Những “định kiến” phổ biến về nhân viên Sale

Đánh giá post
  • Giờ cậu làm gì thế?
  • Tớ làm Sale.
  • Ơ, thế à…

Đằng sau tiếng “à…” đó là hàng ngàn ẩn ý và đôi khi chứa đựng cả những định kiến khó bỏ qua.

định kiến về nghề sale 1

Nhân viên sales là gì?

Sale hay nhân viên kinh doanh là người thực hiện công việc bán một sản phẩm, dịch vụ tại một cửa hàng hoặc qua điện thoại,…

Họ là đầu mối liên hệ chính giữa doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, sale cũng chính là người chịu trách nhiệm thu thập thông tin về thị trường và xác định chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp,…

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Kinh Doanh

Những “định kiến” phổ biến về nhân viên Sale

Ai cũng có thể làm sale

định kiến về nghề sale 2
Nhiều người cho rằng, ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh.

Sale là lực lượng nhân viên nòng cốt của một số tổ chức. Họ có thể chiếm tới 50%, thậm chí 70% số lượng nhân viên của một doanh nghiệp. Không chỉ thế, để có thể thành công với vai trò của một nhân viên kinh doanh chẳng phải là điều dễ vàng. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng vị trí này trong các tổ chức rất cao. Tình trạng người ra, người vào liên tục là điều rất dễ thấy. Việc tìm kiếm được một nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm nhiều năm là điều chẳng hề dễ dàng. Do đó, nhiều đơn vị quyết định tuyển dụng Sale không cần kinh nghiệm. Điều này mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi ngành nghề. Dù trước đó bạn là ai, bạn làm gì; dù bạn chưa từng có kinh nghiệm bán hàng,… bạn đều có thể trở thành một nhân viên Sale.

Nhưng cũng chính điều này tạo nên tình trạng: sinh viên mới ra trường, người thất nghiệp thời gian dài,… chưa tìm được công việc phù hợp nhưng cần tiền sẽ tìm việc làm nhân viên bán hàng hay xin vào vị trí nhân viên kinh doanh.

👉 Xem thêm: Direct Sale là gì? Tố chất và kỹ năng cần có của nhân viên Direct Sale 

Nghề văn phòng cho người “học ít”

Việc làm nhân viên kinh doanh, nhất là lĩnh vực bất động sản, tài chính, bảo hiểm,… không chỉ chấp nhận sinh viên mới ra trường, người không có kinh nghiệm mà còn chấp nhận cả những người tốt nghiệp cấp 3, thậm chí cấp 2. Mặc dù biết rằng, bằng cấp không quyết định kiến thức, kỹ năng của một người; nhưng trong khi các ngành nghề khác yêu cầu bằng cấp thấp nhất là trung cấp, cao đẳng thì sale không yêu cầu bằng cấp vẫn bị đánh giá là “bến đỗ” cho những “người học ít”.

Đa cấp, lừa đảo

định kiến về nghề sale 3
Sale không phải là đa cấp.

“Đa cấp”, “lừa đảo”,… là những gì người ta thường nghĩ tới khi nói về nhân viên kinh doanh. Quan niệm này bắt nguồn từ tình trạng nhiều nhân viên bán hàng “nói quá” về sản phẩm, dịch vụ với mục đích duy nhất là bán được hàng, nhận được hoa hồng. Và sau khi khách hàng phản ánh chất lượng sản phẩm, dịch vụ không được như mong đợi, họ lại “phủi tay” không quan tâm.

Không có bạn bè, chỉ có khách hàng

Nếu một ai đó lộ ra họ đang bán hàng, đặc biệt là bán các sản phẩm như bất động sản, tài chính, bảo hiểm nhân thọ,… thì ngay lập tức, số lượng bạn bè trên facebook của họ sẽ giảm sút.

Tại sao lại vậy?

Nhiều người hủy kết bạn với những người làm sale, đơn giản là vì… họ không muốn bỗng dưng được “bạn bè cũ” nhắn tin hỏi thăm.

Thảo mai

Nhân viên kinh doanh được mệnh danh là “nữ hoàng” thảo mai – những người nói một đằng, lòng nghĩ một nẻo; tính cách giả tạo, gió chiều nào xoay chiều ấy. Lý do là bởi phút trước họ có thể nói chuyện nhẹ nhàng, ngọt ngào với khách, phút sau khách khuất bóng họ đã có thể “mắng khách xơi xơi”.

Sự thật về nghề sale

Sale tưởng chừng là một nghề đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Không phải ai cũng có thể tồn tại và thành công với công việc này.

Sale cũng cần bằng cấp

định kiến về nghề sale 4
Nhiều vị trí nhân viên sale yêu cầu ứng viên có bằng Đại học trở lên.

Bên cạnh những việc làm bán hàng không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp; có rất nhiều vị trí kinh doanh chỉ tuyển nhân viên có bằng Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Tài chính, Quản trị kinh doanh,… trở lên.

Không chỉ thế, nếu phải làm việc với khách hàng nước ngoài, Sale còn phải có khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,…) tốt.

👉 Xem thêm: Quản trị kinh doanh là gì? Học Quản trị kinh doanh có khó xin việc hay không?

Sale là những người có EQ cao

Đối với tôi, bán hàng là một công việc khó khăn và để trở thành một người bán hàng giỏi, bạn không chỉ cần có kiến thức sâu rộng về sản phẩm của mình mà còn phải sở hữu những tố chất và những kỹ năng mềm hàng đầu như:

  • Tự tin & thái độ tích cực: Nhân viên kinh doanh sẽ phải hứng chịu rất nhiều lời từ chối của khách hàng trong suốt sự nghiệp.
  • Lắng nghe tích cực & thấu hiểu nhu cầu của khách hàng: Giao tiếp là yếu tố cơ bản trong việc xây dựng niềm tin và tạo mối quan hệ với khách hàng. Một nhân viên bán hàng giỏi không chỉ là người  tự tin và hiểu biết khi tư vấn cho khách hàng, mà còn phải là người biết lắng nghe để hiểu rõ về mong muốn và nhu cầu của khách.
  • Tinh thần kinh doanh & liên tục hoàn thiện bản thân: Những nhân viên kinh doanh hàng đầu sở hữu động lực và tinh thần kinh doanh thực thụ. Họ luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân và nâng cao kiến thức, kỹ năng để có thể triển với nghề.
  • v.v…

👉 Xem thêm: EQ là gì? Làm thế nào để trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc

Sale thành công là những người chính trực

Trung thực và minh bạch với khách hàng là điều quan trọng để trở thành một nhân viên bán hàng. Một nhân viên kinh doanh không được gây hiểu lầm về công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Nếu quảng cáo quá mức, họ sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi định kiến “lừa đảo”, “đa cấp”,… Và điều này có thể hủy hoại toàn bộ sự nghiệp của họ.

>> Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng chính họ cũng đang phải chịu đựng không ít sự coi thường. JobsGO hy vọng rằng, sau bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn chính xác hơn về những người làm nghề sale.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: