Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc hay không?

Đánh giá post

Thử việc là một trong những giai đoạn cần thiết trước khi chúng ta trở thành nhân viên chính thức của công ty. Thế nhưng, trong thời gian này, vẫn có rất nhiều người âm thầm tìm kiếm, nộp đơn xin việc chỗ khác với suy nghĩ “bên nào lương cao hơn thì làm”. Vậy có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc?

Quan điểm về vấn đề thử việc

Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc
Quan điểm về vấn đề thử việc hiện nay

Về vấn đề thử việc, hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ, quan niệm rằng đây là một quyền, thử thách của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Thông qua thời gian này, họ sẽ có thể tìm hiểu, nắm bắt được năng lực, sự phù hợp của ứng viên với vị trí việc làm hay không? Điều này là không sai, song ở thời đại này, thử việc không đơn thuần chỉ như vậy. Đây còn là thời gian mà ứng viên xem xét, đánh giá về công việc, văn hóa công ty so với mong muốn, kỳ vọng của bản thân. Từ đó họ cũng có quyền được đưa ra lựa chọn có tiếp tục làm việc, gắn bó với công ty không?

Bởi thực tế, có những công ty để chiêu mộ được nhân tài, họ đã đưa ra những chính sách, quyền lợi “có cánh” trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, các ứng viên sẽ dễ dàng nhận ra được điều đó là ảo chỉ sau một thời gian ngắn thử việc. Từ đây, họ sẽ bắt đầu có suy nghĩ hoài nghi về công việc, môi trường hiện tại. Rất có thể họ cảm thấy công ty không đáng tin cậy, không tốt nhưng những gì được thể hiện ở bên ngoài.

 👉 Xem thêm: Hợp đồng thử việc: 8 lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua!

Tại sao lại xuất hiện suy nghĩ tìm việc khác trong thời gian thử việc?

Có rất nhiều lý do khiến cho chúng ta xuất hiện suy nghĩ tìm kiếm việc làm khác ngay cả trong thời gian đang thử việc ở một công ty. Đó có thể là yếu tố chủ quan từ bản thân, cũng có thể là các yếu tố khách quan từ công ty, đồng nghiệp,…

Lý do chủ quan

Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc
Lý do xuất hiện suy nghĩ tìm việc khác trong thời gian thử việc

Giai đoạn đầu thử việc, làm quen với môi trường, cách thức hoạt động, công việc,… chắc chắn sẽ khiến chúng ta cảm thấy “ngộp thở”. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý và hình thành suy nghĩ chuyển việc.

  • Chưa quen với môi trường, cách thức hoạt động của công ty, nên thấy khó khăn trong tiếp nhận công việc.
  • Do bạn chưa có kinh nghiệm nên quá trình tiếp nhận, lĩnh hội công việc còn nhiều bỡ ngỡ, chưa theo kịp dẫn đến chán nản.
  • Do tính cách hướng nội, ít hòa đồng nên khó giao tiếp, bắt chuyện với mọi người, từ đó hình thành cảm giác lạc lõng, cô đơn.
  • Do bản thân bạn thấy công việc không thực sự phù hợp với ngành học, mong muốn nên muốn tìm kiếm việc khác.

Lý do khách quan

Bên cạnh những lý do chủ quan trên thì cũng có một số lý do khách quan khác từ phía công ty, cấp trên, đồng nghiệp,… khiến bạn muốn rời bỏ ngay trong thời gian thử việc. Ví dụ như:

  • Các chính sách công ty đưa ra khác với khi tuyển dụng.
  • Cấp trên, quản lý không nhiệt tình trong việc hướng dẫn, hỗ trợ.
  • Đồng nghiệp quá toxic, không hòa đồng.
  • Tác động tâm lý không tốt từ đồng nghiệp (ví dụ như đồng nghiệp thường nhắc đến vấn đề nghỉ việc, khuyên nên nghỉ việc, nói xấu công ty,…).

 👉 Xem thêm: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần bồi thường không?

Vậy có nên tìm việc khác trong thời gian thử việc không?

Tìm việc khác trong thời gian thử việc là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Thực tế, chúng ta có quyền được lựa chọn công việc tốt, phù hợp với bản thân để gắn bó, phát triển. Thế nhưng, liệu 1 – 2 tháng thử việc có phải là quá ngắn để đánh giá về sự phù hợp đó hay không?

Lời khuyên JobsGO dành cho bạn đó là đừng nên quá vội vàng quyết định điều gì đó. Bạn cần có thời gian để làm quen với công việc, môi trường, cần thích nghi để biết bản thân có “khớp” được với nhịp công việc không? Cho dù vị trí mới chưa thực sự đúng với sở trường của bản thân, bạn cũng nên thử sức một thời gian. Biết đâu trong chính thời gian đó, bạn lại khám phá được sở trường, năng khiếu của mình thì sao? 

Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc
Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc?

Ngoài ra, nguyên tắc cơ bản khi tìm việc làm đó là bạn phải hiểu rõ được bản chất của nó, bản chất của nhà tuyển dụng và năng lực chính mình. Bạn hãy tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đừng “đứng núi này trông núi nọ” mà đánh mất những cơ hội tốt trước mắt. Cuộc sống sẽ không tạo ra công việc phù hợp cho bạn mà bản thân bạn phải biết cách để thích nghi để tồn tại.

Thêm vào đó, việc tìm việc, gửi CV tràn lan trong quá trình thử việc sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính sự nghiệp của bạn. Khi bạn đăng tải CV, hồ sơ lên các trang web tuyển dụng hay bình luận xin JD trên các hội nhóm facebook, rất có thể phía công ty bạn đang làm sẽ phát hiện ra và khả năng bạn bị cho nghỉ việc khi chưa có việc làm mới là khá lớn. Hoặc khi bạn rải CV khắp nơi, các công ty liên hệ phỏng vấn, bạn sẽ bị loạn, không biết mình đã gửi CV đến những đâu, công ty nào, từ đó không nắm được thông tin về môi trường, chế độ, tính chất công việc,… để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Điều này lại đưa bạn đi vào vết xe đổ và mãi luẩn quẩn trong vòng xoay tìm việc.

 👉 Xem thêm: Có nên nhảy việc thường xuyên không? Lựa chọn nào là thông minh?

Vậy nên, đừng vì tính hấp tấp, vội vàng mà có những suy nghĩ, quyết định thiếu chín chắn trong vấn đề tìm kiếm việc làm các bạn nhé. Hy vọng rằng những chia sẻ của JobsGO sẽ thật sự hữu ích, giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp để theo đuổi và phát triển sự nghiệp của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: