Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, Critical thinking cũng đang nhận được nhiều quan tâm, đặc biệt là ngành giáo dục. Vậy bạn có biết Critical thinking là gì không? Nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy dành một vài phút tìm hiểu qua bài viết nhé.
Mục lục
Tìm hiểu Critical thinking và những khái niệm liên quan
Critical thinking nghĩa là gì?
Critical thinking chính là quá trình phân tích và đánh giá, đưa ra giả định giúp cho người thực hiện hình thành được những suy nghĩ và đưa ra quan điểm chính xác. Hay trong tiếng Anh còn được dịch là: Critical thinking is the analysis of facts to form a judgment. Critical thinking sẽ bao gồm toàn bộ phân tích, đánh giá với một thông tin nào đó theo những cách nhìn khác nhau cho chính vấn đề đang đặt ra. Khi thực hiện điều này, nó chính là sự khẳng định tính chính xác cho cái ban đầu được đưa ra.
Các lập luận trong Critical thinking phải thật chính xác và có tính logic cao. Đặc biệt nó còn được chứng minh bằng bằng chứng, thể hiện sự công tâm của người thực hiện.
Trên thực tế đã chỉ ra rằng các trường học hiện nay nên tập trung vào việc hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên theo Critical thinking. Khi học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm sẽ giúp chính họ có thêm tự tin, năng động hơn và đặc biệt cơ hội việc làm cũng được mở rộng.
? Xem thêm: Bật mí 9 kỹ năng phát triển bản thân để thành công hơn
Khái niệm liên quan đến Critical thinking
Ngoài cách hiểu về Critical thinking mà chúng tôi vừa chia sẻ trong phần trên thì còn rất nhiều khái niệm khác xoay quanh nó như:
- Critical là gì? Critical được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Phê bình, phê phán, chỉ trích, trong tình trạng nguy kịch. Ví dụ như: To be in a Critical.
Ngoài cách hiểu là một tính từ trên thì Critical còn được hiểu theo nhiều nghĩa thông dụng khác như: miền giới hạn (chuyên ngành toán tin), tới hạn (ngành xây dựng),… Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà Critical được dùng với nghĩa thích hợp.
- Analytical thinking là gì? Nó là khả năng suy nghĩ một cách mạch lạc để giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất. Analytical thinking cũng là một công cụ hữu hiệu cho học sinh, sinh viên chuyên ngành kinh tế. Bởi khi bạn thành thạo về Analytical thinking thì sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích số liệu, các hiện tượng kinh tế.
Như vậy những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu Critical thinking skills là gì rồi phải không? Đừng vội rời khỏi bài viết vì những nội dung bên dưới cũng vô cùng hấp dẫn đó.
Tầm quan trọng của Critical thinking
- Critical thinking pdf được xem là một trong số kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Nó giúp cho người sở hữu nâng cao kỹ năng lập luận. Đặc biệt Critical thinking còn thể hiện vai trò rõ ràng trong hệ thống giáo dục, nghiên cứu hay quản lý tài chính.
- Critical thinking có vai trò chủ yếu trong sự thay đổi của nền tri thức mới. Có thể bạn chưa biết, nền tri thức này đang dần dần áp dụng công nghệ hiện đại. Vì thế mà cần thiết phải có tư duy linh hoạt, sáng tạo hơn thì mới giải quyết được vấn đề quan trọng. Rèn luyện kỹ năng Critical thinking là cần thiết với mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội thay đổi như hiện nay.
- Nó giúp cho tư duy sáng tạo được cải thiện hơn, có thể tìm ra những biện pháp mới giải quyết vấn đề. Đặc biệt Critical thinking còn giúp con người có nhiều ý tưởng mới trong công việc, cuộc sống.
- Critical thinking giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá bản thân mỗi người hoàn thiện. Từ đó họ có thể tự điều chỉnh trong công việc, cuộc sống phù hợp hơn. Ngoài ra nó còn là nền móng của ngành khoa học bởi đặc trưng của ngành là yêu cầu dùng lập luận chặt chẽ.
? Xem thêm: Tư duy phi logic: Đừng nói “không” với khách hàng
Critical thinking có các cấp độ nào?
Hiện Critical thinking đang được chia thành 6 cấp độ như sau:
- Cấp 1 – Nói rõ ràng về vấn đề cụ thể nào đó: Dường như đây là vấn đề mà hầu hết các cơ quan, tổ chức, trường học gặp phải. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc họp không có phương án giải quyết. Các cá nhân có thể hiểu được vấn đề hay không thì không thể nói trước được. Thế nhưng việc trình bày quan điểm của đối tượng không rõ ràng sẽ khiến người nghe không hiểu, phải phân tích lại.
- Cấp 2 – Cấu trúc nói: Trong cấp độ này người nói sẽ đưa ra quan điểm cá nhân và bảo vệ quan điểm đó. Để được như vậy thì người đó phải trình bày từ đầu đến cuối theo quan điểm thống nhất, hợp logic.
- Cấp 3 – Tranh luận: Tranh luận là vấn đề thường xuyên gặp phải trong các buổi tranh luận, hùng biện. Theo đó, người nói sẽ đưa ra một quan điểm nào đó, người nghe sẽ đồng thuận hoặc phản bác, họ sẽ đưa ra những quan điểm, luận chứng thuyết phục để bác bỏ ý kiến của đối phương. Việc tranh luận sẽ dựa trên tinh thần cầu tiến, hoàn thiện, tiếp thu các ý kiến phù hợp.
- Cấp 4 – Tranh luận có hiệu quả: Một cuộc tranh luận sẽ rất dễ đi đến cãi vã nếu như mỗi người không thể tự kiềm chế. Chính vì thế mà để tranh luận hiệu quả thì mỗi cá nhân sẽ phải nhận định được toàn bộ ý kiến, giả thiết và họ cũng phải có tư duy độc lập.
- Cấp 5 – Thực hành: Critical thinking cần phải được thực hành thường xuyên thì bạn mới có thể tự nhìn nhận, đánh giá một vấn đề thành thục.
- Cấp 6 – Tư duy có hiệu quả: Dường như đây là cấp độ khẳng định khả năng “cao siêu” của bạn và có thể đáp ứng được các yếu tố khác như: Công bằng, khiêm tốn,..
Như vậy bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong Critical thinking là gì? Rất mong với chia sẻ này bạn cũng hiểu tư duy phản biện là gì và tầm quan trọng của nó.
? Xem thêm: GMAT – Đánh giá chất lượng và tương lai của học viên
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)