CPI Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Đơn Giản, Chuẩn

Đánh giá post

CPI là gì? CPI là một thước đo quan trọng về giá cả và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách kinh tế. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa, cách tính, tác động của CPI đối với kinh tế, xã hội cũng như những điểm hạn chế của chỉ số này.

1. CPI Là Gì?

CPI là gì? Là thuật ngữ được ghép từ cụm từ tiếng Anh đầy đủ là Consumer Price Index. Nó có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng và nó thể hiện mức giá tiêu thụ trung bình của một người cho giỏ hàng hoá/dịch vụ của họ.

Không những vậy, thông qua CPI, các bạn có thấy được sự thay đổi về giá của dịch vụ/hàng hoá theo thời gian. Nó được tính theo đơn vị % nên hiện nay nó được ứng dụng khá phổ biến. Đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cho mục đích đo lường về giá cả đối với các lĩnh vực như: Dịch vụ y tế, phương tiện vận chuyển, thực phẩm – đồ uống, hàng tiêu dùng, nhà ở, giáo dục, giải trí, truyền thông,…

CPI là gì
CPI Là Gì?

2. Ý Nghĩa Của Chỉ Số CPI

CPI là một quy chuẩn được tạo nên để thể hiện cho mức độ biến động về giá bán lẻ của hàng hoá/dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt với con người hiện nay. Thông qua đó, các nhà kinh tế, CEO của công ty có thể dễ dàng trong việc theo dõi về sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân theo thời gian, cụ thể từng tháng, từng kỳ, từng năm.

Khi mà chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao, điều này đồng nghĩa với mức giá trung bình của dịch vụ/hàng hóa tăng. Ngược lại, khi giá trung bình của dịch vụ/hàng hoá giảm, kéo theo đó chỉ số CPI cũng giảm đi.

Không những vậy, sự biến động của chỉ số CPI còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Khi xảy ra nó khiến nền kinh tế bị suy sụp và nguyên trọng hơn là suy thoái kinh tế toàn cầu. Nếu không thể kiểm soát nó, nó nhanh chóng biến thành “siêu lạm phát”.

3. Tác Động Của CPI Đến Nền Kinh Tế

Chỉ số giá tiêu dùng
Tác Động Của CPI Đến Nền Kinh Tế

Chỉ số CPI tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, xã hội.

CPI là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất và đôi khi được xem như một chỉ số để đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế do Chính phủ ban hành. Nó cung cấp thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế và được sử dụng như một hướng dẫn để:

  • Xây dựng chính sách tiền tệ
  • Điều chỉnh tiền lương
  • Điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí
  • Điều chỉnh khung thuế
  • Điều chỉnh lãi suất
  • Điều chỉnh giá cả hàng hóa
  • v.v…

Ngoài ra, chứng khoán được bảo vệ bởi lạm phát kho bạc (TIPS) và các hợp đồng phái sinh dựa trên chỉ số CPI có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá và kiểm soát rủi ro lạm phát và giảm phát.

4. Cách Tính Chỉ Số CPI

Chỉ số CPI được xác định như thế nào? Muốn biết chính xác chỉ số giá tiêu dùng, các bạn cần nắm rõ về một số thành tố quan trọng như sau:

  • Cố định giỏ hàng: Doanh nghiệp sẽ triển khai các cuộc khảo sát và nghiên cứu về thị trường ngành hàng. Từ đó họ có thể xác định được giá trị của hàng hoá và dịch vụ thiết yếu, tiêu biểu được khách hàng chi tiêu thường xuyên.
  • Xác định giá cả: Sau khi xác định chính xác về các sản phẩm được tiêu dùng thường xuyên. Phía doanh nghiệp sẽ xác định và thông kế mức giá trị của mối sản phẩm đó theo thời gian nhất định.
  • Tính chi phí mua giỏ hàng hoá/dịch vụ: Dựa vào thông tin được doanh nghiệp lập về bảng thống kê giá. Phía doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành tính tổng số chi phí mà khách hàng, người dân chi trả cho giỏ hàng hoá/dịch vụ của họ. Công thức được tính là:

Số lượng hàng hoá x giá cả từng sản phẩm/dịch vụ

Rồi sau đó đem cộng tổng tất cả chi phí cho từng hàng hoá với nhau sẽ cho ra kết quả về chi phí mua giỏ hàng hoá/dịch vụ.

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm như sau:

CPI cho các năm = Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở x 100

Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì

Ví dụ cụ thể để giúp bạn áp dụng công thức tính CPI cụ thể như sau:

Chỉ số CPI tính như thế nào

5. Cách Xây Dựng Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI

Để xây dựng CPI chuẩn, JobsGO sẽ đưa ra quy trình gồm các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Thực hiện việc cố định giỏ hàng bằng cách điều tra thông tin, xác định lượng hàng hoá/dịch vụ tiêu biểu của người dân sử dụng phổ biến và thường xuyên.
  • Bước 2: Tiến hành xác định giá cả và có sự thống kê chi tiết theo từng mặt hàng/dịch vụ có trong giỏ theo một khoảng thời gian xác định.
  • Bước 3: Tiến hành tính chi phí để mua giỏ hàng hoá/dịch vụ bằng việc thực hiện nhân số lượng với mức giá bán theo từng loại, rồi đem tất cả cộng tổng lại với nhau.
  • Bước 4: Thực hiện việc tính mức giá tiêu dùng CPI cho các năm.
  • Bước 5: Tiến hành tính tỷ lệ lạm phát.

Thông qua những con số về CPI và Tỷ lệ lạm phát được tính, doanh nghiệp có thể sử dụng nó cho hoạt động kinh doanh, sản xuất đạt hiệu quả cao.

6. Các Vấn Đề Đặt Ra Khi Tính Toán Chỉ Số CPI

Mặc dù là một chỉ số kinh tế quan trọng và được sử dụng rộng rãi, song việc tính toán CPI vẫn tồn tại nhiều vấn đề.

6.1 Có Khả Năng Phản Ánh Cao Hơn Thực Tế

Một vấn đề với chỉ số CPI đã được các nhà kinh tế chỉ ra là chỉ số này không tính đến ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế.

Thực tế là khi một số hàng hóa trở nên đắt hơn, người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua các sản phẩm thay thế có giá thành rẻ hơn. Chẳng hạn, họ có thể mua xăng thông thường thay vì xăng cao cấp; mua sản phẩm bình dân thay vì mua sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn.

Chỉ số CPI không tính đến thực tế phổ biến này. Thay vào đó, nó đưa ra những con số giả định rằng người tiêu dùng đang tiếp tục mua cùng một loại sản phẩm khi giá thành tăng cao.

6.2 Không Phản Ánh Được Sự Thay Đổi Của Chất Lượng Hàng Hóa

Việc không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa là một điểm yếu khác của chỉ số CPI.

Bất kỳ chỉ số giá thuần túy nào đều là sai sót bởi thực tế là nó không ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng của hàng hóa được mua. Người tiêu dùng có thể thu được lợi ích ròng từ việc mua một sản phẩm đã tăng giá do những cải tiến về chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, chỉ số CPI không có tiêu chuẩn để đo lường những cải tiến chất lượng như vậy. Do đó, nó chỉ phản ánh sự tăng giá mà không đánh giá cao những lợi ích bổ sung cho người tiêu dùng.

6.3 Không Phản Ánh Được Sự Xuất Hiện Của Các Mặt Hàng Mới

Các sản phẩm không được đưa vào giỏ hàng hóa của CPI cho đến khi chúng được coi là vật phẩm mua chủ yếu của người tiêu dùng theo thời gian. Nói một cách dễ hiểu thì khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta buộc phải cố định giả hàng hóa/dịch vụ và không thể cập nhật thêm những sản phẩm mới. Do đó, CPI không phản ánh kịp thời sự xuất hiện của những mặt hàng mới có lượng mua cao.

6.4 Không Phản Ánh Được Lạm Phát Ẩn

Lạm phát ẩn đề cập đến các khoản chi phí không được phản ánh rõ ràng trong việc tăng giá. Một trong những dạng lạm phát ẩn phổ biến nhất là lạm phát thu nhỏ. Giảm phát xảy ra khi các công ty cắt giảm chi phí bằng cách cung cấp một sản phẩm nhỏ hơn với cùng một mức giá. Về cơ bản, khách hàng sẽ chi cùng một số tiền để nhận về ít sản phẩm hơn.

Lạm phát ẩn cũng liên quan đến những thay đổi về chất mà chỉ số CPI khó theo dõi. Ví dụ, các công ty có thể sử dụng nguyên liệu rẻ tiền để sản xuất hàng hóa kém bền hơn. Hoặc họ có thể sử dụng chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng những sản phẩm trước đây được bán dưới dạng thực phẩm tươi sống.

Những thay đổi này có thể làm tăng chi phí sinh hoạt nhưng không được phản ánh trong chỉ số giá tiêu dùng.

tính chỉ số CPI
Các Vấn Đề Đặt Ra Khi Tính Toán Chỉ Số CPI

7. Hạn Chế Của Chỉ Số CPI Là Gì?

Chỉ số CPI tập trung vào thói quen mua sắm của người tiêu dùng khu vực thành thị. Vì vậy, nó thường bị chỉ trích là không cung cấp thước đo chính xác về giá cả hàng hóa hoặc thói quen mua hàng của người tiêu dùng khu vực ngoại ô, nông thôn.

Ngoài ra, CPI chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của một cá thể nên không cung cấp báo cáo riêng biệt về các nhóm nhân khẩu học khác nhau.

Bên cạnh đó, việc tăng hay giảm giá đều bị tác động khá mạnh bởi các yếu tố môi trường. Chẳng hạn, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh; các mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu nên gia thành buộc phải tăng và thay đổi liên tục. Tuy nhiên, CPI không phản ánh được vấn đề này.

8. Mối Quan Hệ Giữa CPI Và Lạm Phát

CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và lạm phát có một mối quan hệ mật thiết. CPI là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tăng giá tiêu dùng trong một nền kinh tế. Còn lạm phát hiểu đơn giản là sự tăng của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

CPI đo lường sự thay đổi trong giá cả của một giỏ hàng các mặt hàng tiêu dùng trong một thời gian cố định. Khi CPI tăng, nghĩa là một giỏ hàng các mặt hàng và dịch vụ cụ thể mà người tiêu dùng thường mua đã tăng giá. Do đó, sự tăng này có thể dẫn đến lạm phát nếu nó là phần của một xu hướng tăng giá tổng thể trong nền kinh tế.

Một cách để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này là CPI là một dấu hiệu của lạm phát. Khi CPI tăng, có thể phản ánh rằng lạm phát đang tăng. Điều này có thể gây ra lo ngại trong nền kinh tế vì lạm phát có thể làm mất giá trị của tiền và ảnh hưởng đến nền kinh tế tổng thể. Do đó, các chính sách kinh tế thường liên quan đến việc kiểm soát CPI để giữ cho lạm phát ở mức ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Mối Quan Hệ Giữa CPI Và Lạm Phát

9. Phân Biệt Chỉ Số CPI Và Chỉ Số Giá Sinh Hoạt Theo Không Gian

Chỉ số CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (GISHP) là hai thước đo khác nhau trong việc đánh giá sự thay đổi giá cả và chi phí của việc sinh hoạt. Dưới đây là cách phân biệt giữa chúng:

Chỉ số CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) Chỉ số Giá Sinh Hoạt Theo Không Gian (GISHP)
CPI là một chỉ số thống kê đo lường sự thay đổi của giá cả của một giỏ hàng các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng thông thường. GISHP là một chỉ số thống kê được sử dụng để so sánh chi phí sinh hoạt giữa các khu vực địa lý khác nhau.
Nó tập trung vào việc đo lường sự thay đổi giá cả của các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, điện, quần áo,… Nó không chỉ tập trung vào việc đo lường sự thay đổi giá cả của các mặt hàng tiêu dùng mà còn bao gồm các yếu tố như thu nhập, giá nhà, giáo dục, và các dịch vụ cơ bản khác.
CPI thường được sử dụng để theo dõi lạm phát và đánh giá mức độ tăng giá tiêu dùng trong nền kinh tế. GISHP giúp xác định mức độ đắt đỏ của việc sinh sống trong một khu vực so với khu vực khác.

Tóm lại, trong khi CPI tập trung vào việc đo lường sự thay đổi giá cả của các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng, GISHP mở rộng hơn bằng cách so sánh chi phí sinh hoạt tổng thể giữa các khu vực địa lý khác nhau.

CPI là gì? CPI là một công cụ quan trọng thể hiện sự thay đổi của giá vốn hàng hóa/dịch vụ theo thời gian. CPI đo lường sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Và nó là chỉ số kinh tế phổ biến nhất mà mọi người sử dụng để theo dõi giá cả đang tăng hay giảm.

Câu hỏi thường gặp

1. CPI Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Người Dân?

CPI có thể ảnh hưởng đến người dân thông qua việc đánh giá mức độ tăng giá cả của các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương, trợ cấp xã hội và các chính sách tài chính khác.

2. Làm Thế Nào Để Kiểm Soát CPI?

Các chính sách kinh tế có thể áp dụng để kiểm soát CPI như kiểm soát lãi suất, kiểm soát giá cả, và quản lý tiền tệ có thể được thực hiện để cố gắng kiểm soát CPI và giữ cho lạm phát ở mức ổn định.

3. CPI Có Nhược Điểm Gì?

Một số nhược điểm của CPI như: không phản ánh hoàn toàn sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân và không thể đo lường chính xác sự tăng trưởng của chất lượng sản phẩm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *