Chứng chỉ hành nghề Y: Quy định mới nhất 2024

Đánh giá post

Ngành Y là ngành liên quan đến tính mạng của con người nên nó luôn đòi hỏi khắt khe về các loại chứng chỉ. Trong đó, quan trọng nhất là chứng chỉ hành nghề Y. Đây là một loại chứng chỉ được nhà nước cấp phép để có thể hoạt động trong ngành Y một cách hợp pháp. Vậy những công việc nào yêu cầu chứng chỉ hành nghề? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Chứng chỉ hành nghề Y là gì? Các loại chứng chỉ hành nghề Y

chứng chỉ hành nghề y
Chứng chỉ hành nghề Y là gì?

Chứng chỉ hành nghề Y là kết quả của một quá trình không ngừng nỗ lực, cố gắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm của những con người theo đuổi ngành Y.

Đây là văn bằng mà bất cứ người học Y nào cũng phải có nếu muốn hoạt động trong ngành Y. Chứng chỉ hành nghề Y được cấp bởi cơ quan nhà nước cho tất cả những người làm việc trong ngành Y trên toàn đất nước Việt Nam, kể cả cá nhân là người nước ngoài (Theo Điều 2 Chương I Nghị định 109/2016/NĐ-CP).

Hiện nay, tại Việt Nam, có các loại chứng chỉ hành nghề Y như sau:

  • Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
  • Chứng chỉ hành nghề Y dược học cổ truyền, bao gồm:
  • Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
  • Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền và chứng chỉ hành nghề dược.

Xem thêm: Học Y dược ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Y dược

2. Công việc nào yêu cầu các chứng chỉ hành nghề Y

Theo đúng quy định Pháp Luật, bất cứ ai theo đuổi ngành Y cũng phải có chứng chỉ hành nghề Y (Theo Điều 6 Chương I Luật khám chữa bệnh 2009). Theo đó đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Y bao gồm:

  • Bác sỹ, y sỹ: Toàn bộ những bác sĩ bao gồm: bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ thẩm mỹ,… ở mọi cấp địa phương đến trung ương, phòng khám đều yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
  • Điều dưỡng viên: Điều dưỡng viên ở ở mọi cấp địa phương đến trung ương, phòng khám đều yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
  • Hộ sinh viên: Những người tham gia chăm sóc sức khỏe sản khoa và phụ khoa.
  • Kỹ thuật viên: bao gồm gây mê, hồi sức, vật lý trị liệu.
  • Lương y: những bác sĩ thuộc phạm vi y học cổ truyền.
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Y

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y đối với từng đối tượng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

3.1 Với công dân Việt Nam

cấp chứng chỉ hành nghề y
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Y

Một số điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y với người Việt Nam là:

  • Phải có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau:
  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến ngành y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận là lương y.
  • Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Cụ thể:
  • Với chứng chỉ hành nghề Bác Sĩ: 18 tháng thực hành tại các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh.
  • Với chứng chỉ hành nghề Y sĩ: 12 tháng thực hành tại bệnh viện.
  • Với hộ sinh viên: 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh.
  • Với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  • Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề.

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Bác sĩ nội trú là gì?

3.2 Với người nước ngoài

chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Y với người nước ngoài

Người nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện sau sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Y:

  • Sử dụng thành thạo tiếng Việt trong quá trình khám chữa bệnh hoặc có người phiên dịch tiếng Việt. Trình độ của người phiên dịch được Bộ Y tế quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư 41/2011/TT-BYT.
  • Có giấy phép lao động bởi cơ quan có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
  • Có phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận. Các giấy tờ đều phải hợp thức hóa lãnh sự để có thể sử dụng ở tại Việt Nam.

4. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Y

Dưới đây là hồ sơ cần chuẩn bị cho quá trình xin cấp chứng chỉ hành nghề Y mà bạn có thể tham khảo:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP). Cùng với đó là 2 ảnh 04×06 cm nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng.
  • Bản sao các văn bằng, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn được cấp bởi Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… có công chứng hoặc chứng thực.
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành hợp pháp theo mẫu 02 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Phiếu lý lịch tư pháp của người đề nghị xin cấp.
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề.
  • Bản photo công chứng hộ khẩu và chứng minh nhân dân.
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương (Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP).

Xem thêm: Học Y học dự phòng ra làm gì? Mức lương thế nào?

5. Trình tự xin cấp chứng chỉ hành nghề Y

Việc xin cấp chứng chỉ hành nghề Y sẽ được thực hiện với quy trình các bước sau đây:

  • Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cần gửi hồ sơ nêu trên về Bộ Y tế.
  • Bước 2: Sau khi gửi hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan tiếp nhận. Thời gian nhận phiếu là trong vòng 2 ngày tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Hồ sơ của người đề nghị sẽ được Bộ Y tế xem xét và thẩm định trong vòng 20 ngày sau khi tiếp nhận:
    • Trường hợp đủ điều kiện cấp chứng chỉ theo quy định: Bộ Y tế sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong vòng 10 tính từ thời điểm có kết quả thẩm định hồ sơ.
    • Trường hợp không đủ điều kiện cấp chứng chỉ theo quy định: Cơ quan phải gửi văn bản thông báo và nêu lý do rõ ràng cho người đề nghị cấp chứng chỉ trong vòng 5 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 4: Cuối cùng, người hành nghề sẽ nhận được chứng chỉ hành nghề thông qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại Bộ Y tế, sở Y tế.

6. Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề Y

chứng chỉ nghề y
Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề Y

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, việc cấp chứng chỉ hành nghề Y đã được sửa đổi, bổ sung về phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa như sau:

6.1 Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB chuyên khoa lần đầu

Với những đối tượng đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa lần đầu (trừ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi) thì cần có các văn bằng chuyên môn sau:

  • Bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ y khoa.
  • Chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chứng chỉ chuyên khoa định hướng, chứng chỉ chuyên khoa sơ bộ, chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa.
  • Chứng chỉ đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa.

Các điều kiện trên được áp dụng với đối tượng bác sĩ y khoa tốt nghiệp trước ngày 15/01/2021. Còn những bác sĩ y khoa tốt nghiệp sau ngày 15/01/2021 sẽ được cấp chứng chỉ theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2020/TT-BYT.

Trường hợp bác sĩ y khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên khoa là nội khoa, sản phụ khoa, ngoại khoa hoặc chuyên khoa nhi thì cần đăng ký thực hành 18 tháng tại chuyên khoa tương ứng. Quy định này được nêu tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 21/2020/TT-BYT.

6.2 Chứng nhận, chứng chỉ đào tạo được sử dụng để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn

Theo hướng dẫn tại mục 2 Công văn 787/BYT-KCB ngày 02/02/2021 của Bộ Y tế, chứng nhận đào tạo cần sử dụng để bổ sung hoạt động chuyên môn là: chứng chỉ định hướng chuyên khoa được tuyển sinh trước ngày 09/7/2019 với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa. Quy định này không áp dụng với các khóa đào tạo thực hiện theo quy định của Thông tư 22/2013/TT-BYT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BYT.

>> Tìm hiểu ngay: Y sĩ là gì?

7. Một số câu hỏi thường gặp về chứng chỉ hành nghề Y

Dưới đây là những giải đáp về một số thắc mắc xoay quanh chứng chỉ hành nghề Y. Tham khảo ngay!

quy định chứng chỉ hành nghề y
Một số câu hỏi thường gặp về chứng chỉ hành nghề Y

7.1 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề Y?

Theo quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề Y. Chứng chỉ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và theo mã số quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT. Mỗi đối tượng chỉ có thể được cấp 1 chứng chỉ hành nghề.

7.2 Khi nào chứng chỉ hành nghề Y bị thu hồi?

Nếu người sở hữu chứng chỉ có những hành vi sai sót về kỹ thuật chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, tình mạng thì sẽ bị thu hồi. Trong trường hợp không đe dọa tính mạng thì người sở hữu chỉ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần chứng chỉ hành nghề.

7.3 Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề Y như thế nào?

Lệ phí cho việc đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 190.000. Lệ phí được nộp khi nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ.

Xem thêm: Học viện Quân y ra trường làm gì?

Với những thông tin mà JobsGO chia sẻ trên đây mong rằng sẽ hữu ích giúp bạn hiểu biết về chứng chỉ hành nghề Y. Hy vọng những thông tin có thể giúp ích được cho bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm về ngành Y thì hãy lên trên website jobsgo.vn bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: