Việt Nam đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nên nhu cầu công nhân nhà máy cũng không ngừng tăng cao. Tuy vậy, đây chưa bao giờ là một công việc đơn giản và dễ dàng cả. Theo đó, nếu bạn đang quan tâm đến công việc này, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn nhất trước khi đưa ra quyết định.
Mục lục
Công nhân nhà máy là gì?
Công nhân nhà máy Tiếng Anh là Factory Workers – là cụm từ chỉ những người lao động phổ thông với công việc chủ yếu là sản xuất, chế tạo, đóng gói,… trong các dây chuyền sản xuất, nhà máy, xí nghiệp,… Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến công nhân nên vị trí công việc này. Và công nhân nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ được gọi theo tên ngành đó. Ví dụ như hoạt động trong xí nghiệp dệt may sẽ được gọi là công nhân may mặc; công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm sẽ được gọi là công nhân thực phẩm;…
👉 Xem thêm: Tìm hiểu về nghề công nhân may: Những thách thức và cơ hội việc làm
Công nhân nhà máy thường làm việc ở đâu?
Vị trí công việc này ở Việt Nam hiện nay có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ may mặc; chế biến thực phẩm; chế tạo linh kiện, thiết bị điện tử,… Các nhà máy, xí nghiệp này có mặt ở khắp mọi tỉnh thành nước ta. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến những cái tên như:
- Nhà máy Samsung Thái Nguyên – Yên Bình, Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên.
- Nhà máy Sản xuất đường Bourbon Tây Ninh – Tân Châu, Tây Ninh.
- Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Nghi Sơn, Thanh Hóa.
- Nhà máy Thủy Điện Sơn La – Mường La, Sơn La.
- Nhà máy sản xuất Điều hòa Daikin – Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên.
Công việc của công nhân nhà máy
Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực và bộ phận khác nhau mà các công nhân sẽ phụ trách những công việc riêng. Nhưng nhìn chung, nhiệm vụ chung của họ trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng bao gồm:
- Nhận nhiệm vụ của quản lý, tổ trưởng sản xuất trước khi bắt đầu công việc.
- Chuẩn bị an toàn vệ sinh lao động kỹ càng trước khi thực hiện công việc.
- Nghiên cứu, định hướng nhiệm vụ được giao trước khi bắt tay vào sản xuất, chế tạo,…
- Chuẩn bị máy móc, công cụ, phương tiện, vật liệu,… phục vụ cho công việc.
- Tiến hành thực hiện theo đúng chuyên môn và phân công công nhiệm vụ.
- Phối hợp với các thành viên trong tổ đội sản xuất với những công việc phức tạp hoặc nặng nhọc.
- Kiểm tra kỹ càng thành phẩm sau khi hoàn thành trước khi chuyển sang các công đoạn kế tiếp.
- Chuẩn bị tinh thần và khắc phục mọi tình huống có thể xảy ra với sản phẩm, máy móc,…
- Báo cáo các vấn đề vượt quá khả năng với cấp trên để kịp thời giải quyết.
- Thực hiện một số công việc liên quan để kịp tiến độ của dây chuyền sản xuất.
👉 Xem thêm: Công nhân vận hành máy là gì? Tìm hiểu một số thông tin liên quan
Những kỹ năng cần có của công nhân nhà máy
Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là công việc thiên về thể chất nên không cần quá nhiều về kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác bởi một người làm công việc này cần đến tương đối nhiều kỹ năng. Cụ thể như sau:
- Có kinh nghiệm hoặc am hiểu về ngành, lĩnh vực tham gia làm việc.
- Có khả năng sử dụng các công cụ, máy móc,… phục vụ cho công việc tại nhà máy.
- Có khả năng đọc hiểu các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế tạo, chế biến,…
- Nhanh nhạy trong ứng biến và xử lý các tình huống liên quan đến công việc.
- Cầu tiến, ham học hỏi để tìm ra những phương thức sản xuất mới hơn, năng suất hơn.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc cùng đội nhóm.
- Biết quản lý và sắp xếp quỹ thời gian trong ngày, tuần, tháng,…
- Sức khỏe tốt để phục vụ trong khoảng thời gian cao điểm của nhà máy, xí nghiệp.
Những vấn đề công nhân nhà máy phải đối mặt
Đây là một trong những công việc được đánh giá là tương đối vất vả và áp lực. Theo đó, nếu quyết định làm nghề này, bạn cũng cần chấp nhận:
- Áp lực công việc lớn, thời gian tăng ca liên tục.
- Môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm,… dễ gây ra các bệnh về da, hô hấp, mắt,…
- Mức lương thấp so với khối lượng công việc.
- Tính đào thải cao, đặc biệt là với những người sức khỏe không tốt, không chịu được áp lực hoặc lớn tuổi.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin về việc làm công nhân đứng máy ép nhựa
Mức lương của công nhân nhà máy hiện nay
Mức lương của công nhân ở nước ta hiện nay giao động chủ yếu trong khoảng 7 – 15 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương phổ biến nhất giao động trong từ 8-10 triệu đồng. Đây có thể nói là mức thấp so với khối lượng, áp lực và tính chất công việc tại các nhà máy, xí nghiệp hiện nay.
Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc công nhân nhà máy và những áp lực họ phải đối mặt. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ ngay để bạn bè có thể cùng theo dõi.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)