B2C Là Gì? Tìm Hiểu Các Mô Hình Kinh Doanh B2C Phổ Biến

Đánh giá post

Hiện nay, kinh doanh B2C là mô hình đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi cách thức vận hành đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Vậy để hiểu rõ hơn B2C là gì, đặc điểm và lợi ích của nó như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1.B2C Là Gì?

b2c là gì
B2C là gì?

B2C (Business To Customer) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây thường là giao dịch điện tử nơi các doanh nghiệp, nhà bán lẻ giữ vai trò cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Mô hình B2C ngày nay xuất hiện phổ biến nhưng nó đã nổi lên từ cuối thập niên 90 sau sự nở rộ của dot-com. Với xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới, B2C ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi.

2. Đặc Điểm Của Mô Hình Kinh Doanh B2C

Mô hình B2C sở hữu những đặc trưng riêng biệt vô cùng dễ nhận biết như sau:

2.1. Đối Tượng Khách Hàng Là Người Tiêu Dùng Cuối

Trong mô hình kinh doanh B2C, doanh nghiệp là nhà cung cấp, hướng đến đối tượng cuối cùng là khách hàng. Các đơn vị trong mô hình B2C sẽ phân phối trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng để phục vụ nhu cầu cá nhân, hoàn toàn không để bán lại hay kinh doanh.

2.2. Đa Dạng Nhà Cung Cấp

Một trong những đặc điểm cơ bản khiến B2C trở nên khác biệt với B2B là có sự đa dạng về nhà cung cấp. Nhờ vậy, khách hàng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, giá cả, mẫu mã,… nhằm đáp ứng các nhu cầu, mục đích khác nhau.

2.3. Dễ Dàng Bị Thay Thế

Khách hàng có nhiều lựa chọn là ưu thế lớn, song lại là bất lợi đối với doanh nghiệp trong mô hình B2C. Bởi quan hệ mua bán khó có sự tương tác qua lại. Dù sản phẩm của thương hiệu tốt đến đâu, người tiêu dùng cũng vẫn có khả năng từ chối hợp tác khi có được lựa chọn tốt hơn. Để không bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều kinh phí cho các hoạt động Marketing cũng như nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

2.4. Thời Gian Bán Hàng Ngắn Hạn

Bản chất của mô hình B2C là tập trung vào nhu cầu tức thời của khách hàng. Điều này kéo theo các giao dịch diễn ra trong thời gian ngắn và khó có sự kết nối giữa các bên. Tuy nhiên, đây không phải lý do mô hình này không tồn tại khía cạnh dài hạn. Trên thực tế, để duy trì mối quan hệ lâu dài, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tạo lòng tin với khách hàng.

2.5. Tính Cạnh Tranh Cao

Trước sự bùng nổ của Internet và các xu hướng tiêu dùng 4.0, mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu trong mô hình kinh doanh B2C càng trở nên khốc liệt. Về phía người tiêu dùng, xuất hiện càng nhiều nhãn hàng hàng chất lượng, họ càng có nhiều lựa chọn. Bên nào tiện lợi, tối ưu hơn về chi phí thì sẽ được ưu tiên. Ngược lại, từ góc độ doanh nghiệp, đây là những thách thức lớn đòi hỏi sự cố gắng và thay đổi không ngừng để nắm bắt những cơ hội, thời cơ trong kinh doanh.

2.6. Thường Xuyên Cập Nhật Sản Phẩm, Dịch Vụ

Nhu cầu của khách hàng trong mô hình B2C lớn và thay đổi không ngừng. Để đáp ứng và duy trì hoạt động, doanh nghiệp cần liên tục “làm mới mình”. Chẳng hạn như một thương hiệu thời trang trước đây chỉ cập nhật sản phẩm theo mùa, theo bộ sưu tập thì giờ đây có thể bắt trend theo các xu hướng làm mưa làm gió trên mạng xã hội.

3. Lợi Ích Mà Mô Hình B2C Mang Lại Là Gì?

Áp dụng mô hình kinh doanh B2C trên thực tế, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như sau:

mô hình kinh doanh b2c
Lợi ích của mô hình B2C

3.1. Tối Ưu Chi Phí

B2C được triển khai bằng hình thức trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều khoản chi phí khác nhau như mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nhân sự,… Ngoài ra, áp dụng mô hình B2C cũng giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, xử lý tồn kho hiệu quả, tiết kiệm hơn. Với ngân sách tối ưu được, các đơn vị có thể đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ấn tượng tốt, giữ chân khách hàng trong thời gian dài và tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ.

3.2. Trao Đổi Và Chăm Sóc Khách Hàng Dễ Dàng Hơn

Mô hình B2C được triển khai qua nền tảng trực tuyến nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, trao đổi và hỗ trợ khách hàng qua các kênh như SMS, Email, Zalo, Facebook… Không chỉ tương tác, các chiến dịch quảng bá hay chương trình khuyến mãi cũng được cập nhật chi tiết, thường xuyên nhất tới với khách hàng.

Thực hiện các hoạt động quan tâm, gần gũi không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, mà còn nắm được các hạn chế, thiếu sót để khắc phục và không ngừng phát triển trong tương lai.

3.3. Tăng Trưởng Và Quản Trị Kinh Doanh Tốt Hơn

B2C là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận với xu hướng tiêu dùng thông minh. Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp có sự tăng doanh thu đáng kể sau khi đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tuyệt vời hơn, quy trình vận hành thông minh từ vận đơn, cập nhật trạng thái đơn hàng theo thời gian thực,… cũng giúp doanh nghiệp giảm tải áp lực lớn trong quản lý thông tin khách hàng.

3.4. Mở Rộng Phạm Vi Tiếp Cận

Mô hình B2C đem đến cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng và tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng. Thông qua các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể mở rộng kết nối với người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước, thậm chí là cả quốc tế.

3.5. Chu Kỳ Sản Phẩm Ngắn

So với B2B, chu kỳ sản phẩm của B2C ngắn hơn rất nhiều. Điều này tuy khó để xây dựng mới quan hệ lâu dài nhưng lại giúp doanh nghiệp bán số lượng sản phẩm lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó thúc đẩy gia tăng lợi nhuận và hướng tới mục tiêu mở rộng, phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

4. Một Số Mô Hình B2C Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay

Tùy vào từng mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp, tổ chức sẽ lựa chọn mô hình B2C phù hợp. Dưới đây là tổng hợp 5 mô hình phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo và chọn cho mình một mô hình tốt nhất nhé.

4.1. Bán Hàng Trực Tiếp

Đây là mô hình mà người tiêu dùng sẽ mua hàng trực tiếp tại các nhà bán lẻ trực tuyến như cửa hàng, siêu thị, nhà sản xuất, doanh nghiệp,…

mô hình b2c
Bán hàng trực tiếp

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet, công nghệ thì việc mua sắm online cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần ngồi tại nhà, bạn vẫn có thể truy cập vào các nền tảng mạng xã hội, website của doanh nghiệp để mua hàng.

Xem thêm: Direct Sale là gì?

4.2. B2C Trung Gian

Với mô hình này, nhà phân phối sẽ chỉ đóng vai trò làm trung gian để kết nối giữa doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng. Chẳng hạn như là Shopee, Lazada, Tiki,… đều đang là những sàn giao dịch trung gian đang rất hot, kết nối người bán và người mua hàng.

Theo đó, các nhà phân phối này sẽ không sản xuất hay sở hữu sản phẩm. Lợi nhuận của họ là tiền hoa hồng mà các doanh nghiệp chi trả nếu có đơn hàng. Lợi thế của mô hình B2C này là khách hàng có thể tìm kiếm, tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình.

Xem thêm: Các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

4.3. Bán Hàng Dựa Vào Quảng Cáo

Với mô hình này, các cá nhân hay doanh nghiệp sẽ phát triển website với nội dung hay, được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Theo đó, họ sẽ đặt các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ trên website, thu hút được số lượng lớn người truy cập, chuyển đổi thành khách hàng.

Xem thêm: việc làm Data Analyst

4.4. Bán Hàng Dựa Vào Cộng Đồng

Mô hình B2C dựa trên cộng đồng tức là doanh nghiệp sẽ xây dựng các cộng đồng trực tuyến như Facebook, Zalo, Instagram,… liên quan đến lĩnh vực nhất định để thu hút nhiều người tham gia. Chẳng hạn như các nhóm yêu thích du lịch, yêu thích thú cưng, tìm việc làm hay các nhóm cộng đồng tìm việc làm cụ thể từng vị trí như tuyển dụng nhân viên kinh doanh,…

sale b2c là gì
Bán hàng dựa trên cộng đồng

Việc tạo các diễn đàn cộng đồng này sẽ giúp cho doanh nghiệp vừa có được tệp khách hàng lớn, vừa quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến mọi người.

4.5. Bán Hàng Dựa Trên Phí Sử Dụng Dịch Vụ

Đây là mô hình B2C thường được thực hiện trên các website, phần mềm hay ứng dụng có trả phí. Ví dụ như là Netflix, Youtube Premium, các khóa học trực tuyến,…

Với mô hình này, các trang web sẽ cung cấp một số nội dung miễn phí, tuy nhiên để xem được nhiều thông tin khác thì buộc người dùng phải đăng ký và mất phí hàng tháng.

Xem thêm: Marketing Online là gì?

5. So Sánh Mô Hình B2B Và B2C

mô hình b2c là gì
So sánh mô hình B2B và B2C

Có rất nhiều mô hình kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay, vì vậy mà cũng có những người bị nhầm lẫn, không phân biệt được các mô hình này. Điển hình trong đó phải kể đến là mô hình B2B và B2C. Vậy thì hãy để JobsGO giúp các bạn so sánh, phân biệt 2 loại hình này nhé.

Tiêu chí so sánh Mô hình B2B Mô hình B2C
Đối tượng khách hàng Các công ty, tổ chức. Các cá nhân hoặc tổ chức mua sắm hàng hóa về để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.
Quá trình đàm phán, giao dịch Đàm phán cả về giá cả, việc giao nhận hàng hóa, các đặc tính liên quan đến kỹ thuật sản phẩm. Quá trình đàm phán không nhất thiết phải có yếu tố giả cả, giao nhận hay đặc tính kỹ thuật sản phẩm.
Tích hợp hệ thống Cần đảm bảo hệ thống có thể giao tiếp, trao đổi được với nhau dù không có sự can thiệp của con người. Không cần tích hợp hệ thống doanh nghiệp với hệ thống khách hàng.
Hoạt động Marketing Hướng tới các doanh nghiệp, tổ chức. Hướng đến khách hàng cá nhân.
Quy trình bán hàng
  • Sử dụng mối quan hệ để dẫn dắt.
  • Tối đa hóa giá trị của các mối quan hệ khách hàng.
  • Thị trường mục tiêu khá hẹp, tập trung các khu vực nhất định.
  • Quy trình bán hàng gồm nhiều bước, chu kỳ khá dài.
  • Thương hiệu được tạo ra nhờ vào các mối quan hệ cá nhân.
  • Quy trình bán hàng liên quan đến các hoạt động xây dựng nhận thức khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
  • Việc mua hàng dựa vào lý trí và những giá trị kinh tế có được.
  • Sử dụng sản phẩm để dẫn dắt.
  • Tối đa hóa các giá trị của giao dịch.
  • Thị trường mục tiêu khá rộng.
  • Quy trình bán hàng diễn ra theo từng bước, chu kỳ khá ngắn.
  • Thương hiệu được tạo ra từ việc lặp lại hoạt động cùng những hình ảnh.
  • Hoạt động buôn bán hướng đến quyết định mua hàng.
  • Việc mua hàng dựa trên cảm xúc, giá cả.

6. Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Cho Mô Hình B2C

Một chiến lược Marketing hiệu quả cho mô hình B2C bao gồm:

  • Tối ưu hóa website: Đây là hoạt động cần thiết nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua sắm, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng mà không mất nhiều chi phí quảng cáo. Ngoài ra, tối ưu trang web cũng giúp doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp, nâng cao nhận diện và tạo lợi thế với các đối thủ cạnh tranh.
  • Tối ưu content cho website: Nội dung trên web ảnh hưởng tương đối nhiều tới khả năng hiển thị trên các thanh công cụ tìm kiếm. Không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, content chỉn chu cũng giải quyết nhu cầu, thắc mắc, đem đến thông tin hữu ích và tạo sự tin cậy với khách hàng.
  • Social Media: Tại Việt Nam, số lượng khách hàng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tik Tok,… là vô cùng lớn. Thông qua việc đầu tư cho các nền tảng Social, doanh nghiệp vừa có thể quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, vừa tạo được sự gắn kết với khách hàng tiềm năng.
  • Email Marketing: Email Marketing cho phép doanh nghiệp gửi thông điệp trực tiếp tới khách hàng, đồng thời lắng nghe góp ý, phản ánh của họ để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Ứng dụng di động: Sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng di động tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm trực tuyến. Doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế này để đầu tư ứng dụng di động chỉn chu nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
  • Cá nhân hóa: Cá nhân hoá trong mô hình B2C đặt mục tiêu đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đặc thù của từng khách hàng. Thay vì tiếp cận một cách tổng quát, cá nhân hoá cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân, sở thích và hành vi tiêu dùng của từng khách hàng.
b2c là viết tắt của từ gì
Chiến lược Marketing hiệu quả cho mô hình B2C

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể, rõ ràng nhất giải đáp B2C là gì cũng như một số mô hình B2C phổ biến. Mong rằng qua đây, các bạn sẽ lựa chọn được mô hình phù hợp nhất để phát triển hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: việc làm Business Analyst

Câu hỏi thường gặp

1. Để Kinh Doanh B2C Cần Những Yếu Tố Gì?

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ.
  • Nắm bắt được insight khách hàng.

2. Ví Dụ Về Mô Hình Kinh Doanh B2C?

  • Apple cung cấp các thiết bị di động đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân chứ không phải tổ chức, doanh nghiệp.
  • Zara có các cửa hàng lớn nhưng vẫn phát triển đồng thời ứng dụng mua sắm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: