Phỏng vấn là vòng bắt buộc để bạn có thể tìm kiếm được công việc phù hợp. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn đó bạn có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại. Thay vì phải đoán già đoán non chờ đợi kết quả, nếu nhận thấy 7 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần có phương án mới để thay thế.
Mục lục
Nhà tuyển dụng không chú tâm vào cuộc phỏng vấn
Dấu hiệu phỏng vấn thất bại đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là nhà tuyển dụng không hào hứng lắng nghe những chia sẻ từ bạn. Thay vào đó, họ thường có biểu hiện gấp gáp, không được hỏi nhiều về chuyên môn, buổi phỏng vấn diễn ra trong thời gian ngắn,….
Điều này thường xảy ra khi họ cảm thấy bạn không phù hợp với công việc, năng lực còn hạn chế, hoặc họ đã có ứng viên tiềm năng hơn,… Do đó, trong trường hợp này thì bạn không nên trông chờ quá nhiều mà hãy sẵn sàng để bắt đầu tìm kiếm công việc mới nhé!
👉 Xem thêm: Sau buổi phỏng vấn việc làm, bước tiếp theo là gì?
Liên tục bị ngắt ngang câu trả lời
Cắt ngang lời cũng là dấu hiệu của cuộc phỏng vấn thất bại. Nếu câu trả lời của bạn không phù hợp hoặc quá lan man dài dòng thì nhà tuyển dụng sẽ cắt ngang và chuyển sang chủ đề mới.
Trường hợp nếu bị ngắt lời quá nhiều lần cũng đồng nghĩa với việc bạn không thành công trong việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy rèn luyện thêm để chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn tiếp theo tốt hơn.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bạn nên biết
Không đề cập tới mức lương mong muốn
Đàm phán lương luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nếu tới cuối buổi phỏng vấn xin việc mà nhà tuyển dụng vẫn chưa đề cập tới vấn đề này thì khả năng thất bại là rất cao. Bởi chỉ khi đã “chấm” bạn vào vị trí tuyển dụng rồi thì họ mới thực hiện cuộc đàm phán về lương lậu và quyền lợi.
Hoặc khi được hỏi về mức lương kỳ vọng mà họ không quá tích cực thì cũng có thể là bạn đã đề xuất mức lương quá cao so với chính sách lương mà công ty đang chi trả. Và nếu không thỏa thuận được mức lương thì dù bạn có năng lực như thế nào thì họ cũng sẽ lựa chọn ứng viên khác.
👉 Xem thêm: Câu hỏi tuyển dụng: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Nói về những kỹ năng bạn không có
Nói về kỹ năng bạn không có cũng là dấu hiệu của cuộc phỏng vấn thất bại. Thay vì trực tiếp từ chối bạn thì họ lại khéo léo nói ra những điều họ cần mà bạn lại không có. Dù đây là lời từ chối, nhưng nó lại là lời khuyên vô cùng hữu ích giúp bạn nắm rõ những điều thiếu sót của mình. Vì thế, hãy dựa vào lời nhận xét quý giá ấy để cải thiện và trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân.
Không đề cập tới vấn đề chuyên môn
Chuyên môn là nội dung quan trọng trong buổi phỏng vấn. Thông qua việc phỏng vấn về chuyên môn mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được trình độ, năng lực của ứng viên; từ đó đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên chính xác hơn.
Nếu trong buổi phỏng vấn mà họ không hề đề cập hoặc nhắc tới quá ít vấn đề về chuyên môn thì đó có thể là dấu hiệu bạn chưa phải là ứng viên tiềm năng cho vị trí này.
👉 Xem thêm: Trả lời điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thế nào để được đánh giá cao?
Không được hỏi ngày bắt đầu làm việc
Thời gian ứng viên có thể bắt đầu làm việc là một trong những vấn đề khá được quan tâm khi phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng thực sự thích bạn thì họ sẽ đề cập thời gian cụ thể để bạn có thể bắt đầu công việc.
Do đó, nếu đến cuối buổi phỏng vấn mà bạn không được hỏi về ngày làm việc dự kiến thì rất có thể năng lực của bạn còn yếu và không thu hút được nhà tuyển dụng.
Bị động trong buổi phỏng vấn
Tuy đây không phải là dấu hiệu thất bại rõ ràng, nhưng nếu bạn quá bị động, nhà tuyển dụng hỏi gì trả lời nấy thì chắc chắn bạn sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đừng biến cuộc phỏng vấn trở thành buổi trả bài, mà hãy tự tin đưa ra quan điểm của bản thân. Thay vào đó, bạn cần phải là người nắm được mạch của buổi phỏng vấn và thậm chí là đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Trên đây là 7 dấu hiệu phỏng vấn thất bại thường gặp mà JobsGO đã tổng hợp. Nói chung, thất bại trong cuộc phỏng là điều khá bình thường, nó sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Vì thế, dù có trượt phỏng vấn thì bạn cũng đừng nản lòng mà hãy bình tĩnh đón nhận và rút ra kinh nghiệm cho riêng mình để tiếp tục cho những “cuộc chiến” tiếp theo nhé!
👉 Xem thêm: [Mách bạn] Cách ứng phó khi gặp sự cố trong buổi phỏng vấn
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)