Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Thông tin mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Từ ngày 20/3/2021, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực. Trong đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những quy định mới được rất nhiều người quan tâm. Vậy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

TÌM VIỆC LÀM GIÁO VIÊN

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp còn được biết đến là chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đây là loại văn bằng chứng minh giáo viên có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn của lĩnh vực nghề nghiệp.

Giáo viên sẽ được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi tham gia khóa bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra.

Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là chứng chỉ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

Ví dụ:

  • Giáo viên mầm non hạng I
  • Giáo viên mầm non hạng II
  • Giáo viên mầm non hạng III
  • Giáo viên tiểu học hạng I
  • v.v…

Hiện Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến giáo viên. Cụ thể như sau:

  1. Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I)
  2. Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II)
  3. Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III)
  4. Giảng viên cao cấp (hạng I)
  5. Giảng viên chính (hạng II)
  6. Giảng viên (hạng III)
  7. Giáo viên mầm non hạng I
  8. Giáo viên mầm non hạng II
  9. Giáo viên mầm non hạng III
  10. Giáo viên tiểu học hạng I
  11. Giáo viên tiểu học hạng II
  12. Giáo viên tiểu học hạng III
  13. Giáo viên trung học cơ sở hạng I
  14. Giáo viên trung học cơ sở hạng II
  15. Giáo viên trung học cơ sở hạng III
  16. Giáo viên trung học phổ thông hạng I
  17. Giáo viên trung học phổ thông hạng II
  18. Giáo viên trung học phổ thông hạng III
  19. Giáo viên dự bị đại học hạng I
  20. Giáo viên dự bị đại học hạng II

Mới đây, Bộ Nội vụ đã đề xuất ngành giáo dục nên cắt giảm 13 loại chứng chỉ và giữ lại 7 loại chứng chỉ chính thay vì 20 như cũ.

? Xem thêm: Thông tin mới nhất về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Khi nào giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Đối tượng cần thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Đối tượng cần thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Theo thông tư số 02, 20, 21, 22 và 23 của Bộ Giáo dục Đào tạo kết hợp với Bộ Nội vụ:

  • Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 buộc phải đi học và có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tương ứng trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
  • Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tuyển dụng trước ngày 20/3/2021 chỉ cần đi học và xin chứng chỉ khi muốn thăng hạng.

Tại sao cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là điều kiện cần và đủ để bạn có thể trở thành giáo viên tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập.

Mọi giáo viên được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 đều phải có chứng chỉ

Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục Đào tạo, tất cả các giáo viên được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 đều phải tham gia học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Đây là điều kiện bắt buộc để bạn có thể trở thành giáo viên tại các trường công lập sau ngày 20/3/2021.

Giúp giáo viên khẳng định năng lực chuyên môn

Hạng của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là minh chứng cho năng lực chuyên môn của bạn. Chứng chỉ của bạn có hạng càng cao, đồng nghĩa với việc năng lực của bạn càng tốt. 

Cụ thể, năng lực của Giáo viên tiểu học hạng I được đánh giá là cao hơn năng lực của Giáo viên tiểu học hạng II.

Tất nhiên, cách đánh giá này chỉ là tương đối. Vì có nhiều giáo viên có năng lực tốt nhưng chưa kịp thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Lợi ích của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Lợi ích của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Giúp giáo viên khẳng định được chuẩn mực đạo đức cá nhân

Ngành giáo dục luôn là ngành được quan tâm phát triển, bởi lẽ đây là cái nôi đào tạo ra mầm non tương lai của đất nước. Không chỉ đề cao về chất lượng học tập mà đạo đức cũng là mảng được ưu tiên. Có lẽ cũng bởi vì sự khắt khe này mà khi giáo viên muốn tham gia thi thăng hạng thì họ phải là người gương mẫu, luôn chấp hành kỷ luật, nội quy tại nơi làm việc, nơi sinh sống.

Vì vậy, có được chứng chỉ chức danh nghề nghiệp như một lời tuyên bố họ là người trung thực, có đạo đức nghề nghiệp.

Giúp giáo viên có cơ hội thăng tiến trong công việc

Nếu như bạn có ý định hoạt động trong ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên thì nên biết vị trí được bổ nhiệm tại các trường học sẽ tương ứng được tham gia chứng chỉ bồi dưỡng và thi chứng chỉ chuẩn chức danh để phù hợp với các vị trí cao hơn theo sắp xếp. Điều này không những giúp cho bạn có cơ hội thăng tiến mà còn đem lại mức lương cao hơn.

Giúp giáo viên khẳng định uy tín cá nhân

Vai trò và uy tín cá nhân là điều mà mỗi một giáo viên cần xây dựng ngay cho mình khi đặt chân vào con đường này. Uy tín, vai trò càng được công nhận thì bạn mới có thể tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên xét một cách khách quan mà nói không phải ai cũng được công nhận điều này. Chính vì thế mà khi có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nó sẽ thay bạn nói lên tất cả.

? Xem thêm: Học sư phạm ra làm gì? Học sư phạm có dễ xin việc?

Giáo viên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Có 49 trường được giao nhiệm vụ đào tạo và tổ chức thi lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên.,  sau đây là một số trường nổi bật nhất:

  • Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương
  • Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
  • Học viện quản lý giáo dục
  • Trường đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường đại học Vinh
  • Trường đại học Cần Thơ
  • Trường đại học Tây Nguyên
  • v.v…

XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN 49 TRƯỜNG

Bộ giáo dục đề nghị bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Bộ giáo dục đã 2 lần kiến nghị để bỏ quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Ý kiến này đã được xem xét đề xuất với Bộ nội vụ năm 2020. Lần thứ nhất đã được đề xuất thay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bằng chứng chỉ bồi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lần thứ hai đã đề nghị không yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh mà chỉ cần giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của từng năm giữ hạng.

Tại thời điểm đề nghị đó đã được Bộ nội vụ nghiên cứu xem xét, thế nhưng do quy định trong Luật Viên chức và theo Nghị định 101 nên chưa có điều chỉnh gì mới.

? Xem thêm: Top 5 ngành không thể bỏ qua nếu bạn chọn thi khối C

Như vậy toàn bộ các thắc mắc của bạn về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã được giải đáp trong nội dung trên. Đừng quên ghé jobsgo.vn để có thêm nhiều kiến thức, thông tin việc làm bổ ích khác nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: