnh hưởng trong văn phòng của bạn

Điều quan trọng là phải biết hệ thống phân cấp không chính thức trong công việc của bạn. Ví dụ, thư ký của sếp bạn có thể có chức danh thấp nhưng có thể có nhiều ảnh hưởng đến nơi làm việc của bạn. Hãy chú ý đến những người dường như có quyền hạn trong văn phòng của bạn. Sau đó, xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng.

Nghe nhiều hơn nói

nghe nhiều hơn nói
Lắng nghe những gì người khác nói mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn những gì bạn có thể nhận ra

Khi bạn ở văn phòng, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn bạn nói. Vì mọi người thích nói về bản thân họ. Đồng nghiệp của bạn sẽ thích bạn hơn khi bạn là một người nghe tốt.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, ít nói không đồng nghĩa với việc bạn tránh mặt đồng nghiệp của mình và im lặng cả ngày. Hãy đến và chào hỏi mọi người, nhưng hãy để họ nói nhiều hơn. Nếu bạn không nói gì cả ngày, mọi người có thể cho rằng bạn thiếu thân thiện.

Tuyệt đối không nói xấu đồng nghiệp và sếp

Nói xấu người khác không giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn. Thậm chí nó có thể phản tác dụng và khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn là người xấu.

Bạn chắc chắn không muốn trở thành đối tượng bị bàn tán. Vì thế, bạn cũng không nên xì xào sau lưng người khác. Hãy cố trở thành một người trung thực, công bằng. Khi đó, mọi người sẽ thích chơi với bạn.

Kết luận

Hãy áp dụng những lời khuyên trên để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, bạn nhé! JobsGO chúc bạn có một đời sống công sở tốt đẹp và gặt hái được nhiều thành công trong công việc!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: