Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Đánh giá post

Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số rất nhiều. Việc chuyển đổi này không phải chỉ chạy theo xu hướng mà nó thực chất nó đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy bạn có biết chuyển đổi số là gì không? Nếu chưa biết thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé.

1. Chuyển đổi số là gì?

chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số, tuy nhiên hiểu đơn giản nhất thì chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tích hợp những đổi mới về công nghệ, kỹ thuật số vào các lĩnh vực của doanh nghiệp. Điều này làm thay đổi cách thức hoạt động, vận hành, mô hình kinh doanh của các đơn vị, tổ chức.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp hiện đại. Nó được thực hiện bằng việc áp dụng nhiều công nghệ, khoa học mới, điển hình như: Big data, IOT, Cloud,… Doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số làm thay đổi cách thức lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty.

Để hiểu rõ hơn chuyển đổi số là gì thì bạn có thể tham khảo ví dụ như sau: Những mô hình thanh toán dạng thanh toán bằng quét mã QR, thanh toán qua séc, thanh toán qua tiền mặt, mô hình chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại đa kênh,… đã và đang dần thay thế cho hình thức chăm sóc khách hàng trực tiếp, qua thư tín, điện thoại.

2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc điều hành, quản lý đến hoạt động kinh doanh, phát triển, mở rộng quy mô. Cụ thể, chuyển đổi số giúp:

tại sao cần chuyển đổi số
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
  • Xóa bỏ khoảng cách phòng ban: Khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số đã tạo ra một nền tảng kết nối chung giữa các phòng với nhau. Các phòng thực hiện nhiệm vụ riêng, thế nhưng vẫn giao tiếp được với bộ phận khác. Đặc biệt, các vấn đề trong công ty đều được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xảy ra và xử lý công việc nhanh chóng.
  • Đảm bảo minh bạch, hiệu quả và sáng tạo trong hệ thống quản lý doanh nghiệp: Các hoạt động của doanh nghiệp như: Tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm, nhân viên bán hàng, kế toán tổng hợp doanh số, biến động về nhân sự ở các phòng,… sẽ được thể hiện trong phần mềm quản trị doanh nghiệp. Với phần mềm này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng truy xuất báo cáo dễ dàng, từ đó hiệu quả quản lý cũng cao hơn nhiều.
  • Tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên: Theo một nghiên cứu của Microsoft ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, việc áp dụng chuyển đổi số làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc lên 21,85%. Đặc biệt khi có chuyển đổi số các công việc giá trị gia tăng thấp mà hệ thống tự thực hiện được thì công ty không cần chi trả công cho nhân viên. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ tập trung được vào chuyên môn của mình hơn, nâng cao nghiệp vụ, gia tăng hiệu quả công việc.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Nó giúp cho doanh nghiệp tương tác nhanh với khách hàng, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn.
  • Cắt giảm chi phí vận hành: máy móc, công nghệ hiện đại có thể thay con người làm rất nhiều việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu đội ngũ nhân sự, mọi người có thể tập trung vào chuyên môn công việc chính mà không cần phải kiêm nhiệm quá nhiều việc bên ngoài.

3. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Có thể nói, ở nước ta quá trình chuyển đổi số đang diễn ra chậm hơn quá trình chuyển đổi số trên thế giới. Hiện nay nó mới chỉ xuất hiện ở một số ngành nghề, lĩnh vực như: Tài chính – ngân hàng, giao thông, du lịch,… Chính phủ cùng với chính quyền các cấp đang hướng tới xây dựng Chính phủ số. Có hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước đang xây dựng Smart City với công nghệ mới.

Thế nhưng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nước ta vẫn chưa thật sự nhận thức chính xác vai trò của chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp. Thế nhưng trình độ khoa học công nghệ, đổi mới trong các công ty lại thấp, có khoảng 80 – 90% máy móc là nhập khẩu, gần 80% là công nghệ cũ từ lâu.

Mặc dù là vậy, thế nhưng các chỉ báo cũng cho thấy các doanh nghiệp này bước thay đổi. Họ đầu đầu tư vào 18% công nghệ đám mây, 12,7% an ninh mạng, 10,7% nâng cấp phần mềm và phần cứng để phục vụ chuyển đổi số.

Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì? Khám phá những thông tin liên quan!

4. Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

chuyển đổi số là gì
Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Để áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả cần phải thực hiện các bước sau:

  • Bước 1- Lập kế hoạch: Trước khi áp dụng chuyển đổi số, ban lãnh đạo công ty cần thống nhất với nhau để đưa ra kế hoạch chi tiết, hoàn hảo nhất bao gồm: Mục tiêu chuyển đổi số, công việc cần làm, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành,…
  • Bước 2 – Lập các chiến lược: Sau khi doanh nghiệp đã lên được kế hoạch thì phải có chiến lược cụ thể bằng cách tham khảo tài liệu của Bộ thông tin và truyền thông. Tiếp theo bạn sẽ phải dựa vào đặc điểm của công ty mình mà đưa ra chiến lược phù hợp.
  • Bước 3 – Số hóa tài liệu và quy trình: Có thể nói bước 3 là bước rất quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi số. Trong đó, đầu ra của số hóa là đầu vào cũng là nguyên liệu không thể thiếu.
  • Bước 4 – Chuẩn bị nhân lực: Nhân lực chủ yếu trong quy trình này là người quản lý. Họ có vị thế và tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp.
  • Bước 5 – Đầu tư công nghệ: Bạn cần đảm bảo công nghệ áp dụng phù hợp với nhân viên để họ thích nghi dễ dàng hơn.

Việc chuyển đổi số có vai trò cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả làm việc. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nên áp dụng ngay quy trình này nhé.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

5. Phân biệt chuyển đổi số và các ứng dụng công nghệ khác

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa chuyển đổi số với khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo hay tin học hóa. Vậy thì JobsGO sẽ giúp các bạn phân biệt các khái niệm này.

  • Giữa chuyển đổi số và khoa học công nghệ – đổi mới sáng tạo:
  • Chuyển đổi số là việc chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức dựa trên dữ liệu, công nghệ số.
  • Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là việc tạo ra những giá trị mới, đột phá liên quan đến ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học.
  • Giữa chuyển đổi số và tin học hóa:
  • Chuyển đổi số là việc số hóa tất cả mọi thức trong một tổ chức, thay đổi quy trình, mô hình, phương thức cung cấp dịch vụ mới.
  • Tin học hóa (ứng dụng công nghệ thông tin) là số hóa quy trình tổ chức đã có nhằm cung cấp dịch vụ đã có.

6. Một số câu hỏi liên quan đến chuyển đổi số

Ngoài những vấn đề trên, còn rất nhiều câu hỏi khác về chuyển đổi số được đặt ra. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi phổ biến kèm câu trả lời JobsGO đưa ra, các bạn hãy tham khảo nhé.

chuyển đổi số nghĩa là gì
Một số câu hỏi liên quan đến chuyển đổi số

6.1 Chuyển đổi số là việc của ai?

Đây là quá trình thay đổi, chuyển đổi mang tính toàn diện, tổng thể. Nó chính là cuộc cách mạng của toàn dân, tất cả mọi người, đơn vị, tổ chức đều cần tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.

6.2 Khi nào nên chuyển đổi số?

Thực tế, chuyển đổi số là một quá trình khách quan, dù chúng ta không muốn thì nó vẫn sẽ xảy ra. Vì vậy, mỗi người hãy thực hiện nó ngay lập từ bằng cách thay đổi tư duy, nhận thức, cách sống, cách làm việc,…

6.3 Chuyển đổi số thực hiện như thế nào?

Quá trình chuyển đổi số là vô cùng đa dạng, không có bất kỳ quy tắc chung nào. Mỗi người, mỗi đơn vị, tổ chức sẽ cần tìm kiếm và lựa chọn cách phù hợp nhất cho mình. Ví dụ:

  • Chính quyền số: chính quyền sẽ quyết định toàn bộ các hoạt động liên quan đến an toàn trong môi trường số, mô hình hoạt động dựa trên dữ liệu, công nghệ số,…
  • Xã hội số: công dân tham gia vào quá trình y tế số, giao tiếp xã hội trong môi trường số, giáo dục số,…

Như vậy, với các thông tin trên đây chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn chuyển đổi số là gì cũng như quy trình chuyển đổi số. Rất mong bài viết của JobsGO đã giúp ích cho bạn hơn trong quá trình tìm hiểu thông tin của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: