Sa thải nhân viên và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Đánh giá post

Sa thải nhân viên là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu các nhân viên làm việc thiếu hiệu quả, năng suất kém, gây tổn hại đến doanh nghiệp thì chắc chắn không thể giữ lại. Vậy khi quyết định sa thải nhân viên, các đơn vị, tổ chức cần lưu ý những gì?

Sa thải nhân viên và những ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Sa thải nhân viên, thay đổi cơ cấu, tổ chức trong doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, việc này vẫn phải diễn ra dù có thể để lại một số ảnh hưởng như:

Giảm sự trung thành của nhân viên ở lại

Sa thải nhân viên và những ảnh hưởng tới doanh nghiệp
Sa thải nhân viên và những ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Sa lại nhân viên, nhất là với những người đã có đóng góp nhất định tới công ty ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới những người còn lại. Họ sẽ không nghĩ mình là những người may mắn và cố gắng nhiều hơn, trái lại họ sẽ có suy nghĩ rằng công ty là những kẻ “vắt chanh bỏ vỏ” và sớm muộn rồi cũng sẽ tới mình. Lòng trung thành của những nhân viên này sẽ giảm sút và họ sẽ chuẩn bị tinh thần để rời đi bất kỳ khi nào có cơ hội.

Năng suất làm việc giảm dẫn tới hiệu quả không cao

Khi công ty quyết định sa thải một bộ phận nhân viên cũ sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của những người ở lại, tinh thần đồng đội giảm dẫn tới hiệu quả làm việc không cao. Chưa kể đến cuối năm là giai đoạn cao điểm để chạy doanh số, nếu công ty bị mất đi một lượng nhân sự đã thành thạo công việc sẽ khó mà đảm bảo hoàn thành tốt công việc như dự kiến.

👉 Xem thêm: Bị cho nghỉ việc cuối năm: Nhân viên “không được việc” hay doanh nghiệp “chiêu trò”?

Chất lượng tuyển dụng giảm

Chắc chắn rằng bất kỳ một ứng viên nào cũng đều sẽ tìm hiểu rất kỹ về chế độ và chính sách nhân sự với công ty mà họ ứng tuyển. Đương nhiên, ứng viên sẽ đánh giá cao và mong muốn được cống hiến lâu dài với một công ty có chính sách đãi ngộ tốt, nguồn nhân sự ổn định thay vì một công ty có tiếng là thường xuyên sa thải nhân viên.

Tốn kém thêm chi phí

Tốn kém thêm chi phí
Doanh nghiệp có thể tốn kém nhiều chi phí cho các vấn đề phát sinh

Nghe thì có vẻ mâu thuẫn nhưng thực tế có nhiều trường hợp sau khi sa thải nhân viên cũ, công ty đã phải chi ra một khoản lớn hơn để tuyển nhiều hơn những nhân viên làm thời vụ, chưa kể đến các khoản chi phí tuyển dụng sau đó cũng tăng lên không nhỏ.

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi sa thải nhân viên

Khi quyết định sa thải nhân viên, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:

Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan

Một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp thì tất cả các quy trình cũng đều cần bài bản. Với bất kỳ quyết định nào, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá dựa trên thái độ, cái nhìn khách quan nhất. 

Bước đầu, nhà quản lý cần đánh giá cẩn thận những lợi ích và thiệt hại mà nhân viên đó mang lại cho công ty thông qua bảng so sánh với nhân viên khác ở vị trí tương tự. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến từ các trưởng nhóm để có được thông tin khách quan nhất. Doanh nghiệp đừng chỉ vì một vài mâu thuẫn nhỏ của nhân viên đó trong công việc mà quyết định sa thải nhé.

👉 Xem thêm: 16 dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn sắp bị sa thải

Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan
Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan

Chú ý đến yếu tố pháp luật

Dù giữ hay sa thải nhân viên là quyền của các doanh nghiệp, song nó lại liên quan đến vấn đề pháp luật. Bởi theo quy định từ Bộ luật Lao động, doanh nghiệp sa thải người lao động khi không có lý do chính đáng thì có thể sẽ bị xử phạt.

Do đó, trước khi đưa ra quyết định này, doanh nghiệp hãy đảm bảo mình có đủ lý do, lý lẽ thuyết phục cho điều này, tránh xảy ra các vụ kiện tụng hay khoản bồi thường không cần thiết. Tốt nhất, các nhà quản lý nên tham khảo ý kiến từ luật sư có nhiều kinh nghiệm để không vướng vào các rắc rối.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Để tránh xảy ra những tranh cãi không đáng có, nhà quản lý cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết, làm bằng chứng. Ví dụ như là báo cáo, tài liệu về hiệu suất công việc kém, thiệt hại nhân viên đó gây ra,… Các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc những yêu cầu của nhân viên bị sa thải bởi cam kết nào khi còn hiệu lực cũng sẽ đều ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với nhân viên

Gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với nhân viên
Gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với nhân viên

Một nhân viên khi bị sa thải, chắc chắn họ sẽ muốn được biết lý do là gì? Vậy nên, nhà lãnh đạo, quản lý không chỉ gửi cho nhân viên một thông báo qua email mà nên gặp gỡ để trao đổi thẳng thắn với nhân viên về vấn đề họ gặp phải khiến doanh nghiệp phải đưa ra quyết định này. Đồng thời, việc cho nhân viên có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân cũng là điều cần thiết trong trường hợp này.

👉 Xem thêm: Ứng phó với nhà tuyển dụng về việc từng bị sa thải

Thông báo về việc sa thải dựa trên thái độ tôn trọng nhân viên

Mặc dù nhân viên nào đó không làm việc hiệu quả hoặc tệ hơn, trở thành gánh nặng cho đội nhóm, doanh nghiệp và cần sa thải nhưng vẫn cần đảm bảo sự tôn trọng với họ. Bởi họ cũng đã từng có khoảng thời gian gắn bó, làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp. Vậy nên, dù sa thải nhưng doanh nghiệp hãy làm sao để 2 bên giữ được sự tôn trọng, thái độ lịch sự với nhau.

Phía nhân sự, nhà quản lý có thể gửi một thông báo với những ghi nhận thành tích, đóng góp của nhân viên đó, cảm ơn vì họ đã đồng hành cùng công ty trong suốt thời gian qua. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp nhận được sự tôn trọng từ chính những nhân viên khác của mình.

Thanh toán đầy đủ các khoản lương cho nhân viên

Thanh toán đầy đủ các khoản lương cho nhân viên
Thanh toán đầy đủ các khoản lương cho nhân viên

Một điều rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải lưu ý khi sa thải nhân viên đó chính là thanh toán đầy đủ các khoản tiền cho nhân viên đó. Bởi thực tế, họ không hề xin nghỉ, họ bị sa thải nên các quyền lợi vốn có, công ty đều phải thanh toán. 

Vì vậy, nếu như nhân viên còn các khoản lương, thưởng, tiền ứng trước phục vụ cho công việc,.. thì bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán sẽ cần phải thanh toán toàn bộ. Nếu không, nhân viên đó sẽ có thể đưa đơn kiện và doanh nghiệp sẽ phải tốn một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần để giải quyết.

Thu hồi tài sản của công ty

Trước khi cho nhân viên thôi việc, doanh nghiệp cần chắc chắn đã thu hồi lại toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất hay cả các tài liệu kinh doanh, mối quan hệ đối tác,… Điều này đều hầu hết các công ty quy định khi ký kết hợp đồng, tránh tình trạng mất mát tài sản cũng như lộ kế hoạch kinh doanh của công ty.

👉 Xem thêm: Cắt giảm nhân sự mùa Covid: Làm sao để không lọt vào danh sách “đen”?

Tuyển dụng nhân viên mới

Sa thải nhân viên thì sẽ cần có người thay thế tiếp tục thực hiện công việc. Để tránh tình trạng gián đoạn, chậm tiến độ thì doanh nghiệp sẽ cần phải tìm kiếm một người cho vị trí đó trước khi người kia nghỉ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần dự trù cho mình một khoảng thời gian thích hợp, đủ để cho nhân viên mới làm quen với công việc. Điều này không chỉ giúp cho quá trình hoạt động được suôn sẻ mà còn đảm bảo không ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Tuyển dụng nhân viên mới
Tuyển dụng nhân viên mới để tiến độ công việc được đảm bảo

Như vậy, việc sa thải nhân viên cũng cần phải có quy trình bài bản. Các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần hết sức lưu ý những vấn đề trên trước khi đưa ra quyết định, tranh gặp phải rắc rối gây ảnh hưởng đến hoạt động chung cũng như sự phát triển của đơn vị nhé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: