Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì? Cách tối ưu hoạt động bảo trợ truyền thông

Đánh giá post

Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, Media Sponsorship mang ý nghĩa bảo trợ truyền thông. Đây là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho các chương trình, sự kiện. Vậy bạn đã hiểu bảo trợ truyền thông là gì chưa? Làm cách nào để tối ưu được hiệu quả cho hoạt động này? Cùng theo dõi nội dung bài viết của JobsGO để giải đáp những thắc mắc trên!

1. Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì?

Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì? Bảo trợ truyền thông trong tiếng Anh là Media Sponsorship. Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ quảng bá, đăng tải thông tin hoặc truyền thông nhằm thu hút đông đảo người tham dự.

Hiện nay, hoạt động bảo trợ truyền thông thường được đăng tải trực tiếp hoặc đưa tin bởi các đơn vị báo chí, website, tổ chức truyền thông, các trang tin chính thức của các đơn vị bảo trợ. Hoạt động này giúp tăng cường uy tín của các chương trình và khả năng tham gia của nhiều đối tượng hơn. Trên thực tế, quy mô, tính chất của hoạt động bảo trợ truyền thông có sự khác biệt tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong quá trình xin bảo trợ.

Xem thêm: PR là gì? Tất tần tật các thông tin cần biết về PR Marketing

Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì?
Bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì?

2. Tầm quan trọng của bảo trợ truyền thông

Nhìn chung, bảo trợ truyền thông là một trong những con đường ngắn nhất giúp đưa thương hiệu đến gần hơn với cộng đồng và người dùng. Dưới góc nhìn của Marketing, bảo trợ truyền thông đem đến lợi ích cho cả các thương hiệu và đơn vị bảo trợ truyền thông.

2.1. Đối với nhà bảo trợ

  • Bảo trợ truyền thông đem đến góc nhìn mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng đối với các nội dung được truyền thông, quảng bá.
  • Bên bảo trợ đạt được đồng thời nhiều mục đích quan trọng trong cùng một hoạt động như tối ưu hóa hoạt động PR, tăng mức độ nhận diện và nhận thức đối với thương hiệu.
  • Bảo trợ truyền thông giúp các nhà tài trợ, hỗ trợ truyền thông tạo ra danh tiếng và tạo dấu ấn đặc biệt đối với người tham dự.
  • Hoạt động bảo trợ giúp các đơn vị bảo trợ nâng cao uy tín, kích thích doanh số bán các ấn phẩm, tài liệu truyền thông,…

2.2. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu được bảo trợ truyền thông

  • Bảo trợ truyền thông giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, tập trung kinh phí nhiều hơn cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ.
  • Bảo trợ truyền thông tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng.
  • Hoạt động bảo trợ truyền thông tạo sự uy tín, tin cậy cho các doanh nghiệp, thương hiệu, nhất là các đơn vị mới chưa tiếp cận được đúng tệp khách hàng.

Xem thêm: Những kinh nghiệm tổ chức sự kiện tạo ấn tượng cho khách mời

3. Cách xin bảo trợ truyền thông

Để thực hiện hoạt động bảo trợ truyền thông, các doanh nghiệp, thương hiệu sẽ thực hiện theo quy trình sau:

Cách xin bảo trợ truyền thông
Cách xin bảo trợ truyền thông

3.1. Xác định đối tượng cần có bảo trợ truyền thông

Hầu hết các chiến dịch, chương trình sự kiện hiện nay đều cần tìm kiếm nhà tài trợ, bảo trợ truyền thông để tăng sức lan tỏa trong cộng đồng. Tiêu biểu nhất phải kể đến:

  • Các sự kiện lớn quy mô quốc gia.
  • Sự kiện quan trọng tại địa phương, sự kiện hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể,…
  • Hội thảo, hội nghị chuyên ngành.
  • Các chiến dịch lớn mang tính chất truyền tải thông điệp, thay đổi nhận thức,…
  • Các buổi nói chuyện, diễn thuyết,…

3.2. Lựa chọn đơn vị bảo trợ truyền thông phù hợp

Tùy theo ngân sách, doanh nghiệp có thể đề xuất, thương lượng để lựa chọn được đơn vị bảo trợ truyền thông phù hợp như ban cố vấn cộng đồng, quản lý bán hàng, đối tác thương hiệu, quản lý tiếp thị,…

3.3. Tạo bản đề xuất bảo trợ truyền thông

Tạo bản đề xuất bảo trợ truyền thông là hoạt động quan trọng giúp các đơn vị bảo trợ dễ dàng thu hút sự chú ý của các đơn vị Media Sponsorship. Bản đề xuất bảo trợ truyền thông chi tiết bao gồm thông tin về số lượng người tham dự, quy mô chương trình, số lượng kênh truyền thông, lời kêu gọi hợp tác,… Bản đề xuất càng chi tiết, doanh nghiệp càng tăng cơ hội nhận bảo trợ truyền thông từ các đơn vị lớn.

3.4. Xây dựng báo cáo sau chiến dịch

Sau khi hoàn thiện chương trình, các đơn vị cần chuẩn bị bản tóm tắt chi tiết để cả hai bên nắm được những gì đã hoặc chưa làm được. Từ đó cả thương hiệu và đơn vị bảo trợ sẽ có được sự nhìn nhận đánh giá và hướng tới những lần hợp tác tiếp theo trong tương lai.

Xem thêm: Truyền thông đa phương tiện là gì? Xu hướng học tập thời đại 4.0

4. Cách tối ưu hoạt động bảo trợ truyền thông

Bảo trợ truyền thông là hoạt động rất quan trọng, cần thiết đối với bất kỳ sự kiện, chương trình nào dù quy mô lớn hay nhỏ. Nó thể hiện được sự uy tín, tạo nên sức hấp dẫn, thu hút đông đảo sự quan tâm, tham gia từ công chúng. Vậy làm sao để hoạt động này đạt được hiệu quả tốt nhất?

Cách tối ưu hoạt động bảo trợ truyền thông
Cách tối ưu hoạt động bảo trợ truyền thông

4.1. Có kế hoạch viết, gửi bài cụ thể

Thường thì các đơn vị bảo trợ truyền thông sẽ không giới hạn về số lượng bài viết, hình ảnh hay video. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bên tổ chức chương trình, sự kiện có thể viết, gửi bài bất kỳ lúc nào mà không có kế hoạch.

Bởi thực tế, một trang báo có thể nhận làm bảo trợ truyền thông cho rất nhiều sự kiện khác nhau, họ cũng cần sắp xếp thời gian lên bài sao cho hợp lý, không bị chồng chéo khiến hiệu quả không cao.

Vậy nên, để đảm bảo hoạt động này được tối ưu nhất, là người tổ chức sự kiện, bạn sẽ cần phải lên một kế hoạch cụ thể về việc viết bài đưa tin, thời gian mong muốn đăng bài là khi nào, gửi đi sớm để đơn vị hỗ trợ, bảo trợ truyền thông có thể nắm bắt và sắp xếp cho phù hợp. Điều này cũng giúp bạn có thể kiểm soát, chủ động hơn trong mọi hoạt động, đảm bảo cho sự thành công của sự kiện.

4.2. Bài viết cần đảm bảo chất lượng

Để hoạt động truyền thông đạt được hiệu quả tốt, bên cạnh kênh đưa tin uy tín, nổi tiếng, bạn sẽ cần đảm bảo chất lượng nội dung tốt. Các thông tin về chương trình, sự kiện cần đầy đủ, chính xác, cung cấp những gì quan trọng, cần thiết nhất. Bên cạnh đó, lối hành văn tốt, có chiều sâu, góc nhìn đa dạng cũng là yếu tố giúp bài đăng thu hút được sự quan tâm từ công chúng.

Một bài viết hoàn chỉnh sẽ cần phải đáp ứng được 5 tiêu chí như sau:

  • Đúng: các nội dung thông tin được cung cấp có đảm bảo chính xác hay không?
  • Dễ hiểu: những thông tin có rõ ràng để mọi người đọc và hiểu ngay hay không?
  • Hay: câu từ sử dụng trong bài viết cần phải mượt mà, lôi cuốn, mang lại giá trị cho người đọc.
  • Ngắn gọn, súc tích: một bài đăng trên các kênh bảo trợ truyền thông dù cần cung cấp thông tin đầy đủ nhưng vẫn phải thật ngắn gọn, súc tích, không tạo cảm giác lan man cho người đọc.
  • Hình ảnh sử dụng trong các bài đăng sẽ cần có tính “đắt giá”, thu hút được người đọc nhanh chóng.

4.3. Có nhân sự chuyên trách cho hoạt động

Để đảm bảo có được nội dung các bài viết chất lượng, tốt nhất ban tổ chức sự kiện nên có nhân sự chuyên trách về truyền thông, người liên hệ, làm việc trực tiếp với các đơn vị bảo trợ. Công việc này cũng tốn khá nhiều thời gian, cần lập kế hoạch, điều chỉnh khi cần thiết,… nên không nên để 1 người kiêm nhiệm nhiều đầu việc. Đối với các sự kiện nhỏ thì có thể chọn 1 người chuyên chụp ảnh, viết bài, gửi bài. Còn các sự kiện lớn hơn thì ban tổ chức nên chọn 2 – 3 người cùng thực hiện, có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết.

4.4. Có thời gian để kiểm duyệt, chỉnh sửa bài

Các đơn vị bảo trợ truyền thông sẵn sàng đăng tải thông tin về chương trình, sự kiện lên các kênh của họ khi đã có sự thỏa thuận của 2 bên. Song, một số trang báo lớn, họ cũng khá khắt khe về mặt nội dung, hình ảnh, sự phù hợp của các bài đăng, do đó, họ cần duyệt trước rồi mới đăng.

Điều này có nghĩa bạn sẽ cần hoàn thành bài và gửi trước cho họ, thời gian tối thiểu là trước 1 tuần. Sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị bảo trợ truyền thông sẽ đọc, sửa hoặc yêu cầu sửa rồi mới sắp xếp thời gian, lên bài cho bạn.

4.5. Chia sẻ bài đăng lên các kênh truyền thông

Một vấn đề nữa mà các bạn cũng cần quan tâm về hoạt động bảo trợ truyền thông đó là tạo hiệu ứng lan tỏa bài viết. Tức là, sau khi bài được đăng tải, bạn hãy chia sẻ về các kênh truyền thông của sự kiện, ban tổ chức, các thành viên khác,… để được nhiều người biết đến hơn.

Bạn cũng có thể tận dụng các mối quan hệ với đối tác, ban giám khảo, khách mời, thí sinh,… để lan tỏa thông điệp, thông tin sự kiện. Họ đều sẽ là đại sứ, là cầu nối giúp cho sự kiện được biết đến rộng rãi. Điều này cũng phản ánh một phần vai trò của truyền thông doanh nghiệp là gì, đặc biệt trong việc xây dựng và mở rộng mạng lưới ảnh hưởng.

5. Những điều nên và không nên làm đối với hoạt động bảo trợ truyền thông

Hoạt động bảo trợ truyền thông được đánh giá là thành công nếu đáp ứng đầy đủ những việc nên và không nên làm dưới đây.

Những điều nên và không nên làm đối với hoạt động bảo trợ truyền thông
Những điều nên và không nên làm đối với hoạt động bảo trợ truyền thông

5.1. Hoạt động nên làm

  • Nắm bắt đầy đủ các thông tin, điều khoản trong thỏa thuận bảo trợ truyền thông.
  • Xác định, đề nghị điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp hoặc gây bất lợi cho một trong hai bên.
  • Thống nhất tất cả các thông tin quan trọng, điều khoản sửa đổi, biện pháp xử lý khi đơn vị bảo trợ thực hiện sai nghĩa vụ trước khi bắt đầu triển khai hoạt động bảo trợ truyền thông.
  • Chỉ sử dụng văn bản pháp lý kèm xác nhận của hai bên để đảm bảo tối đa quyền lợi nếu có tranh chấp xảy ra.

5.2. Hoạt động không nên làm

  • Không nên giữ bí mật về chi phí trong hoạt động bảo trợ truyền thông, gây mất tin tưởng giữa cả hai bên với nhau.
  • Tránh hỏi lại quá nhiều lần cùng một thông tin gây mất thời gian và gián đoạn công việc.
  • Hạn chế việc tự quyết định mà bỏ qua ý kiến của nhà bảo trợ truyền thông trong các chương trình, sự kiện.
  • Tuyệt đối không thúc giục, trễ giờ hoặc liên hệ với đơn vị bảo trợ khi chưa xác định vấn đề cần trao đổi.

Như vậy, qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ “bảo trợ truyền thông tiếng Anh là gì?” rồi phải không? Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp hoạt động này của các bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc truyền thông có thể tham khảo tuyển dụng nhân viên truyền thông tại đây nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: