Chỉ Huy Trưởng Công Trình Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Đánh giá post

Chỉ huy trưởng công trình là gì? Cần làm gì để trở thành chỉ huy trưởng công trình? Cơ hội việc làm ở vị trí này có rộng mở không? Để giải đáp những thắc mắc này, trong bài viết hôm nay JobsGO sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí công việc chỉ huy trưởng công trình.

1. Chỉ Huy Trưởng Công Trình Là Gì? 

Chỉ huy trưởng là người điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.

Chỉ huy trưởng công trình luôn được xem là một trong những vị trí quan trọng, thiết yếu nhất trong quá trình xây dựng một công trình. Người đảm nhiệm trọng trách này không chỉ đơn thuần là quản lý mà còn đóng vai trò điều phối, giám sát toàn bộ quá trình thi công xây dựng.

Chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chỉ huy trưởng công trình là gì?

2. Mô Tả Công Việc Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Trong bất kỳ dự án xây dựng lớn nhỏ nào, vai trò của chỉ huy trưởng công trình đều vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định sự thành bại của cả công trình. Dưới đây là mô tả chi tiết công việc của chỉ huy trưởng công trình.

2.1 Đảm Bảo Tiến Độ Thi Công

Chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm quản lý tiến độ thi công. Họ sẽ lập kế hoạch thi công chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội ngũ nhân công và nhà thầu phụ. Trong suốt quá trình triển khai, chỉ huy trưởng sẽ giám sát chặt chẽ, điều phối mọi hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra. Khi có bất cứ vấn đề phát sinh hoặc rào cản nào ảnh hưởng đến tiến độ, họ phải kịp thời xử lý, tháo gỡ.

2.2 Kiểm Soát Chất Lượng Công Trình

Ngay từ đầu, trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trình phải kiểm tra, đảm bảo chất lượng đầu vào như vật tư, vật liệu xây dựng. Trong suốt quá trình thi công, chỉ huy trưởng sẽ giám sát chặt chẽ để đảm bảo mọi công đoạn đều tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, thiết kế của công trình. Ngoài ra, họ còn phải triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng khác nhau ở từng giai đoạn.

2.3 Quản Lý Nhân Lực, Nguồn Lực 

Chỉ huy trưởng sẽ bố trí, phân công nhân lực hợp lý, phù hợp với từng công đoạn. Việc điều phối, sắp xếp sử dụng máy móc, thiết bị thi công cũng phải được thực hiện khoa học, hiệu quả. Đặc biệt, chỉ huy trưởng cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo việc cung ứng vật tư, vật liệu cho công trường được đầy đủ, kịp thời.

2.4 Phối Hợp Các Bên Liên Quan

Chỉ huy trưởng công trình phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và các bên liên quan khác. Họ là người điều phối, quản lý công việc của các nhà thầu phụ, đồng thời thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình thực hiện dự án. Sự phối hợp nhịp nhàng của chỉ huy trưởng với các bên góp phần đảm bảo dự án đạt hiệu quả cao nhất.

2.5 Đảm Bảo An Toàn Lao Động

Chỉ huy trưởng có trách nhiệm triển khai các biện pháp, tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn cho công nhân. Công việc của chỉ huy trưởng còn phải liên tục giám sát, nhắc nhở công nhân tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy trình an toàn lao động. Khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, tai nạn lao động, chỉ huy trưởng phải xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Xem thêm: Giám Sát Thi Công: Mô Tả Công Việc Mới Nhất 2024

Chỉ Huy Trưởng Công Trình Làm Gì?
Chỉ Huy Trưởng Công Trình Làm Gì?

3. Yêu Cầu Cần Có Với Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Vai trò chỉ huy trưởng công trình là vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định sự thành công của cả dự án xây dựng. Khi tuyển dụng chỉ huy trưởng công trình, nhà tuyển dụng phải xem xét ứng viên trên nhiều khía cạnh như kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất cá nhân.

3.1 Kiến Thức Chuyên Môn Vững Vàng

Để đảm nhiệm vai trò Chỉ huy trưởng công trình, điều kiện tiên quyết là phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực xây dựng. Trước tiên, họ cần sở hữu bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chính quy về quản lý dự án xây dựng và giám sát thi công – thể hiện quá trình đào tạo bài bản về mọi khía cạnh liên quan.

Không chỉ vậy, Chỉ huy trưởng phải có hiểu biết sâu rộng về quy trình, kỹ thuật thi công các hạng mục công trình khác nhau từ móng, khung đến hoàn thiện. Kiến thức này đến từ kinh nghiệm thực tế, từng tham gia nhiều công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, việc nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xây dựng và an toàn lao động theo quy định của pháp luật là điều bắt buộc để đảm bảo tính pháp lý, an toàn của công trình.

Cuối cùng, kiến thức về quản lý nhân lực, tài chính, tiến độ dự án sẽ giúp Chỉ huy trưởng điều hành quá trình thi công một cách hiệu quả và trọn vẹn.

Mẫu Chứng Chỉ Chỉ Huy Trưởng Hành Nghề
Mẫu Chứng Chỉ Chỉ Huy Trưởng Hành Nghề

3.2 Kinh Nghiệm Thực Tế Dày Dặn

Ứng viên cần có ít nhất 5-10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Quá trình làm việc lâu năm giúp ứng viên tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng thực tế cũng như hiểu rõ môi trường và các tình huống thường gặp trên công trường.

Không chỉ vậy, ứng viên phải từng đảm nhiệm các vị trí như kỹ sư giám sát, cấp phó chỉ huy trưởng trong các dự án trước đây. Điều này chứng minh ứng viên đã có kinh nghiệm quản lý, giám sát công trình và nắm rõ vai trò, trách nhiệm của vị trí Chỉ huy trưởng.

Cuối cùng, sự quen thuộc với môi trường công trường, hiểu rõ quá trình thi công thực tế là điều vô cùng quan trọng. Chỉ huy trưởng cần nắm bắt được những vấn đề phát sinh hàng ngày, thuần thục quy trình thi công để xử lý, điều phối kịp thời và hiệu quả.

3.3 Yêu Cầu Về Phẩm Chất

Những yêu cầu về phẩm chất mà người chỉ huy trưởng cần có là:

  • Trung thực, cẩn trọng, có tinh thần trách nhiệm cao: người chỉ huy trưởng cần phải minh bạch trong công việc, nghiêm túc với công việc được giao và đảm bảo an toàn, chất lượng công trình.
  • Năng lực quan sát, cảnh giác với sự cố, rủi ro: năng lực này giúp chỉ huy trưởng nhận diện các rủi ro, sự cố tiềm ẩn và giúp xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Khả năng làm việc trong điều kiện áp lực, căng thẳng: đây là điều không thể tránh khi đảm nhận công việc. Khi đối mặt với áp lực về tiến độ, nhân lực, chi phí,… người chỉ huy trưởng cần giữ được tâm lý ổn định, sự tỉnh táo để ra quyết định đúng.

3.4 Kỹ Năng

Để điều hành hiệu quả công trình, hoàn thành các mục tiêu đề ra một cách xuất sắc bên cạnh những yêu cầu nói trên, chỉ huy trưởng công trình cần có những kỹ năng như:

  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Vị trí này yêu cầu năng lực chỉ huy trưởng công trình cần có khả năng giải vấn đề linh hoạt, sáng tạo, ra quyết định kịp thời trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp và phân công đội ngũ hợp lý, hoạt động có hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp, thương lượng: Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, chỉ huy trưởng cần có khả năng truyền đạt thông tin tốt, đàm phán mềm mỏng, viết báo cáo chuyên nghiệp chính xác.
  • Kỹ năng phân tích, sắp xếp công việc: Chỉ huy trưởng có cần phân tích, đánh giá tình hình chính xác, toàn diện từ đó lập kế hoạch công việc chi tiết, cụ thể, khoa học. Ngoài ra, chỉ huy trưởng phải biết cách sắp xếp công việc phù hợp, theo dõi sát sao công trình đang đảm nhiệm.

Xem thêm: Kế toán công trình là gì? Kế toán công trình cần làm những gì?

4. Mức Lương Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình 

Mức lương của chỉ huy trưởng công trình thường khá cao so với nhiều vị trí khác trong ngành xây dựng, tùy thuộc vào một số yếu tố như trình độ, kinh nghiệm cũng như quy mô, loại hình công trình. Dưới đây là mức lương cơ bản của chỉ huy trưởng công trình theo năm kinh nghiệm.

Số năm kinh nghiệm Mức Lương Trung Bình
1- 4 năm 17 Triệu VNĐ
5 – 9 năm 21.3 Triệu VNĐ

Ngoài mức lương cơ bản, chỉ huy trưởng công trình còn có thể nhận thêm các khoản thưởng, phụ cấp khác như thưởng dự án, phụ cấp điều kiện, kiêm nhiệm… tùy theo quy định của doanh nghiệp và hiệu quả công việc.

Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư công trình

5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Vị Trí Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Trong bối cảnh ngành xây dựng không ngừng phát triển và nhu cầu đầu tư hạ tầng cơ sở ngày càng lớn, vị trí chỉ huy trưởng công trình đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Đây có thể coi là một trong những nghề đầy triển vọng với nhiều tiềm năng thăng tiến và phát triển.

  • Cơ hội việc làm rộng mở: Nhu cầu chỉ huy trưởng luôn lớn tại các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông… và họ có thể làm việc trong các công ty xây dựng, tổng thầu, nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn giám sát.
  • Cơ hội thu nhập cao: chỉ huy trưởng công trình có mức lương khá cao so với nhiều ngành nghề khác. Ngoài lương cơ bản, chỉ huy trưởng còn có cơ hội nhận các khoản thưởng dự án, thu nhập bổ sung khác.
  • Cơ hội học hỏi, phát triển: quản lý, giám sát quá trình thi công, họ luôn phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp, vấn đề khó khăn khác nhau, từ đó rèn luyện được nhiều kỹ năng quý giá. Cơ hội làm việc cho nhiều dự án, công trình khác nhau cũng giúp chỉ huy trưởng được tiếp thu kinh nghiệm quý báu, nâng cao tay nghề chuyên môn.
  • Cơ hội khởi nghiệp: sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, chỉ huy trưởng công trình có thể mở công ty tư vấn quản lý dự án riêng của mình. Từ đó, họ có cơ hội nhận thầu các gói thầu tư vấn giám sát, quản lý các công trình khác nhau với quy mô lớn hơn.

6. Lộ Trình Thăng Tiến Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Lộ Trình Thăng Tiến Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Lộ Trình Thăng Tiến Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình

Con đường thăng tiến nghề nghiệp của chỉ huy trưởng công trình là khá rõ ràng và đa dạng theo hướng khác nhau. Bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến của của chỉ huy trưởng công trình dưới đây:

  • Nhân viên công trường (Labor)/Nhân viên hỗ trợ công trình (Site Assistant) (1-3 năm): đây là thời gian để họ được đào tạo, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế về các công việc thi công, vận hành máy móc, tuân thủ các quy định an toàn lao động tại công trường.
  • Trưởng công trường (Foreman)/ Giám sát công trường (Site Supervisor) ( 3-5 năm): chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, giám sát nhóm nhân viên thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc tại công trường.
  • Chỉ huy trưởng công trình (Site Manager/Site Superintendent) hoặc Quản lý dự án công trình (Project Manager) (5-8 năm): chịu trách nhiệm quản lý, điều phối toàn bộ các hoạt động thi công, nguồn nhân lực, ngân sách, tiến độ của một dự án xây dựng cụ thể.
  • Chỉ huy trưởng dự án công trình (Project Superintendent) hay Quản lý khu vực/vùng công trình (Area/Regional Manager) (8-12 năm): chịu trách nhiệm quản lý và giám sát nhiều dự án xây dựng cùng một lúc trên một khu vực hoặc vùng nhất định.
  • Giám đốc công trình (Construction Director), Phó Giám đốc công trình (Assistant Construction Director) hoặc Giám đốc điều hành công trình (Operations Director) (trên 12 năm): lãnh đạo cấp cao, đưa ra định hướng chiến lược, quản lý toàn bộ các hoạt động xây dựng của công ty trên phạm vi cả nước hoặc khu vực.

Với những chia sẻ trên đây, JobsGO hy vọng bạn đã hiểu “Chỉ huy trưởng công trình là gì?” và nắm được những yêu cầu để thành công với nghề. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo của JobsGO nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Quyền Hạn Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình Là Gì?

Chỉ huy trưởng công trình được giao nhiều quyền hạn để điều hành, quản lý quá trình thi công như quyền điều hành thi công, quyền quyết định nhân sự,...

2. Ban Chỉ Huy Công Trường Là Gì?

Ban chỉ huy công trường là một tổ chức quản lý trực tiếp tại hiện trường công trình xây dựng bao gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, đội ngũ kỹ sư giám giám sát và nhân viên văn phòng với có nhiệm vụ điều hành, giám sát toàn bộ quá trình thi công.

3. Có Thể Học Lớp Bồi Dưỡng Chỉ Huy Trưởng Công Trường Ở Đâu?

Bạn có thể tìm lớp bồi dưỡng chỉ huy trưởng công trường ở nhiều nơi khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm bạn đang sống và làm việc. Một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo như trung tâm đào tạo nghề của các tổ chức chính phủ, trường cao đẳng kỹ thuật, các tổ chức chuyên môn trong ngành xây dựng, trung tâm đào tạo doanh nghiệp….

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: