Hướng dẫn cách tính chi phí tuyển dụng (Cost Per Hire)

Đánh giá post

Chi phí tuyển dụng (Cost Per Hire) là giá trị kinh tế được đặt trên tổng đầu tư tài chính mà một công ty, doanh nghiệp thực hiện để thu hút và tuyển dụng nhân viên mới. Chi phí tuyển dụng được tính thế nào? Và tại sao cần theo dõi dữ liệu về chi phí tuyển dụng?

cách tính chi phí tuyển dụng 1

👉 Xem thêm: Chi phí tuyển dụng có những loại nào? Bí quyết tối ưu chi phí này

Công thức tính chi phí tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng được tính bằng cách chia tổng chi phí tuyển dụng cho số lượng nhân viên được thuê trong một khoảng thời gian nhất định.

cách tính chi phí tuyển dụng 2
Công thức tính chi phí tuyển dụng

Chi phí nội bộ

Chi phí nội bộ

Lương và các loại phụ cấp cho các nhân viên của bộ phận tuyển dụng Lương của bộ phận tuyển dụng sẽ bao gồm cả lương của trưởng bộ phận, các chuyên viên và cả lương thực tập, part time của các cá nhân khác tham gia vào bộ phận.
Chi phí cơ sở vật chất cho đội ngũ tuyển dụng Chi phí liên quan đến mỗi thành viên bộ phận nhân sự: trang thiết bị, văn phòng phẩm, môi trường làm việc, các dịch vụ quản lý đi kèm,…
Chi phí đào tạo & phát triển đội ngũ tuyển dụng Chi phí liên quan đến việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của nhân viên tuyển dụng, bao gồm: các khóa học trực tuyến, phí tham gia các sự kiện ngành nhân sự,…
Tiền thưởng giới thiệu nhân viên Nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức thưởng cho những nhân viên trong công khi giới thiệu ứng viên phù hợp.

Chi phí tuyển dụng bên ngoài

Chi phí tuyển dụng bên ngoài

Chi phí đăng tin tuyển dụng Chi phí trả cho dịch vụ đăng tin trên các trang tuyển dụng trực tuyến (chẳng hạn như JobsGO).
Chi phí vận hành chuyên trang tuyển dụng Chi phí chi trả cho domain, hosting,…
Chi phí tổ chức sự kiện tuyển dụng Chi phí liên quan đến các sự kiện như: tham gia hội chợ việc làm, tổ chức hội thảo việc làm, sự kiện trao học bổng,…
Chi phí thuê Headhunter Headhunter là chuyên viên tuyển dụng cấp cao – những người có mối quan hệ rộng lớn, chuyên “săn” ứng viên chất lượng cao.
Chi phí liên lạc Bao gồm các khoản phí điện thoại liên hệ với ứng viên.
Chi phí tìm nguồn cung ứng Chi phí liên quan đến việc mua dữ liệu (mua thông tin ứng viên).
Chi phí đi lại Chi phí cho nhà tuyển dụng và ứng viên khi cần phải đi lại (vé máy bay, khách sạn,…).
Tiền thường cho việc gia nhập công ty Khoản tiền trả cho nhân viên vượt qua vòng phỏng vấn/ hoàn thành tháng đầu thử việc/…
Chi phí cơ sở vật chất Khoản phí cần chi trả để chuẩn bị các trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu của ứng viên: điện thoại, laptop,…
Chi phí thử việc Lương, thưởng KPI cho nhân sự đang trong quá trình thử việc.
Chi phí khác Tất cả các khoản phí khác phát sinh liên quan đến việc tuyển dụng. Chẳng hạn như: chi phí xét nghiệm COVID, chi phí tiêm vaccine,…

Lưu ý:

  • Bạn cần phân tích mọi bước trong quy trình tuyển dụng của công ty bạn để xác định tất cả các loại chi phí.
  • Chi phí tuyển dụng không giống nhau trong mọi thời điểm và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; song việc theo dõi dữ liệu này là điều quan trọng (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong phần tiếp theo).

Tại sao bạn cần theo dõi chi phí tuyển dụng?

Cost Per Hire không được sử dụng để đánh giá một chiến dịch tuyển dụng là thành công hay thất bại. Thay vào đó, nó được sử dụng làm chuẩn mực cho việc tổ chức các hoạt động tuyển dụng đang và sắp diễn ra.

cách tính chi phí tuyển dụng 3
Tại sao cần tính chi phí tuyển dụng?

Tính toán chi phí tuyển dụng giúp bạn tối ưu hóa ngân sách và quy trình tuyển dụng nói chung.

Xác định ngân sách tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng giúp dự báo chi phí tuyển dụng trong quý/ trong năm; đồng thời, dữ liệu này cũng cung cấp thông tin rõ ràng về ảnh hưởng của công tác tuyển dụng vào lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Khám phá 5 chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả tuyển dụng

Xác định các yếu tố thúc đẩy hiệu quả tuyển dụng

Bằng cách liệt kê tất cả các loại chi phí, bạn có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển dụng. Thông qua đó, bạn có thể nhận thấy khía cạnh nào có tác động thúc đẩy hiệu quả tuyển dụng và các yếu tố không mang lại hiệu quả cao. Việc sau đó bạn cần làm là tập trung vào các yếu tố hiệu quả và loại bỏ các yếu tố không mang lại kết quả tốt.

Điều tiết ngân sách tuyển dụng

Điều tiết ngân sách không có nghĩa là giảm chi tiêu cho việc tuyển dụng. Mục đích chính của việc này là phân tích mối tương quan giữa ngân sách tuyển dụng và lợi ích nhân sự mới mang lại cho doanh nghiệp. Nghĩa là, nếu nhân sự mới giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc đầu tư thêm ngân sách để tuyển dụng là điều hợp lý.

👉 Xem thêm: 5 chiến lược tuyển dụng chi phí thấp

Làm cơ sở lập kế hoạch tuyển dụng

Dữ liệu về chi phí tuyển dụng cũng được sử dụng làm cơ sở để đề xuất ngân sách khi lên kế hoạch tuyển dụng bổ sung nhân lực. Kế hoạch tuyển dụng thường bao gồm thông tin về ngân sách. Và chỉ khi người phụ trách hiểu rõ danh mục chi phí thì mới có thể đưa ra ngân sách phù hợp.

JobsGO cho rằng, việc đo lường, tính toán và theo dõi chi phí tuyển dụng nên là ưu tiên hàng đầu với những công ty muốn định lượng nỗ lực tuyển dụng của mình. Đồng thời, điều này cũng giúp công ty đạt được kết quả tuyển dụng tốt hơn trong tương lai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: